Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Datamultimedia. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Datamultimedia. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2012

Huyền thoại về ngoại lệ Trung Quốc


6/3/12-Lưu ý: Tôi đã đăng nhiều bài viết về vấn đề quan hệ Trung-Mỹ. Hôm nay tôi đưa lên một bài do một người khách, ông Wang Yuan-kang (Vương Nguyên Khang), thuộc Đại học Western Michigan viết, ông đã đưa ra một phân tích thú vị về cách mà Trung Quốc hành xử trước đây, có thể cho chúng ta biết về cách hành xử trong tương lai của họ.

Wang Yuan-kang:

Là một độc giả thường xuyên và thích đọc blog này, tôi cảm ơn Steve Walt về lời mời đóng góp trong mục bài viết của khách về mối quan hệ giữa quyền lực, văn hóa, và cách ứng xử trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc.

Steve và những người khác đã viết về ngoại lệ của Mỹ. Sẽ không làm các bạn ngạc nhiên khi biết rằng Trung Quốc cũng có nhãn hiệu riêng của mình. Hầu hết người Trung Quốc, dù là người bình thường hoặc thuộc tầng lớp tinh hoa chính trị, kinh tế, và học thuật, đều nghĩ lịch sử Trung Quốc là một nền văn minh sáng chói ở trung tâm của mọi thứ dưới bầu trời, tỏa ra một nền văn hóa lộng lẫy và yêu chuộng hoà bình. Bởi vì Nho giáo yêu mến sự hài hòa và ghê tởm chiến tranh, phiên bản này miêu tả một Trung Quốc không hành xử hung hăng, cũng không phải là một thế lực bành trướng trong suốt 5.000 năm lịch sử vẻ vang. Thay vào đó, một trật tự thế giới hiền từ, nhân đức của Trung Quốc nằm đối lại với nền chính trị quyền lực độc ác, tàn nhẫn ở phương Tây.

Chính phủ hiện thời ở Bắc Kinh đã nhận chủ nghĩa ngoại lệ Trung Quốc vào khái niệm về ” sự trỗi dậy hòa bình”. Người ta có thể tìm thấy nhiều ví dụ về đường hướng tư tưởng này trong các sách trắng chính thức và các phát biểu của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Thủ tướng Ôn Gia Bảo, và các quan chức khác. Thông điệp rõ ràng: lịch sử độc đáo, văn hóa hòa bình, và tư duy phòng thủ của Trung Quốc đảm bảo một cường quốc sẽ trỗi dậy một cách hòa bình.



T ất cả các nước đều có xu hướng xem lịch sử nước mình là ngoại lệ, và niềm tin này thường tiếp tục một liều hư cấu nặng. Dưới đây là ba huyền thoại hàng đầu về chủ nghĩa ngoại lệ Trung Quốc đương đại.

Huyền thoại 1: Trung Quốc không bành trướng khi mạnh lên.

Nhiều người Trung Quốc tin chắc rằng Trung Quốc không có truyền thống bành trướng ra nước ngoài. Tuy nhiên, ghi nhận thực tế cho thấy điều trái lại. Lịch sử triều đại nhà Tống (960-1279) và triều Minh (1368-1644) cho thấy, Trung Hoa Nho giáo khó mới có thể là một nhà nước hiếu hòa. Ngược lại, các nhà cai trị thời Tống và Minh thích giải quyết tranh chấp bằng vũ lực khi họ cảm thấy đất nước mạnh lên, và nói chung, Trung Quốc là kẻ bành trướng bất cứ khi nào họ có sức mạnh vượt trội. Là một kẻ bá quyền trong khu vực, đầu triều Minh, Trung Hoa đã thực hiện 8 cuộc tấn công quy mô lớn vào người Mông Cổ, sáp nhập Việt Nam thành một tỉnh của Trung Quốc, và thiết lập sự thống trị về hải quân trong khu vực.

Nhưng Trung Hoa Nho giáo cũng có thể thích ứng và hòa giải khi không đủ sức mạnh để đánh bại kẻ thù. Ví dụ, nhà Tống chấp nhận địa vị chư hầu thấp kém trước đế chế Kim hùng mạnh hơn hồi thế kỷ mười hai. Các lãnh đạo Trung Quốc biện minh cho quyết định của họ bằng cách viện dẫn việc Nho giáo ác cảm đối với chiến tranh, lập luận rằng Trung Quốc nên sử dụng thời gian hòa bình để củng cố sức mạnh và tranh thủ thời gian cho tới khi phát triển được khả năng tấn công. Tóm lại, các nhà lãnh đạo Trung Hoa Nho giáo rất nhạy cảm để cân nhắc sự cân bằng quyền lực, cũng giống như chủ nghĩa hiện thực mô tả.

Huyền thoại 2: Bảy chuyến đi của Trịnh Hòa thể hiện bản chất hoà bình của cường quốc Trung Quốc.

Đầu thế kỷ mười lăm, Trung Quốc đã tổ chức bảy chuyến hải trình ngoạn mục do Trịnh Hòa chỉ huy, tới Đông Nam Á, tiểu lục địa Ấn Độ, Trung Đông, và Đông Phi. Người Trung Quốc muốn chỉ ra rằng hạm đội Trịnh Hoà đã không chinh phục một tấc đất, không giống người phương Tây hung hăng, tàn bạo, chiếm hầu hết thuộc địa trên thế giới. Ngược lại, đơn giản họ chỉ là đại sứ hòa bình trong việc khám phá những nơi kỳ lạ.

Tuy nhiên, quan điểm đơn giản này đã bỏ qua sức mạnh của hạm đội hải quân to lớn với 27.000 binh sĩ, trên 250 chiếc tàu, cho phép người Trung Quốc gây “kinh hãi” người nước ngoài, khiến họ phải khuất phục. Hạm đội Trung Quốc tham gia vào các hoạt động “phô trương sức mạnh” rộng rãi, mở rộng hệ thống cống nạp Nho giáo và trừng phạt các nước ngang bướng. Kết quả là nhiều người nước ngoài đến kinh đô nhà Minh để cống nạp. Hơn nữa Trịnh Hoà, người được cho là hòa hiếu, đã sử dụng sức mạnh quân sự ít nhất ba lần, thậm chí ông ta còn bắt cả vua nước Sri Lanka thời đó và giải giao về Trung Quốc vì không tuân phục triều Minh. Có lẽ chúng ta nên để cho đô đốc này tự nói:

“Khi chúng tôi đến các nước khác, chúng tôi bắt các vị vua man rợ, thiếu tôn trọng và chống lại nền văn minh Trung Hoa. Chúng tôi tiêu diệt binh lính băng đảng đã cướp bóc một cách liều lĩnh. Nhờ vậy, các tuyến đường biển trở nên thông thoáng và yên bình và các dân tộc ở nước ngoài có thể sinh sống an toàn.”

Huyền thoại 3: Vạn lý Trường thành của Trung Quốc tượng trưng cho một quốc gia bận tâm với việc phòng thủ.

Có lẽ bạn đã nghe nói điều này trước đây: Trung Quốc tuân thủ một đại chiến lược “thuần phòng thủ”. Trung Quốc xây Vạn lý Trường thành không phải để tấn công mà để phòng thủ.

Vâng, điều đầu tiên bạn cần nhớ là Vạn lý Trường thành là, nó không phải đã luôn có ở đó. Tường thành mà chúng ta thấy ngày nay được xây dựng vào thời Minh Trung Hoa và nó được xây chỉ sau khi Trung Quốc tiến hành hàng loạt cuộc tấn công người Mông Cổ nhưng đã bị thất bại. không có bức tường thành nào vào đầu thời Minh, vì vào thời điểm đó, Trung Hoa có ưu thế về sức mạnh và không cần phòng thủ thêm. Lúc đó, Trung Quốc thích tấn công hơn. Trung Hoa thời Minh xây Vạn lý Trường thành chỉ sau khi sức mạnh tương đối đã bị suy giảm.

Về bản chất, mặc dù có nền văn hóa và thể chế khác biệt nhưng Trung Hoa Nho giáo đã hành xử không khác gì mấy so với các cường quốc khác trong lịch sử. Như chủ nghĩa hiện thực cho thấy, cấu trúc hỗn độn của hệ thống này buộc nó phải cạnh tranh quyền lực, xem thường các yếu tố cá nhân và trong nước.

Như vậy, lịch sử Trung Quốc cho thấy, cách hành xử của Trung Quốc trong chính sách đối ngoại rất nhạy cảm với sức mạnh tương đối của họ. Nếu sức mạnh của họ tiếp tục gia tăng, Trung Quốc sẽ cố mở rộng phạm vi ảnh hưởng ở Đông Á. Chính sách này chắc chắn sẽ đưa Trung Quốc vào một cuộc cạnh tranh an ninh với Hoa Kỳ trong khu vực và cả ngoài khu vực. Washington đang thoát khỏi sự phân tâm về Iraq và Afghanistan và đang “xoay” về phía châu Á. Ngạn ngữ Trung Quốc có câu: “Một rừng không thể có hai cọp”. Hãy chuẩn bị đi. Trò chơi đang diễn ra.

Wang Yuan-kang (Vương Nguyên Khang) là phụ tá giáo sư Khoa Xã hội học và Trường Hành chánh và Công vụ, Đại học Western Michigan. Ông là tác giả của Harmony and War: Confucian Culture and Chinese Power Politics (Hài hoà và Chiến tranh: Văn hóa Nho giáo và Chính trị Quyền lực của Trung Quốc).

Nguồn: Foreign Policy

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012

Bản tiếng Việt © Huỳnh Phan

http://anhbasam.wordpress.com/2012/03/11/huyen-thoai-ve-ngoai-le-trung-quoc/
0

Có hay không "mối đe dọa Trung Quốc"?

13/2/12-Người ta đã quan tâm rất nhiều tới mối đe dọa có thể gây ra bởi sự gia tăng sức mạnh và ảnh hưởng của Trung Quốc. Gần như tuần nào nước này cũng đánh dấu những cái nhất mới trong chương trình hiện đại hóa quân sự của mình, tất cả đều được cho là nằm trong tham vọng trở thành cường quốc số một ở châu Á của Trung Quốc.

Thực tế, nếu Trung Quốc có đe dọa tới ổn định toàn cầu, thì đó thách thức ở khía cạnh kinh tế hơn là quân sự. Và vấn đề không phải ở sức mạnh của Trung Quốc như các nhà hoạch định chính sách vẫn thường quan tâm, mà là sự yếu đi của kinh tế nước này. Sự thất bại của nền kinh tế Trung Quốc sẽ giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế toàn cầu và làm rung động cả khu vực cũng như thế giới.

Câu chuyện Trung Quốc trong ký ức hiện đại vẫn là sự tăng trưởng ngoạn mục của nó. Nước này liên tục đạt mức tăng trưởng bình quân 10% trong 3 thập niên qua, vượt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và nhà xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới.

Hàng triệu người đã thoát khỏi cảnh nghèo đói và tầng lớp trung lưu tại Trung Quốc đã ngang bằng hoặc thậm chí vượt quá quy mô dân số của nhiều nước. Sự năng động của Trung Quốc đã tiếp sức cho nền kinh tế toàn cầu. Bất chấp cuộc suy thoái bắt đầu vào năm 2008, khả năng phục hồi kinh tế của Trung Quốc, trong khi phần còn lại của thế giới đang vật lộn trong đợt thoái trào mới, đã mang đến cho nước này vị thế và hình ảnh lớn hơn cả số của cải thực trong tay.

Tuy nhiên, những tháng gần đây, các chuyên gia kinh tế đang trở nên lo ngại về khả năng "tiếp đất mạnh" khi kinh tế Trung Quốc phát triển chậm lại. Với sự ế ẩm của thị trường nhà đất - ước tính có khoảng 10 triệu đến 65 triệu căn hộ bỏ không trên khắp cả nước - giá nhà bình quân đã giảm tháng thứ năm liên tiếp tại khắp 100 thành phố.

Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng đang tăng cao, lạm phát lên tới 4,5% trong tháng Giêng; giá lương thực, với đóng góp tới 1/3 vào chỉ số giá tiêu dùng, trong tháng này cũng đã tăng 10,5%.

Các vấn đề của bất động sản đặc biệt đáng báo động. Ngành bất động sản được cho là đóng góp vào khoảng 20% cho nền kinh tế Trung Quốc. Đó là tài sản chính của nhiều hội gia đình; một sự suy giảm mạnh giá trị nhà đất trên diện rộng có thể làm khởi sinh những bất ổn.

Nhưng hiệu ứng lan tỏa của nó mới là điều đáng lo ngại nhất. Chính quyền địa phương chủ yếu dựa vào tiền bán đất để tăng doanh thu thuế; năm 2011, doanh số mua bán nhà đất đã giảm 13% so với năm trước.


Các ngân hàng cũng chịu rủi ro lớn liên quan tới hoạt động của thị trường bất động sản. Ngân hàng cũng là công cụ chủ yếu để thực hiện các chương trình kích thích ồ ạt mà Trung Quốc triển khai từ sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008 để ngăn chặn suy thoái. Không nhiều người tin những quỹ này được đầu tư hiệu quả và đâu đó nảy sinh quan ngại về một cuộc khủng hoảng ngân hàng có thể nổ ra khi các khoản cho vay này đáo hạn.

Đa số các nhà kinh tế đều dự báo một sự tăng trưởng chậm dần của nền kinh tế Trung Quốc, từ hai con số xuống mức hợp lý hơn. Sau khi tăng trưởng 9.2% trong năm 2011, Ngân hàng thế giới trong tháng 11 đã dự báo, Trung Quốc sẽ đạt được tăng trưởng trên 8% vào năm 2012, mặc dù theo một số ý kiến, 8% sẽ vẫn là mức khó đạt được. Nhiều người ở Trung Quốc tin rằng tăng trưởng 8% là mức cần thiết tối thiểu để hấp thụ hết số thành viên mới tham gia lực lượng lao động mỗi năm và những công nhân mất việc do hoạt động tư nhân hóa.

Chỉ cần thấp hơn một chút cũng sẽ có nguy cơ dẫn tới bất ổn chính xã hội và biến động về chính trị. Cũng không ai có thể biết chắc chính phủ Trung Quốc - hay cả người dân - sẽ đối phó với khủng hoảng tương tự như vừa diễn ra tại các nền kinh tế phát triển trong mấy năm qua như thế nào. Liệu nó sẽ dẫn tới chủ nghĩa dân tộc? Hay Trung Quốc sẽ hướng ra bên ngoài để trút lên người khác những kết quả do sai sót của mình gây ra nhằm đánh lạc hướng công chúng?

Và khủng hoảng sẽ ảnh hưởng ra sao đến các nền kinh tế này đang ngày càng gặp khó khăn này trước các hoạt động của chính Trung Quốc.

Hầu hết các nhà quan sát tin rằng, sẽ rất rủi ro - đặc biệt ở vào thời điểm chuyển giao chính trị - nếu tình hình kinh tế Trung Quốc vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Nói cách khác, chính phủ Trung Quốc sẽ làm tất cả những gì có thể để tiếp tục duy trì tăng trưởng và giữ vững sự ủng hộ của người dân.

Một báo cáo mới của Ngân hàng thế giới nhận định, nhiệm vụ này đang trở nên khó khăn hơn. Theo chủ tịch Ngân hàng thế giới Robert Zoellick, mô hình kinh tế của Trung Quốc "thiếu bền vững" và có thể rơi vào "bẫy thu nhập trung bình" nếu nước này không tiến hành những cải cách quan trọng nhằm thúc đẩy nâng cao năng suất cũng như tích lũy vốn con người.

Báo cáo có tên "Trung Quốc năm 2030", được thực hiện với sự hợp tác của Trung tâm nghiên cứu phát triển, một nhóm chuyên gia có liên hệ với Hội đồng nhà nước Trung Quốc công bố ngày 27/2, kêu gọi thay đổi trong một số lĩnh vực chủ chốt như: cải cách thuế, tăng trưởng xanh, cải thiện quyền lợi cho người dân sống ở các vùng nông thôn và tự do hóa tài chính.

Các cải cách cấp bách và rắc rối nhất sẽ liên quan đến vấn đề cạnh tranh ở Trung Quốc, nghĩa là phá vỡ thế kìm kẹp của các doanh nghiệp nhà nước.

Mặc dù hoạt động tư nhân hóa đã diễn ra, nhưng khoảng 120 công ty thuộc quyền kiểm soát của chính quyền trung ương vẫn đang chi phối những ngành chủ đạo của nền kinh tế. Kết hợp với khoảng 150.000 doanh nghiệp quy mô nhỏ hơn trong các ngành khác, khu vực nhà nước chiếm tới 30% toàn bộ nền kinh tế.

Những doanh nghiệp này kém hiệu quả, nhưng do sự tham gia của nhà nước, họ luôn là người được ưu tiên về vốn cũng như các tài nguyên hữu hạn khác. Đáng lo hơn, do gắn liền với chính phủ nên các doanh nghiệp này lại có những liên hệ mật thiết trongi các cuộc đấu đá chính trị và thường nuỗi dưỡng tham nhũng.

Các quan chức Ngân hàng thế giới thừa nhận có những khác biệt trong quan điểm giữa tổ chức này với phía đối tác Trung Quốc. Nhưng những khuyến nghị trong báo cáo phản ảnh chung quan điểm với báo cáo của Quỹ Tiền tệ quốc tế công bố tháng 11 năm ngoái.

Ngân hàng thế giới kết luận, nếu không cải cách, Trung Quốc sẽ đứng trước nguy cơ khủng hoảng kinh tế trong thời gian tới, điều đến lượt nó lại dẫn đến bất ổn xã hội. Rủi ro sẽ vô cũng lớn nếu cả Trung Quốc và thế giới đều không có những hành động cần thiết.

Đình Ngân (theo japantimes)

http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/63796/co-hay-khong--moi-de-doa-trung-quoc--.html
0

Thứ Hai, 5 tháng 3, 2012

Biển và hải đảo Việt Nam (P 1)

(23:46 - 18/08/2010)

Thế kỷ XXI được các nhà chiến lược xem là "Thế kỷ của đại dương", bởi cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân số hiện nay, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên không tái tạo được trên đất liền, sẽ bị cạn kiệt sau vài ba thập kỷ tới. Trong bối cảnh đó, các nước có biển, nhất là các nước lớn đều vươn ra biển, xây dựng chiến lược biển, tăng cường tiềm lực mọi mặt để khai thác và khống chế biển. Riêng trong lĩnh vực khai thác tài nguyên, các nước, nhất là các nước lớn đều có thiên hướng bảo tồn tài nguyên trên đất liền và vùng biển của mình, vươn ra điều tra, khai thác tài nguyên trên đại dương.    

Việt Nam là một quốc gia ven biển có những ưu thế và vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng đối với khu vực và trên thế giới. Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, biển luôn gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển của đất nước và con người Việt Nam.

Việc xây dựng, quản lý, phát triển và bảo vệ quyền lợi biển là vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với việc gìn giữ toàn vẹn chủ quyền quốc gia, giữ vững ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X), được sự chỉ đạo của Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương và Quân chủng Hải quân, Trung tâm Thông tin công tác tư tưởng phối hợp với Cục Chính trị Quân chủng Hải quân biên soạn cuốn "Biển và hải đảo Việt Nam" nhằm cung cấp những nội dung cơ bản về quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; tra cứu, tìm hiểu những kiến thức cơ bản về biển và Luật biển của Báo cáo viên cùng bạn đọc cả nước về các tư liệu, tài liệu về biển đảo Việt Nam và quốc tế. Sách được xuất bản tại Hà Nội, năm 2007.

Phần I

Các văn bẢn 

cỦa ĐẢng và Nhà nưỚc

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC PHÊ CHUẨN CÔNG ƯỚC

CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN NĂM 1982

 

QUỐC HỘI

NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ vào Điều 84 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;

Theo đề nghị của Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Sau khi xem xét báo cáo của Chính phủ, báo cáo của Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội và ý kiến của các đại biểu Quốc hội về việc phê chuẩn Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982,

QUYẾT NGHỊ:

1. Phê chuẩn Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982.

2. Bằng việc phê chuẩn Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam biểu thị quyết tâm cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý công bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển.

3. Quốc hội khẳng định chủ quyền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với các vùng nội thuỷ, lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam trên cơ sở các quy định của Công ước và các nguyên tắc của pháp luật quốc tế; yêu cầu các nước khác tôn trọng các quyền nói trên của Việt Nam.

4. Quốc hội một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và chủ trương giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ cũng như các bất đồng khác liên quan đến Biển Đông thông qua thương lượng hoà bình trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982, tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; trong khi nỗ lực thúc đẩy đàm phán để tìm giải pháp cơ bản và lâu dài, các bên liên quan cần duy trì ổn định trên cơ sở giữ nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.

Quốc hội nhấn mạnh: cần phân biệt vấn đề giải quyết tranh chấp về quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa với vấn đề bảo vệ các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam căn cứ vào những nguyên tắc và những tiêu chuẩn của Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982.

5. Quốc hội giao cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ nghiên cứu để có những sửa đổi, bổ sung cần thiết đối với các quy định liên quan của pháp luật quốc gia cho phù hợp với Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982, bảo đảm lợi ích của Việt Nam.

Quốc hội giao cho Chính phủ thi hành những biện pháp có hiệu quả nhằm tăng cường bảo vệ và quản lý các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam.

                                                                      CHỦ TỊCH QUỐC HỘI



                                                                             Nông Đức Mạnh

-------------------------

Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 1994.

                                                                                   

 

TUYÊN BỐ

CỦA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VỀ LÃNH HẢI, VÙNG TIẾP GIÁP, VÙNG ĐẶC QUYỀN KINH TẾ

VÀ THỀM LỤC ĐỊA CỦA VIỆT NAM.

Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Sau khi được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chuẩn y,

Tuyên bố quy định các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau: 

1. Lãnh hải của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam rộng 12 hải lý, ở phía ngoài đường cơ sở nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ của Việt Nam tính từ ngấn nước thuỷ triều thấp nhất trở ra.

Vùng biển ở phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển là nội thuỷ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải.

2. Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải Việt Nam có chiều rộng là 12 hải lý hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam.

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện sự kiểm soát cần thiết trong vùng tiếp giáp lãnh hải của mình, nhằm bảo vệ an ninh, bảo vệ các quyền lợi về hải quan, thuế khoá, đảm bảo sự tôn trọng các quy định về y tế, về di cư, nhập cư trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam.

3. Vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp liền lãnh hải Việt Nam và hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam.

Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật ở vùng nước, ở đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; có quyền và thẩm quyền riêng biệt về các hoạt động khác phục vụ cho việc thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế nhằm mục đích kinh tế; có thẩm quyền riêng biệt về nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thẩm quyền bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

4. Thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa; nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam không đến 200 hải lý thì thềm lục địa nơi ấy mở rộng ra 200 hải lý kể từ đường cơ sở đó.

Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam bao gồm tài nguyên khoáng sản, tài nguyên không sinh vật và tài nguyên sinh vật thuộc loại  định cư ở thềm lục địa Việt Nam.

5. Các đảo và quần đảo thuộc lãnh thổ Việt Nam ở ngoài vùng lãnh hải nói ở Điều 1 có lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng như đã quy định trong các điều 1, 2, 3, và 4 của Tuyên bố này.

6. Xuất phát từ các nguyên tắc của Tuyên bố này, các vấn đề cụ thể liên quan tới lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ được quy định chi tiết thêm trên cơ sở bảo vệ chủ quyền và lợi ích của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế.

7. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ cùng các nước liên quan, thông qua thương lượng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế, giải quyết các vấn đề về các vùng biển và thềm lục địa của mỗi bên.

                                         Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 1977

 

 

TUYÊN BỐ

CỦA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VỀ ĐƯỜNG CƠ SỞ DÙNG ĐỂ TÍNH CHIỀU RỘNG LÃNH HẢI VIỆT NAM

Thực hiện Điểm 1 trong Tuyên bố ngày 12 tháng 5 năm 1997 của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chuẩn y.

Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam như sau:

1. Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam là đường thẳng gãy khúc nối liền các điểm có tọa độ ghi trong phụ lục kèm theo Tuyên bố này.

2. Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam từ điểm tiếp giáp 0 của hai đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Nhân dân Campuchia nằm giữa biển, trên đường thẳng nối liền quần đảo Thổ Chu và đảo Poulo Wai, đến đảo Cồn Cỏ theo các tọa độ ghi trong phụ lục nói trên được vạch trên các bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Hải quân nhân dân Việt Nam xuất bản năm 1979.

3. Vịnh Bắc Bộ là vịnh nằm giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vịnh đã được quy định trong Công ước về hoạch định biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc do Pháp và nhà Thanh ký ngày 26 tháng 6 năm 1887.

Phần vịnh thuộc phía Việt

Nam là vùng nước lịch sử theo chế độ nội thuỷ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam
.

Đường cơ sở từ đảo Cồn Cỏ đến cửa vịnh sẽ được công bố sau khi vấn đề cửa vịnh được giải quyết.

4. Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sẽ được quy định cụ thể trong một văn kiện tiếp theo phù hợp với Điểm 5 của bản Tuyên bố ngày 12 tháng 5 năm 1977 của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

5. Vùng nước phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển, hải đảo của Việt Nam là nội thuỷ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

6. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ cùng các nước liên quan, thông qua thương lượng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế, giải quyết các vấn đề bất đồng về các vùng biển và thềm lục địa của mỗi bên.

                                     Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 1982

Phần 1

Phần 2

Phần 3

Phần 4

Phần 5

Phần 6

Phần 7

Nguồn: Báo ĐCSVN
Lượt xem: 5710 Gui cho ban be Gửi cho bạn bè  Facebook   Twitter   Google Bookmarks   1280 Bookmarks   print Bản in
0