Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Du lịch. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Du lịch. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2018

Mùa hoa Kèn Hồng tuyệt đẹp giữa Sài Gòn

TTO - Những ngày gần đây, dọc nhiều con đường của Sài Gòn người đi đường dễ dàng bắt gặp những sắc hồng rực rỡ của hoa kèn hồng, tưởng như lạc giữa Đà Lạt mộng mơ.


Dọc tuyến đường Điện Biên Phủ, Q. Bình Thạnh tràn ngập sắc hoa kèn hồng - Ảnh: THUẬN KHÁNH

Hoa kèn hồng có xuất xứ từ châu Mỹ. TP.HCM trồng thử nghiệm tại một số con đường trung tâm như Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh), Võ Thị Sáu (quận 3)… từ năm 2009.

Những đóa hoa khiến mọi người ngẩn ngơ này nở từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm nhưng chỉ rộ được 3-4 ngày rồi tàn mất.

Chỉ một cơn gió nhẹ thoáng qua, hoa bỗng lìa chùm, xoay tròn bay xuống, nép mình trên cỏ xanh.

Có người cho rằng hoa kèn hồng giống hoa anh đào của Nhật Bản. Thế nhưng, giới học trò lại nghĩ đóa hoa chóng tàn này như "hoa học trò" báo hiệu mùa thi, mùa chia tay sắp đến.

Hoa hồng kèn là loài cây ưa sáng, đất ẩm ướt và khô, thoát nước tốt. Đặc tính này rất thích hợp với thời tiết nắng nóng của Sài Gòn những ngày gần đây. Vì thế, được dịp hoa cứ nở bung làm người dân thích thú.

Giữa dòng xe tấp nập, hoa kèn hồng chợt nở nhẹ nhàng làm xoa dịu cái nắng gắt.


Người đi bộ trên vỉa hè khó lòng rời mắt khỏi những bông hoa kèn hồng - Ảnh: THUẬN KHÁNH


Những cụm hoa màu hồng nhạt hình dáng giống chiếc kèn - Ảnh: THUẬN KHÁNH


Hoa kèn hồng khoe sắc trên đoạn đường Điện Biên Phủ, Q. Bình Thạnh - Ảnh: THUẬN KHÁNH


Những bông hoa kèn hồng tô sắc trên nền trời xanh - Ảnh: THUẬN KHÁNH


Phần thảm cỏ trên vỉa hè ngập tràn hoa kèn hồng rụng xuống - Ảnh: THUẬN KHÁNH


Mỗi năm chỉ có vài ngày để người dân Sài Gòn có thể chiêm ngưỡng hoa kèn hồng nở rộ trên đường phố - Ảnh: THUẬN KHÁNH


Sau khi rụng lá, kèn hồng chỉ còn những cụm hoa hình dáng giống chiếc kèn trên những đầu cành - Ảnh: THUẬN KHÁNH


Hoa kèn hồng chỉ nở được 3-4 ngày rồi nhanh chóng rơi rụng - Ảnh: THUẬN KHÁNH


Nổ rộ được vài ngày nay, có những chùm hoa kèn hồng đã đến ngày tàn phai dưới ánh nắng gay gắt của Sài Gòn - Ảnh: THUẬN KHÁNH


Vừa rợp bóng mát ven đường, vừa nở hoa làm cho tuyến phố thêm phần sắc màu - Ảnh: THUẬN KHÁNH


Rợp hoa phía miệng hầm Thủ Thiêm, Q.1 - Ảnh: THUẬN KHÁNH


Mỗi buổi chiều trên đoạn đường Võ Văn Kiệt, Q.1, các bạn trẻ lại tới đây chụp hình với hàng cây kèn hồng - Ảnh: THUẬN KHÁNH

Nguồn: Tuổi Trẻ
0

Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2018

Vẻ đẹp thanh cao, huyền bí của Đan viện Châu Sơn

Không lộng lẫy như các khu du lịch nhưng Đan viện Châu Sơn (Ninh Bình) mang vẻ đẹp thanh cao, huyền bí và tôn nghiêm, không phải lúc nào bạn cũng có cơ hội được ghé thăm.


Ninh Bình nổi tiếng với những thắng cảnh như Bái Đính, Tràng An, Hoa Lư, Tam Cốc - Bích Động. Có một điểm đến tuyệt đẹp, độc đáo nhưng không phải ai cũng biết chính là Đan viện thánh mẫu Châu Sơn hay nhà thờ Châu Sơn. Ảnh: Hàn Việt Anh.


Đây là một đan viện của dòng Xitô, tọa lạc tại xã Phú Sơn, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Đan viện này nằm cách nhà thờ chính tòa Phát Diệm 65 km, cách thành phố Ninh Bình 35 km và cách Hà Nội 97 km. Ảnh: Hàn Việt Anh.


Thánh đường Đan viện Châu Sơn được xây dựng từ năm 1939, nằm trong khu vực rừng núi yên tĩnh, hướng theo trục Tây- Đông, thiết kế theo kiểu Gothic với bức tường bao quanh dày tới 0,6 m, cột dày 1,2 m tạo sự ấm áp về mùa đông và mát mẻ khi vào hạ. Ảnh: Phi Ba Ngơ


Đỉnh cao nghệ thuật kiến trúc của thánh đường là mái vòm trắng cao 21 m. Ảnh: Hàn Việt Anh


Phía ngoài Đan viện là những bức tranh “chạm thủng” họa hình các Thánh, hình người vác thánh giá và cầu nguyện. Ảnh: Hàn Việt Anh


Vật liệu xây dựng chính là gạch đỏ không tô trát nên có một vẻ đẹp khác biệt, chân thật và ấm áp. Ảnh: Hàn Việt Anh


Ngày thường, Đan viện hạn chế khách du lịch nên các bạn sẽ không được vào tham quan. Ảnh: Hàn Việt Anh


Vào các dịp đầu tháng có thánh lễ, nhà thờ mở cửa cho du khách tham quan sau giờ lễ nguyện: Sáng: 8h - 10h30' (Chủ nhật đến 10h00'); Chiều: 14h30'- 16h30' (Chủ nhật từ 15h30'-16h30') trừ mùa Chay (khoảng tháng 3) và kỳ tĩnh tâm vào khoảng đầu tháng 8. Ảnh: Hàn Việt Anh


Nhà thờ Châu Sơn ít người biết tới bởi nằm ẩn sâu sau trục đường chính, rừng núi bao quanh, không gian yên tĩnh. Ảnh: Hàn Việt Anh


Khuôn viên nhà thờ rộng, trang trí cầu kỳ với khối hòn non bộ, cây xanh, tượng điêu khắc tinh tế,... Ảnh: Hàn Việt Anh


Khách du lịch đến đây cần lưu ý giữ trật tự nơi tôn nghiêm và diện các trang phục lịch sự khi vào thánh đường. Ảnh: Hàn Việt Anh

Theo zing.vn
0

Cảnh ngoạn mục ở những nơi tận cùng thế giới

Bảy nhiếp ảnh gia quốc tế đã ghi lại những hình ảnh tuyệt đẹp về thiên nhiên tại vùng hoang dã của cực nam Nam Mỹ.


Những bức ảnh này là một phần trong cuộc triển lãm của 7 nhiếp ảnh gia quốc tế, trưng bày tại London, Anh, từ ngày 23/4 đến 27/4. Họ đã khám phá thiên nhiên cùng Australis, một công ty tàu biển chuyên phục vụ du lịch.


Theo đánh giá của giới chuyên gia, bộ sưu tập này xứng đáng được coi là "bữa tiệc của thị giác", khi đã lột tả được hết vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên tại những nơi hẻo lánh, tận cùng của thế giới.
Những hình ảnh về chuyến đi này được truyền hình qua nhiều kênh. Hành trình của họ đi qua Cape Horn (Mũi sừng) và eo biển Magellan, kênh Beagle.
Theo nhiếp ảnh gia Tây Ban Nha Saul Santos, bức ảnh này là một trò chơi của ánh sáng và màu sắc.


Trên ảnh là Cape Horn, nơi giao nhau giữa biển Atlantic và Thái Bình Dương, điểm cực nam của quần đảo Tierra del Fuego, miền nam Chile. Cape Horn được cho là điểm tận cùng về phía Nam của châu Mỹ. Tác giả của bức ảnh này là nhiếp ảnh gia Saul Santos.


Trên ảnh là Ushuaia, thành phố được ví như cây cầu tự nhiên nối Argentina và Chile. Santos từng bày bức ảnh này trong các triển lãm ở châu Âu và châu Mỹ.


Bảy nhiếp ảnh gia đều là những nhân vật có tiếng trong làng ảnh thế giới, họ từng có nhiều triển lãm ảnh hoặc các giải thưởng danh giá.
Những con sư tử biển nằm nghỉ trên một mỏm đá giữa biển. Tác giả bức ảnh này là nhiếp ảnh gia Italy Paolo Petrignani.


Bảy nhiếp ảnh gia là Andrés Magai, Saúl Santos (đến từ Tây Ban Nha), Cristóbal Prado (đến từ Chile), Jessica Backhaus (từ Đức), Paolo Petrignani (người Italy), Stanislas Fautré (từ Pháp), Nori Jemil (Anh).
Bức ảnh là kiệt tác của nhiếp ảnh gia Stanislas Fautré. Fautré đã có kinh nghiệm bấm máy từ năm 1989. Ông cũng là tác giả của nhiều cuốn sách viết về du lịch.


Một bức ảnh của Petrignani. Một trong những sở trường của ông là chụp ảnh thiên nhiên. Ông từng mở nhiều triển lãm tranh, ảnh và viết sách về du lịch.


Bức ảnh này của nhiếp ảnh gia Anh Nori Jemil. Cô là nhà văn chuyên mảng du lịch, và thường sống giữa hai nơi London (Anh) - Perth (Australia). Cô cũng có 6 năm sống tại Chile để học tiếng Tây Ban Nha.

Ảnh: Coningsbygallery
0

Non nước Cao Bằng - Thác Bản Giốc/ Flycam


Công viên địa chất Non Nước Cao Bằng vừa được UNESCO công nhận trở thành Công viên địa chất Toàn cầu.

Vào 12 giờ 56 phút giờ Paris ngày 12-4-2018, Hội đồng Chấp hành UNESCO tại Kỳ họp lần thứ 204 tại Paris, Pháp đã thông qua Nghị quyết công nhận Công viên Địa chất Non Nước Cao Bằng là Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO (CVĐCTC).


Nguồn: Hachi8Media
0

Nét độc đáo của công viên địa chất toàn cầu ở Cao Bằng

Với lợi thế về cảnh quan và văn hoá, lịch sử, công viên địa chất toàn cầu Cao Bằng có 3 tuyến tham quan chính với những trải nghiệm riêng.

Công viên địa chất toàn cầu Cao Bằng vừa được UNESCO công nhận bao gồm 6 huyện Hà Quảng, Trà Lĩnh, Quảng Uyên, Trùng Khánh, Hạ Lang, Phục Hòa và một phần diện tích các huyện Hòa An, Nguyên Bình và Thạch An, có diện tích trên 3.000 km2. Để trải nghiệm công viên, ban quản lý công viên đã xây dựng 3 tuyến với 3 chủ đề khác nhau.

“Khám phá Phia Oắc - ngọn núi của những đổi thay” là tên gọi của tuyến du lịch cụm phía Tây, tập trung ở huyện Nguyên Bình. Trên ảnh là thung lũng treo Nậm Kép, huyện Nguyên Bình. Ảnh: Xuân Trường.

Điểm nhấn của tuyến này là khu du lịch sinh thái Phia Oắc - Phia Đén. Trong đó đỉnh Phia Oắc cao hơn 1.900 m được coi là nóc nhà của Cao Bằng, nơi từng nhiều lần xuất hiện băng giá.
Về địa chất nơi đây có sự đan xen giữa các loại đá lục nguyên, đá vôi và đá xâm nhập granit, tạo nên các dãy núi đất xen với núi đá. Xưa kia người Pháp đã chọn Phia Oắc - Phia Đén làm nơi nghỉ mát, hiện vẫn còn các dấu tích của các biệt thự, nhà nghỉ của các công chức thời Pháp. Rừng ở đây còn giữ được nhiều nét nguyên sinh, trong đó đặc trưng là các khu rừng lùn.


Tham quan tuyến này, du khách còn có thể ghé điểm di sản hóa thạch tại xã Lang Môn, làng dệt thổ cẩm in sáp ong của dân tộc Dao (ảnh), khu rừng Trần Hưng Đạo...


Tuyến tham quan phía bắc Cao Bằng có chủ đề "Trở về nguồn cội", tập trung ở huyện Hoà An và Hà Quảng. Du khách sẽ tìm hiểu về các di tích lịch sử văn hoá như đền Dẻ Đoóng, đền vua Lê, khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó (Hà Quảng) cùng các dấu ấn quá trình hoạt động cách mạng 1941-1944 của Chủ tịch Hồ Chí Minh.


Với địa hình núi đá đa dạng, tuyến này cũng chứa đựng di sản địa chất mang giá trị quốc tế. Tại huyện Hà Quảng, các nhà khoa học đã tìm thấy hoá thạch Cúc đá, có giá trị định tuổi các tầng lớp đá chứa chúng và xác định đứt gãy địa tầng. Đó là tên nhóm các loài sinh vật biển thân mềm tiến hóa cao nhất, cách đây 66 triệu năm.
Trong logo biểu tượng của công viên địa chất Non nước Cao Bằng, hoá thạch Cúc đá được chọn làm biểu tượng đại diện cho khoa học về hai cấu trúc diện mạo địa chất điển hình karst trẻ, karst già và cũng là biểu trưng giá trị văn hóa đặc sắc của Cao Bằng. Karst là hiện tượng phong hóa đặc trưng của những miền núi đá vôi bị nước chảy xói mòn.


Tuyến này còn đưa du khách đi các kỳ quan núi đá vôi như Vườn đá, động Ngườm Bốc, Ngườm Slưa... Trong ảnh là thung lũng treo Sóc Giang, huyện Hà Quảng.


Tuyến phía Đông mang đến “Trải nghiệm văn hóa bản địa ở xứ sở thần tiên”, tập trung vào các huyện Trà Lĩnh, Quảng Uyên và Trùng Khánh. Du khách sẽ có dịp đến với các làng nghề truyền thống, các lễ hội dân gian, cũng như những món ăn nổi tiếng của người Tày, Nùng, Dao, Sán Chỉ… Ở Phia Thắp, xã Quốc Dân, huyện Quảng Uyên nổi tiếng nhất là nghề làm hương.


Trên tuyến này, du khách cũng sẽ được ngắm các cảnh quan karst trưởng thành và già, đặc trưng của công viên địa chất toàn cầu. Trong ảnh là núi Mắt Thần trong hồ Nặm Trá, huyện Trà Lĩnh.


Thác Bản Giốc ở xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, được mệnh danh là thác lớn và đẹp thứ tư thế giới, trong số các thác nước ở biên giới giữa các quốc gia. Cảnh quan quanh thác là địa hình karst dạng cụm đỉnh - lũng trên bề mặt san bằng 400-600m với thảm phủ thực vật dày.
Thác cao 3 tầng, gồm có thác phụ và thác chính. Thác phụ nằm trong địa phận Việt Nam, dài 150 m gồm một tầng cao khoảng 30 m. Thác chính nằm giữa biên giới Việt - Trung dài khoảng 50 m. Ảnh: Xuân Trường.


Mùa vàng xã Ngọc Côn, huyện Trùng Khánh. Ảnh: Xuân Trường.


Nhũ đá hình bông sen ngược trong động Ngườm Ngao, huyện Trùng Khánh.


Núi Phượng Hoàng, xã Quốc Phong, huyện Quảng Uyên.

Nguồn VnExpress
0

Video đẹp nhất về Hang Sơn Đòong

Hang Sơn Đoòng tại xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam được coi là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới. Hang này nằm trong quần thể hang động Phong Nha-Kẻ Bàng.

Hang Sơn Đoòng là một phần của hệ thống ngầm nối với hơn 150 động khác ở Việt Nam gần biên giới với Lào. Thời báo New York xếp hang Sơn Đoòng vào vị trí thứ 8 trong 52 địa danh trong danh sách những nơi nên đến năm 2014.


Link video: https://ia601508.us.archive.org/24/items/Son-doong-cave-vietnam/Son%20Doong%20-%20THE%20LARGEST%20CAVE%20ON%20PLANET%20EARTH_HIGH.mp4
0

Thứ Năm, 12 tháng 4, 2018

Đến Hà Giang mùa xuân, ngẩn ngơ xem đá nở hoa

Sau những ngày đông lạnh giá, đất trời Tây Bắc bỗng choàng tỉnh giấc xuân nồng khi đóa hoa mận trắng phau, hoa đào tươi thắm đầu tiên khoe sắc bên sườn đồi, hàng rào và đường vào bản. Lạc bước giữa vườn hoa tinh khiết nổi bật trên nền lá xanh non còn vương hạt sương, tâm hồn bạn sẽ khoan khoái dễ chịu như đi trên mây ngàn bồng bềnh.





Khắp nơi đều là bạt ngàn hoa, vàng của hoa cải, trắng tinh khôi của hoa mận, đỏ thắm của hoa đào, hồng phới cả tím của tam giác mạch, thẫm của hoa thun tu…





Hà Giang ấn tượng du khách nhất có lẽ là những ngôi nhà tường màu đất vàng đặc trưng ánh lên trong nắng, với cổng gỗ nằm trong hàng rào đá – nét đặc trưng của vùng cao nguyên đá với bốn dân tộc Mông, Hán, Dao, Pu Péo…





Mùa xuân Tây Bắc đẹp như một bức tranh được vẽ bằng hai gam màu sắc rất đỗi dịu dàng


Tiếng chim líu lo trên cành đang gọi mùa xuân đang về




Dinh thự của vua Mèo nhìn từ trên cao








Em gái vùng cao rạng rỡ giữa bạt ngàn hoa xuân



Có ai không bị hút vào nụ cười chúm chím như vậy

Tháng 3 cải mèo nở rộ! Đi giữa đồi núi chập trùng, đứng giữa bạt ngàn hoa cải mèo vàng rực, nghe những âm thanh ròn rã của lũ trẻ, bao ưu phiền như tan biến hết…

Ảnh: Vũ Minh Quân
Trình bày: Hoài Linh

Bài hát Một vùng biên cương:

0