Vibay

Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

Việt Nam, Cựu Đối Thủ Tranh Thủ Mỹ Để Đối Phó Với Trung Quốc

Lời tựa do báo USA Today đặt. Đó là lời lẽ có tính cách mặt mũi, kẻ cả, của một đại cường quốc. Thực chất, như nội dung bài viết cho thấy, mối bang giao Mỹ Việt ngày một thắt chặt này không hề là một chiều. Để đối phó với hành động lấn lướt gần đây của Trung Quốc, Hoa kỳ phải tìm cách liên kết với các quốc gia khác ở Châu Á để làm vòng đai bảo vệ con đường hàng hải quốc tế từ Bắc Á xuống Vịnh Thái Lan: Nhật, Phi, Nam Hàn, Úc, và không thể không có Việt Nam... Đó là nhu cầu của tình thế, đôi bên cùng cảm nhận sự cần thiết có nhau. "Bánh ít ném đi, bánh qui ném lại." Hơn nữa, việc này cũng là bảo vệ địa vị siêu cường của Hoa kỳ mà thôi. (SH).


Đại tướng Martin Demsey và Thượng tướng Đỗ Bá Ty, tại lễ đón tiếp ngày 14 tháng 8, 2014



TP HỒ CHÍ MINH - Tướng Martin Dempsey đã phục vụ 40 năm trong quân đội, chiến đấu ở Iraq, đi khắp thế giới nhiều lần.

Tướng Martin Demsey thăm một tàu chiến Việt Nam (Ảnh: Tom Vanden Brook, USA TODAY)

Tuy vậy, chẳng có gì trong thành tích ấy đã chuẩn bị đầy đủ cho chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên của ông - Chủ tịch bộ tham mưu liên quân đầu tiên kể từ chuyến viếng thăm của Đô đốc Thomas Moorer vào năm 1971. Vào thời điểm đó, đã có 300.000 lính Mỹ ở Việt Nam.

"Bay vào nội địa, nhãn quan hầu như quá tràn ngập," Dempsey nói với (phóng viên) USA Today, tham gia cùng ông trong chuyến đi. "Kiến trúc. Các xe gắn máy. Các hình ảnh hiện đại xung đột với quá khứ. Phụ nữ trên đồng ruộng đang chăm sóc các thửa ruộng, hay thả bộ xuống đường phố với đôi quang gánh."
"Vì vậy, bạn đã có sự xen kẻ kề nhau này với những người trước kia và ngày nay."

Dấu ấn của chiến tranh, mặc dù mờ nhạt, vẫn có thể truy tìm được. Một phần nhiệm vụ của Dempsey ở đây là để ghi nhận nhưng không bị trói buộc của quá khứ khi những kẻ từng là kẻ thù cay đắng tìm kiếm mối quan hệ mới và sâu sắc hơn. Cuộc viếng thăm bốn ngày của Dempsey qua ba thành phố cung cấp cái nhìn thoáng qua của quá khứ, hiện tại và tương lai của đất nước này với 93 triệu người đông đúc vào một không gian về kích thước của tiểu bang New Mexico.

Chiếc trực thăng TQLC Mỹ sơ tán người từ mái nhà của một tòa nhà Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn tháng Tư năm 1975 (Photo: NEIL ULEVICH, AP)

Một loạt các vấn đề của quá khứ và hiện tại phải đối mặt với Dempsey trong chuyến đi - từ các tác dụng độc hại của chất diệt cỏ chất độc màu cam đến sự vươn dậy của Trung Quốc và việc họ dùng sức mạnh quân sự ở Biển Đông đã làm chột dạ Việt Nam và các nước khác trong khu vực. Bóng ma của chiến tranh Việt Nam, và 58.000 binh sĩ Mỹ thiệt mạng ở đây, đã phủ bóng lên tất cả các vấn đề, một lời nhắc nhở của cuộc chiến tranh mà Hoa Kỳ đã bại trận và các máy bay trực thăng di tản nhục nhã các nhà ngoại giao và đám tùy tùng từ mái nhà của một tòa nhà Đại sứ quán Mỹ tháng 5 năm 1975. Có nhiều cơ hội để gia tăng thương mại đối với Việt Nam, một quốc gia đã vực dậy từ tàn phá của chiến tranh.

Cuộc viếng thăm của Dempsey cho thấy rằng Hoa Kỳ và Việt Nam muốn kết giao quan hệ quân sự gần gũi hơn, Ernie Bower, một chuyên gia về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế nói. Quan hệ ngoại giao đầy đủ với quốc gia cộng sản đã được thiết lập vào năm 1995, mặc dù một điều ngăn cấm bán vũ khí của Mỹ cho Việt Nam vẫn còn tồn tại.

Bower nói "Chiến tranh Việt Nam – hay cuộc chiến tranh của Mỹ theo người Việt Nam gọi nó - đang mờ dần nhanh chóng trong gương chiếu hậu," Hoa Kỳ và Việt Nam tìm lợi ích chung trong việc phát triển một khu vực ổn định, hòa bình và thịnh vượng, ông nói.

Dempsey đã thấy một vùng đất phát triển mọi mặt, nhỏ và lớn. Nhỏ: cửa hàng bán lẻ sang trọng Hermes luôn nhộn nhịp trong khi di tích như "xe tăng thời đại 60 và máy bay chiến đấu từ cuộc chiến tranh rỉ sét và méo mó trong cái nóng nhiệt đới và độ ẩm. Lớn: Việt Nam ve vãn Hoa Kỳ, siêu cường mà nó đã tống ra khỏi nước, như là đối trọng đối với Trung Quốc.

Từ Bắc vào Nam, có dấu hiệu cái mới đang đẩy lùi dần cái cũ. Ngay bên dưới một bảng quảng cáo cho đồ đạc phòng tắm từ đại công ty Kohler của Mỹ là một phụ nữ trên đồng ruộng, đội một chiếc nón lá và chăm sóc các cây lúa xanh màu ngọc bích.

ĐÀ NẴNG: Chuộc Lỗi Tội Ác Chiến Tranh

Phi trường của thành phố cảng xinh đẹp này ở miền Trung Việt Nam trên Biển Đông có một bí mật rất bẩn nhưng ai cũng biết. Núp dưới bóng của đường bay hiện đại là những gì có thể được biết đến như một Superfund (Siêu quĩ) tại Mỹ. Cơ quan Phát triển Quốc tế đang làm sạch dư lượng độc hại từ 20 triệu gallons chất diệt cỏ để phá hoại mùa màng vốn đã nuôi quân Việt Cộng và những tán lá rừng nhiệt đới vốn che giấu họ. Quân nhân Mỹ đã đặt chân vào Việt Nam đều được điều trị các chứng bệnh liên quan đến chất độc màu cam này.

Tai họa hóa chất này mang tên từ các vạch (màu cam) trên những thùng vận chuyển 55 gallons và là một hỗn hợp các loại thuốc diệt cỏ có chứa dioxin. Từ năm 1962 đến năm 1971, lính Không quân Hoa Kỳ nạp các chất hóa học trên máy bay tại căn cứ không quân Đà Nẵng. Máy bay chở hàng, giống như những chiếc máy bay phun thuốc nông nghiệp, rải chất độc màu cam trên những vùng rộng lớn của đất nông nghiệp và rừng.

Tại Đà Nẵng, nhiệm vụ diệt lá xanh, được gọi là "Chiến dịch Ranch Hand," làm ô nhiễm 95.000 mét khối đất.


Dempsey đã tham quan nơi dọn dẹp, một kim tự tháp bằng bê tông xẻ chỏm để lưu giữ và làm nóng bụi bẩn cho đến khi dioxin bị tan rã. Việc dọn dẹp dự kiến ​​sẽ hoàn thành vào năm 2016.

Một người quan sát ngoại cuộc, Wallace "Chip" Gregson muốn thấy Hoa Kỳ nên đẩy mạnh nỗ lực để xua đuổi một việc chết người khác cần được nhắc nhở - các loại đạn dược chưa nổ. Bom đạn của Mỹ đã san bằng từng mãng đất nước Việt Nam. Nhiều thứ đã không phát nổ nhưng vẫn còn gây chết người.

Gregson, người đã chiến đấu tại Việt Nam như một lính TQLC trẻ tuổi, nghỉ hưu vào năm 2005 như một vị tướng ba sao. Năm 2009, ông được bổ nhiệm làm trợ lý bộ trưởng quốc phòng cho Vụ An ninh châu Á và Thái Bình Dương cho đến tháng tư năm 2011 Ông đến thăm Việt Nam thường xuyên và là một chuyên gia về khu vực cho Trung tâm Vì Quyền Lợi Quốc Gia.

Hoa Kỳ và Nhật Bản có công nghệ tiêu hủy được các vật liệu chưa nổ tại hiện trường, tránh được nguy hiểm của việc di dời và cho nổ ở nơi khác, Gregson nói. "Chúng ta có thể và cần phải cung cấp một số trợ giúp lớn cho họ", ông nói. "Giúp Việt Nam phát triển nhanh chóng dường như là cú đánh trả phù hợp lại Trung Quốc, cũng như thực hiện một nghĩa vụ đạo đức từ thời chiến tranh."

HÀ NỘI: Việt Nam Cần Những Gì

Đó là một mối quan tâm mà Dempsey luôn nghe trong thời gian chuyến thăm của ông: Điều gì quan trọng nhất đối với Việt Nam?

"Trung Quốc, Trung Quốc, Trung Quốc," một học giả nói với ông trong một cuộc thảo luận bàn tròn với nhóm nghiên cứu địa phương.

Các cuộc đụng độ gần đây nhất bắt nguồn từ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên khoáng sản ngoài khơi và hải đảo trong vùng biển Đông. Trung Quốc đã di chuyển một giàn khoan biển sâu vào vùng biển tranh chấp và đã đánh chìm một tàu đánh cá Việt Nam gần đó vào tháng Năm.

Các phóng viên Việt Nam tại một cuộc họp báo hỏi ép Dempsey về Trung Quốc và những sự giúp đỡ gì quân đội Mỹ có thể cung cấp. Nó không phải là một cuộc chạm trán ồn ào mà Hoa Kỳ muốn tham gia nhiệt tình, ông nói. Một Trung Quốc thịnh vượng biết đối xử tốt với các nước láng giềng cũng là mục tiêu của Mỹ."Chúng tôi không cố gắng làm cho bất cứ ai phải lựa chọn giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ," Dempsey nói.

Việt Nam và Trung Quốc đã giao chiến có đến 18 cuộc chiến tranh trong hơn 2.000 năm qua, gần đây nhất vào năm 1979. Điều đó làm cho Trung Quốc là một mối bận tâm đối với Việt Nam, nhưng Việt Nam không dại gì lại kích động một cuộc xung đột lớn.

Thay vào đó, lãnh đạo Việt Nam muốn có một mối quan hệ sâu sắc hơn với Hoa Kỳ bao gồm trở thành một thành viên của Đối tác xuyên Thái Bình Dương, một thỏa thuận thương mại đang được đàm phán giữa 12 quốc gia, hứa hẹn sẽ thúc đẩy đầu tư và xuất khẩu.

Người Việt Nam muốn nhìn rõ ràng hơn về những gì đang xảy ra trên đường chân trời ở Biển Đông. Quân đội của họ thiếu radar và máy bay giám sát khác, hạn chế khả năng của họ để biết những gì Trung Quốc và những người khác đang làm.

Nếu lệnh cấm vũ khí được dỡ bỏ, Dempsey cho biết, Lầu Năm Góc có thể bán cho hải quân Việt Nam những công cụ tốt hơn để giám sát biển.

TP HỒ CHÍ MINH: Tương Lai Của Việt Nam

Thành phố Hồ Chí Minh - từng được gọi là Sài Gòn và đã được đặt tên theo nhà cách mạng đã dẫn dắt miền Bắc Việt Nam chiến thắng vào năm 1975 - xung động với năng lượng. Giòng thác của các xe máy chạy qua các đường phố, nhập chung với nhiều xe hơi sang trọng gia tăng.

Dempsey cho biết ông đã tiên liệu ​​sẽ được chào đón nồng nhiệt tại thành phố Hồ Chí Minh, nhưng có chút ngạc nhiên khi thấy một cuộc đón tiếp tương tự tại Hà Nội.

"Tôi không biết nếu các vấn đề của di sản chiến tranh dây dưa sẽ có thể khiến họ nghi ngại chúng tôi", Dempsey nói. Thay vào đó, ông đã tìm thấy"rằng dân chúng trong thực tế đã tiến tới về phía trước. Tôi cũng chắc rằng không phải tất cả ai cũng vậy."

Tăng trưởng kinh tế, vốn đã rộn ràng ở mức cao trong nhiều năm, đã chậm lại kể từ năm 2008. Nạn tham nhũng bóp nghẹt đầu tư nước ngoài và làm nghẽn tăng trưởng, theo nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu chống tham nhũng U4.

Việt Nam gia nhập đàm phán xuyên Thái Bình Dương "một phần vì nó cần phải cải cách nền kinh tế của mình để cạnh tranh hiệu quả và một phần bởi vì nó nhận ra rằng tác tương tác kinh tế là nền tảng cho một mối quan hệ an ninh mạnh mẽ," Bower nói.

Nếu Việt Nam hành động ăn khớp với nhau, đất nước (này) có thể là một xứ Hàn Quốc, theo báo cáo của chính phủ, trong đó có một báo cáo của cơ quan thương mại và phát triển của Vương quốc Anh vào tháng Bảy. Giúp Việt Nam có thể làm lợi cho Hoa Kỳ.

"Tôi thường nghĩ đôi khi là đối thủ trong quá khứ của chúng ta lại có thể trở thành người bạn thân nhất ", Dempsey, 62 tuổi, đã tốt nghiệp West Point năm 1974, quá muộn để tham gia chiến tranh (Việt Nam) cho biết.

"Không phải nói rằng điều đó sẽ không xảy ra nếu không có vài nỗ lực. Nhưng tôi nghĩ rằng có một khả năng Việt Nam có thể là một đối tác rất mạnh. Nhìn vào lịch sử của chúng ta với người Anh hay người Đức hoặc Nhật Bản. Nó có thể giống như một con phượng hoàng bay lên từ đống tro tàn. Đó là những gì tôi hy vọng sẽ xảy ra ở đây trong mối quan hệ này. "

Tom Vanden Brook/ USA Today
Theo Sách Hiếm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét