(23:46 - 18/08/2010) | |||||||
Thế kỷ XXI được các nhà chiến lược xem là "Thế kỷ của đại dương", bởi cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân số hiện nay, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên không tái tạo được trên đất liền, sẽ bị cạn kiệt sau vài ba thập kỷ tới. Trong bối cảnh đó, các nước có biển, nhất là các nước lớn đều vươn ra biển, xây dựng chiến lược biển, tăng cường tiềm lực mọi mặt để khai thác và khống chế biển. Riêng trong lĩnh vực khai thác tài nguyên, các nước, nhất là các nước lớn đều có thiên hướng bảo tồn tài nguyên trên đất liền và vùng biển của mình, vươn ra điều tra, khai thác tài nguyên trên đại dương. |
|||||||
Việt Nam là một quốc gia ven biển có những ưu thế và vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng đối với khu vực và trên thế giới. Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, biển luôn gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển của đất nước và con người Việt Nam.
Việc xây dựng, quản lý, phát triển và bảo vệ quyền lợi biển là vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với việc gìn giữ toàn vẹn chủ quyền quốc gia, giữ vững ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế.
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X), được sự chỉ đạo của Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương và Quân chủng Hải quân, Trung tâm Thông tin công tác tư tưởng phối hợp với Cục Chính trị Quân chủng Hải quân biên soạn cuốn "Biển và hải đảo Việt Nam" nhằm cung cấp những nội dung cơ bản về quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; tra cứu, tìm hiểu những kiến thức cơ bản về biển và Luật biển của Báo cáo viên cùng bạn đọc cả nước về các tư liệu, tài liệu về biển đảo Việt Nam và quốc tế. Sách được xuất bản tại Hà Nội, năm 2007.
Phần I
Các văn bẢn
cỦa ĐẢng và Nhà nưỚc
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC PHÊ CHUẨN CÔNG ƯỚC
CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN NĂM 1982
QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
Căn cứ vào Điều 84 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Theo đề nghị của Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Sau khi xem xét báo cáo của Chính phủ, báo cáo của Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội và ý kiến của các đại biểu Quốc hội về việc phê chuẩn Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982,
QUYẾT NGHỊ:
1. Phê chuẩn Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982.
2. Bằng việc phê chuẩn Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam biểu thị quyết tâm cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý công bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển.
3. Quốc hội khẳng định chủ quyền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với các vùng nội thuỷ, lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam trên cơ sở các quy định của Công ước và các nguyên tắc của pháp luật quốc tế; yêu cầu các nước khác tôn trọng các quyền nói trên của Việt Nam.
4. Quốc hội một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và chủ trương giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ cũng như các bất đồng khác liên quan đến Biển Đông thông qua thương lượng hoà bình trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982, tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; trong khi nỗ lực thúc đẩy đàm phán để tìm giải pháp cơ bản và lâu dài, các bên liên quan cần duy trì ổn định trên cơ sở giữ nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
Quốc hội nhấn mạnh: cần phân biệt vấn đề giải quyết tranh chấp về quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa với vấn đề bảo vệ các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam căn cứ vào những nguyên tắc và những tiêu chuẩn của Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982.
5. Quốc hội giao cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ nghiên cứu để có những sửa đổi, bổ sung cần thiết đối với các quy định liên quan của pháp luật quốc gia cho phù hợp với Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982, bảo đảm lợi ích của Việt Nam.
Quốc hội giao cho Chính phủ thi hành những biện pháp có hiệu quả nhằm tăng cường bảo vệ và quản lý các vùng biển và thềm lục địa của Việt
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Nông Đức Mạnh
-------------------------
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 1994.
TUYÊN BỐ
CỦA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VỀ LÃNH HẢI, VÙNG TIẾP GIÁP, VÙNG ĐẶC QUYỀN KINH TẾ
VÀ THỀM LỤC ĐỊA CỦA VIỆT
Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Sau khi được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Tuyên bố quy định các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
1. Lãnh hải của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam rộng 12 hải lý, ở phía ngoài đường cơ sở nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ của Việt Nam tính từ ngấn nước thuỷ triều thấp nhất trở ra.
Vùng biển ở phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển là nội thuỷ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
2. Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải Việt Nam có chiều rộng là 12 hải lý hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam.
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện sự kiểm soát cần thiết trong vùng tiếp giáp lãnh hải của mình, nhằm bảo vệ an ninh, bảo vệ các quyền lợi về hải quan, thuế khoá, đảm bảo sự tôn trọng các quy định về y tế, về di cư, nhập cư trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam.
3. Vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp liền lãnh hải Việt Nam và hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam.
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật ở vùng nước, ở đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; có quyền và thẩm quyền riêng biệt về các hoạt động khác phục vụ cho việc thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế nhằm mục đích kinh tế; có thẩm quyền riêng biệt về nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
4. Thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa; nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam không đến 200 hải lý thì thềm lục địa nơi ấy mở rộng ra 200 hải lý kể từ đường cơ sở đó.
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam bao gồm tài nguyên khoáng sản, tài nguyên không sinh vật và tài nguyên sinh vật thuộc loại định cư ở thềm lục địa Việt Nam.
5. Các đảo và quần đảo thuộc lãnh thổ Việt Nam ở ngoài vùng lãnh hải nói ở Điều 1 có lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng như đã quy định trong các điều 1, 2, 3, và 4 của Tuyên bố này.
6. Xuất phát từ các nguyên tắc của Tuyên bố này, các vấn đề cụ thể liên quan tới lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ được quy định chi tiết thêm trên cơ sở bảo vệ chủ quyền và lợi ích của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế.
7. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ cùng các nước liên quan, thông qua thương lượng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế, giải quyết các vấn đề về các vùng biển và thềm lục địa của mỗi bên.
Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 1977
TUYÊN BỐ
CỦA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
Thực hiện Điểm 1 trong Tuyên bố ngày 12 tháng 5 năm 1997 của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chuẩn y.
Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
1. Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt
2. Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam từ điểm tiếp giáp 0 của hai đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Nhân dân Campuchia nằm giữa biển, trên đường thẳng nối liền quần đảo Thổ Chu và đảo Poulo Wai, đến đảo Cồn Cỏ theo các tọa độ ghi trong phụ lục nói trên được vạch trên các bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Hải quân nhân dân Việt Nam xuất bản năm 1979.
3. Vịnh Bắc Bộ là vịnh nằm giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Phần vịnh thuộc phía Việt
Nam là vùng nước lịch sử theo chế độ nội thuỷ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam
.
Đường cơ sở từ đảo Cồn Cỏ đến cửa vịnh sẽ được công bố sau khi vấn đề cửa vịnh được giải quyết.
4. Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sẽ được quy định cụ thể trong một văn kiện tiếp theo phù hợp với Điểm 5 của bản Tuyên bố ngày 12 tháng 5 năm 1977 của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
5. Vùng nước phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển, hải đảo của Việt
6. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ cùng các nước liên quan, thông qua thương lượng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế, giải quyết các vấn đề bất đồng về các vùng biển và thềm lục địa của mỗi bên.
Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 1982
|
|||||||
Nguồn: Báo ĐCSVN | |||||||
|
Thứ Hai, 5 tháng 3, 2012
Biển và hải đảo Việt Nam (P 1)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét