Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ảnh đẹp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ảnh đẹp. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2019

Mùa lúa chín bên sông Quây Sơn

Cao Bằng - Dòng nước uốn lượn qua những thửa ruộng lúa chín vàng và dãy núi đá vôi trùng điệp đẹp tựa bức tranh thủy mặc nơi biên cương.

Dòng Quây Sơn bắt đầu chảy vào địa phận Việt Nam từ xã Ngọc Côn, bao quanh là đồi núi trùng điệp và những thửa ruộng chuyển sắc vàng cuối tháng 8.
Nhiếp ảnh gia Phạm Huy Trung (TP HCM) vừa có chuyến săn ảnh mùa lúa kéo dài hơn một tháng tại huyện Trùng Khánh. Anh cho biết mình bị “mê mẩn” bởi cảnh sắc thiên nhiên, từ khi lúa còn xanh tới lúc chuyển vàng bên dòng Quây Sơn.

Ruộng lúa chín vàng nằm xen lẫn với những thửa đã gặt xong nhìn từ trên cao. Đoạn đường nối thị trấn Trùng Khánh với xã Phong Nậm dài khoảng 10 km được đánh giá là nơi sở hữu nhiều khung cảnh mùa vàng gây ấn tượng với du khách.

Đầu tháng 10, những ruộng lúa đã chín vàng ươm trên thung lũng Phong Nậm. Nằm nép mình dưới chân núi là những nóc nhà của người Tày, với khoảng 20 – 30 hộ dân cùng chung sống.

Người dân đánh cá trên dòng Quây Sơn. Non nước vùng Cao Bằng với thác Bản Giốc, sông Quây Sơn, động Ngườm Ngao… là những điểm du lịch nổi tiếng ở Việt Nam. Vào mùa lúa chín, những địa danh này thu hút nhiều khách tham quan và các nhiếp ảnh gia trên cả nước tới ngắm cảnh, chụp hình.

Mây trôi lơ lửng trên những cánh đồng lúa. Thời điểm thích hợp nhất trong ngày để săn ảnh thiên nhiên Phong Nậm là lúc nắng mới lên và hoàng hôn.

Dòng Quây Sơn uốn lượn chảy qua những thửa ruộng mùa vàng.

Trên đường vào thung lũng Phong Nậm, du khách sẽ bắt gặp những bụi tre xanh nằm kề bên cánh đồng lúa chín và các bản làng nối tiếp nằm ven chân núi.

Thác Bản Giốc (xã Đàm Thủy), nơi đổ nước của sông Quây Sơn có hai dòng chính. Tháng 9, 10 là thời gian lý tưởng khám phá thác Bản Giốc, khi nước nhiều mà trong xanh, các dòng thác tuôn chảy tung bọt trắng xóa. Tại thác, du khách có thể thuê bè tre của người dân để tham quan xung quanh, với giá khoảng 50.000 đồng một người.
Bản Giốc được mệnh danh là thác nước đẹp nhất Việt Nam với các tầng nối tiếp nhau, trải rộng đến cả trăm mét.

Huỳnh Phương/ VnExpress
0

Vẻ đẹp đèo Mã Pì Lèng bên sông Nho Quế

HÀ GIANG - Đèo dài 20 km, nằm cheo leo bên sườn núi cùng dòng Nho Quế uốn lượn chảy quanh tạo nên bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ.

Đèo Mã Pì Lèng nằm ở độ cao 1.200 m, thuộc cao nguyên đá Đồng Văn, địa danh được UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu vào năm 2010.
Nhìn từ xa, con đèo như một “sợi chỉ” vắt giữa lưng chừng đồi núi tạo nên khung cảnh hùng vĩ của cao nguyên núi đá.

Cung đường đèo này có chiều dài khoảng 20 km, nằm trên con đường Hạnh Phúc nối liền Đồng Văn - Mèo Vạc.
Mã Pì Lèng hay Mã Pí Lèng, Mã Pỉ Lèng đều mang nghĩa “sống mũi con ngựa” theo tiếng của dân tộc Mông. Tuy nhiên, cũng có tài liệu nghiên cứu cho rằng tên gọi này ban đầu không được đặt cho đỉnh núi hay con đèo mà là tên của một bản người Mông ở địa phương vào thời con người mới mở đường qua đây.

Trên đường đèo, du khách sẽ bị cuốn hút khi nhìn thấy hẻm Tu Sản nằm dưới khe núi tạo thành sông Nho Quế.
Sông Nho Quế chảy vào Việt Nam từ địa phận thôn Séo Lủng, xã Lũng Cú, Đồng Văn, đi qua hẻm núi Tu Sản rồi chạy dọc theo đèo Mã Pì Lèng. Đến Mèo Vạc, dòng nước tách ra chảy theo hướng đông - đông nam vào địa phận Cao Bằng, cuối cùng đổ nước vào sông Gâm.

Nhiều điểm trên cung đường này du khách có thể dừng để ngắm và chụp ảnh. Chị Thu Hà, du khách từ Hà Nội, check-in tại khu vực mỏm đá (năm 2017) ở đèo Mã Pì Lèng, nơi có tầm nhìn toàn cảnh hẻm Tu Sản.
Công trình nhà nghỉ, quán cà phê không phép Panorama được xây trên một khúc cua, trước cũng là mỏm đá nhiều khách dừng check-in.

Con thuyền lướt trên dòng Nho Quế, xung quanh là những vách núi đá hùng vĩ của vùng cao Hà Giang.
Anh Phạm Hoàng Cương (Hà Nội), tác giả bộ ảnh chia sẻ, anh dành nhiều năm để ghi lại vẻ đẹp hùng vĩ của cung đèo. "Mỗi khi lên đỉnh Mã Pì Lèng ngắm dòng sông Nho Quế màu xanh ngọc cùng những đỉnh núi cao vợi, tôi lại thấy như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh", anh Cương kể.

Một trạm dừng chân trên cung đèo.
Các tài liệu lịch sử ghi lại, cung đường đèo được hàng chục nghìn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc làm trong 6 năm (1959-1965) với trên 2 triệu lượt ngày công lao động. Trong đó, riêng đoạn đèo vượt Mã Pì Lèng được các thanh niên trong đội cảm tử treo mình trên vách núi lấn từng centimet để làm trong 11 tháng.

Ngoài chiêm ngưỡng phong cảnh, du khách có thể tìm hiểu và thử trải nghiệm cuộc sống của người dân bản địa trên đèo Mã Pì Lèng. Trong ảnh là một người dân tộc Mông ngồi nghỉ trên đường gùi bó cây ngô khô về nhà.

Ngày 16/11/2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp khu vực Mã Pí Lèng là di tích danh lam thắng cảnh quốc gia. Trong đó, đèo Mã Pí Lèng được coi là khu vực di sản đặc sắc về địa chất và cảnh quan; khu vực đỉnh đèo được đánh giá là một trong những điểm quan sát toàn cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam; và hẻm vực sông Nho Quế là một trong những thung lũng kiến tạo độc nhất vô nhị ở Việt Nam.

Huỳnh Phương - Ảnh: Phạm Hoàng Cương - VnExpress
0

Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2019

Thị trấn cổ lung linh như bước ra từ phim hoạt hình Nhật Bản

Nằm giữa núi rừng tỉnh Yamagata (Nhật Bản), Ginzan Onsen là thị trấn suối nước nóng yên bình, thu hút du khách bởi vẻ đẹp cổ kính, tựa bước ra từ những thước phim hoạt hình.


Năm 1400, những khách sạn, lữ quán bắt đầu xuất hiện xung quanh mỏ bạc ở vùng núi gần thành phố Obanazawa, tỉnh Yamagata. Sau này, mỏ bạc ngừng hoạt động nhưng quy mô, dịch vụ của khu nghỉ dưỡng ở đây ngày càng được mở rộng, nâng cao. Ginza Onsen dần trở thành một trong những thị trấn suối nước nóng tuyệt đẹp ở Nhật Bản. Ảnh: Matcha-ip.

Khu nhà trọ với nhiều dãy nằm dọc bờ sông Ginzan-gawa. Nhiều ngôi nhà trong số đó được xây dựng từ thời Taisho (1912-1926) đến thời Showa (1926-1989). Nơi đây từng có lữ quán 2 tầng và những căn nhà gỗ lợp tranh. Tuy nhiên, trong trận đại hồng thủy năm 1923, hầu hết ngôi nhà tại đây đều bị cuốn đi. Sau đó, người ta thay thế bằng những lữ quán có kiến trúc hiện đại. Ảnh: Tohokykanko.

Ginzan Onsen sở hữu phần lớn nhà trọ 3-4 tầng, được thiết kế theo phong cách truyền thống. Khu phố mang hơi hướm hoài cổ tạo ấn tượng đặc biệt khiến du khách có cảm giác như ngược dòng thời gian trở về quá khứ. Gần đây, trung tâm thị trấn đã được xây dựng lại với thiết kế hiện đại kết hợp nhiều yếu tố truyền thống, nổi bật bởi kiến trúc bằng gỗ và tường thạch cao màu trắng, phảng phất bầu không khí đặc biệt của Taisho - thời kỳ bùng nổ văn hóa, trào lưu phương Tây. Ảnh: Junki Asano.

Thị trấn gồm có 12 nhà trọ để du khách trải nghiệm tắm nước nóng. Trong đó, 10 nhà trọ không yêu cầu khách ở lại; 5 nơi sở hữu phòng tắm lộ thiên. Phí sử dụng thường ở mức 4,7-5,6 USD. Nếu trọ trong những lữ quán thuộc khu tắm, du khách sẽ được thưởng thức món ngon và thư giãn trong làn nước ấm áp mà không cần lo ngại về vấn đề thời gian. Ảnh: Dpongvit.

Dòng suối trong lành chảy giữa thị trấn khiến nơi đây thêm phần thơ mộng và lãng mạn. Ngoài ra, Ginzan Onsen còn có 3 phòng tắm công cộng với giá vé từ 1,9-18,7 USD. Giữa khu tắm, du khách sẽ được trải nghiệm ngâm chân miễn phí. Ảnh: I_Give_Sarapa0.

Nguồn nước của Ginzan Onsen chứa nhiều khoáng chất, có tác dụng trong việc chữa trị vết thương hở, vết bỏng, bệnh viêm da, bệnh xơ cứng động mạch, bệnh đau thần kinh, đau cơ, đau khớp, giải tỏa mệt mỏi… Bởi vậy, nhiều du khách trong và ngoài nước chọn nơi này là địa điểm nghỉ dưỡng vào các dịp lễ. Ảnh: Picgra.

Trung tâm Ginzan Onsen là khu vực dành riêng cho người đi bộ do đường phố hẹp và thiếu chỗ đậu xe. Đặc biệt, vào buổi tối, khi tất cả nhà trọ, đường phố, cây cầu được thắp sáng, thị trấn trở nên lung linh, đầy màu sắc huyền diệu. Vào mùa đông, khung cảnh bao trùm bởi sắc trắng của tuyết rơi dày đặc trên mái nhà và lối đi. Ảnh: Saketoday.

Một điểm khác cũng được nhiều du khách thích thú là thác nước cao 22 m ở phía sau thị trấn. Thác nước này tọa lạc trên đường vào khu mỏ bạc. Con đường này được xây dựng hơn 500 năm trước, từng là huyết mạch của thị trấn trong thời kỳ Edo đầu tiên. Du khách cũng có thể vào đường hầm khai thác mỏ bạc nhưng chỉ được phép tiến sâu khoảng 20 m. Ảnh: Icosha.


Hoa bỉ ngạn hút hồn khách du lịch đến Nhật Bản có ý nghĩa gì? Mỗi dịp thu về, du khách đến Nhật Bản sẽ bị mê hoặc bởi vẻ đẹp các loài hoa nơi đây, đặc biệt là hoa bỉ ngạn. Ý nghĩa loài hoa này trái ngược hoàn toàn với vẻ rực rỡ bên ngoài.
0

Mùa Vu Lan: hãy đến ngôi chùa cổ linh thiêng lọt top 20 ngôi chùa đẹp nhất thế giới

Chùa Trấn Quốc ban đầu có tên là chùa Khai Quốc, xây dựng vào thời Tiền Lý (541-547). Với hơn 1.500 năm tuổi, chùa Trấn Quốc được xem là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Nằm trên hòn đảo nhỏ giữa hồ Tây, thuộc quận Tây Hồ, nơi đây thu hút du khách bởi nét kiến trúc cổ kính và cảnh quan đầy màu xanh, tạo không gian thoáng đãng, mát mẻ.


Là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ lâu, chùa Trấn Quốc đã trải qua rất nhiều lần trùng tu, diện mạo có phần thay đổi, quy mô và kiến trúc của chùa hiện giờ là kết quả của một đợt trùng tu lớn năm 1815. Tổng diện tích chùa khoảng hơn 3000m2, bao gồm vườn tháp, nhà tổ và thượng điện.

Cảnh quan cuốn hút cũng từng góp phần đưa Trấn Quốc vào danh sách 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới năm 2017. Khuôn viên chùa nổi bật và thu hút du khách nhất là bảo tháp lục độ đài sen gồm 11 tầng, cao 15 m, được xây dựng năm 1998.

Giống hầu hết những ngôi chùa khác ở Việt Nam, kết cấu và nội thất chùa Trấn Quốc có sự sắp xếp trình tự và theo nguyên tắc khắt khe của Phật giáo. Gồm nhiều lớp nhà với ba ngôi chính là Tiền đường, nhà thiêu hương và thượng điện nối thành hình chữ Công (工).

Tiền đường hướng về phía Tây. Hai bên nhà thiêu hương và thượng điện là hai dãy hành lang. Sau thượng điện là gác chuông. Gác chuông chùa là một ngôi ba gian, mái chồng diêm, nằm trên trục sảnh đường chính.

Bên phải là nhà tổ và bên trái là nhà bia. Trong chùa hiện nay đang lưu giữ 14 tấm bia. Trên bia khắc năm 1815 có bài văn của tiến sĩ Phạm Quý Thích ghi lại việc tu sửa lại chùa sau một thời gian dài đổ nát. Công việc này bắt đầu vào năm 1813 và kết thúc vào năm 1815. Phía sau chùa có một số mộ tháp cổ từ đời Vĩnh Hựu và Cảnh Hưng (thế kỉ 18).

Khuôn viên chùa có Bảo tháp lục độ đài sen được xây dựng năm 1998. Bảo tháp lớn gồm 11 tầng, cao 15m. Mỗi tầng tháp có 6 ô cửa hình vòm, trong mỗi ô đặt một pho tượng Phật A Di Đà bằng đá quý. Đỉnh tháp có đài sen chín tầng (được gọi là Cửu phẩm liên hoa) cũng bằng đá quý. Bảo tháp này được dựng đối xứng với cây bồ đề lớn do Tổng thống Ấn Độ tặng khi ông đến thăm Hà Nội năm 1959.

Đây cũng là nơi sở hữu pho tượng Thích Ca nhập Niết bàn, một trong những bức tượng Niết bàn đẹp nhất Việt Nam. Nét kiến trúc độc đáo, cảnh quan đẹp và bề dày lịch sử đã góp phần đưa "đóa sen nở trên mặt nước" trở thành một trong những điểm tham quan hấp dẫn du khách khi ghé thăm thủ đô Hà Nội.

Petrotimes
0

Về thung lũng vàng Bắc Sơn với tay chạm tới mây trời

Giữa mây trời, non nước, thiên nhiên và con người Bắc Sơn (Lạng Sơn) như hoà vào làm một trong bức tranh cuộc sống bình lặng, chân phương nhưng quyến rũ, mê hoặc lạ kỳ.

Thung lũng vàng giữa chốn mây trời

Thung lũng vàng giữa chốn mây trời

Sáng sớm, thung lũng vàng Bắc Sơn hiện lên mờ ảo trong màn mây trắng bồng bềnh. Để có thể chiêm ngưỡng tuyệt cảnh này, du khách phải dành nhiều thời gian và công sức. Lúc mặt trời ló rạng sau những dãy núi, thung lũng trong mây hiện lên như bức tranh thủy mặc. Đỉnh Nà Lay cao khoảng 400 m so với mực nước biển được xem là nơi có tầm nhìn toàn cảnh thung lũng đẹp nhất. Du khách muốn săn ảnh bình minh và mây luồn phải xuất phát lúc 3h30 tại chân núi, bước qua 1.200 bậc đá cùng khoảng một tiếng mới tới nơi. Tuy vất vả, những gì mà bạn nhận được thực sự xứng đáng với công sức bỏ ra. Biển mây trắng xoá, mênh mông, bao quanh những đỉnh núi cao hùng vĩ, che khuất bản làng yên bình dưới thung lũng. Bắc Sơn hiện lên trước mắt ta vừa thực, vừa ảo giữa mây trời.


Thung lũng nhuộm sắc vàng ươm của lúa

Từ tháng 7-11 hàng năm, Bắc Sơn trở thành cái tên quen thuộc đối với những người đam mê du lịch. Khung cảnh yên bình của làng quê mùa thu hoạch hấp dẫn lạ kỳ. Một khi bạn đã ghé qua thì sẽ say mê, lưu luyến. Mùa vụ ở đây không bắt đầu cùng lúc. Mỗi hộ gia đình tuỳ ý gieo trồng vào thời điểm khác nhau. Vì vậy, ngày thu hoạch lúa cũng không giống nhau. Bên cạnh vạt lúa chín vàng ươm, những thửa ruộng vừa mới trổ đòng hay đang gặt dở. Du khách sẽ được chiêm ngưỡng toàn bộ thung lũng rộng lớn với sắc vàng óng của lúa chín xen kẽ với màu xanh mát của mạ non. Không thua gì những mảnh đất được mệnh danh là thiên đường lúa như Mù Cang Chải (Yên Bái), Hoàng Su Phì (Hà Giang)... Bắc Sơn mang vẻ đẹp giản dị mà quyến rũ. Sau những cơn mưa, toàn bộ cánh đồng trong thung lũng phủ đầy nước tuyệt đẹp. Những bản làng của người Nùng, Dao và Tày nằm dưới sát chân góp phần khiến bức tranh thiên nhiên thêm thơ mộng, sống động.


Nguồn: Zing News
0

Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2019

Bí ẩn Mata Hari: Vũ nữ huyền thoại và gián điệp hai mang

Bí ẩn Mata Hari: Vũ nữ huyền thoại và gián điệp hai mang
Một trong những người phụ nữ nổi tiếng nhất thế kỷ 20, điệp viên huyền thoại Mata Hari sinh ngày 7 tháng 8 năm 1876 tại thành phố Leeuwarden của Hà Lan, trong gia đình ông chủ cửa hàng bán mũ.
Tên thật của Mata Hari là Margaretha Geertruida Zelle.


Trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 20, Mata Hari nổi tiếng rộng rãi ở châu Âu với tư cách là vũ nữ “phong cách phương Đông” với nghệ danh Mata Hari (theo tiếng Indonesia và tiếng Mã Lai nghĩa là “con mắt buổi bình minh”). Mùa thu năm 1915, cơ quan tình báo Đức đã tuyển mộ Mata Hari làm điệp viên. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Mata Hari tham gia hoạt động gián điệp cho Đức.


Sau đó, để cứu người tình, cô đã tìm đến ban chỉ huy quân đội Pháp và được giao nhiệm vụ moi dữ liệu bí mật từ những người quen Đức cấp cao của cô. Từ đó, Mata Hari trở thành điệp viên hai mang.

Sáng ngày 13 tháng 2 năm 1917, Mata Hari bị bắt vì tội gián điệp. Cô bị tử hình gần thành phố Vincent tại trường bắn quân sự vào ngày 15 tháng 10 năm 1917.

Cuộc đời Mata Hari được phản ánh trong nhiều sách tài liệu và nghệ thuật, phim ảnh và tác phẩm thuộc các thể loại khác.


Vụ xử tử Mata Hari. Trích từ bộ phim năm 1920


Tượng Mata Hari ở Leeuwarden
0