Thông tin ngày 9/6 ghi nhận được cho thấy thêm một sự leo thang của Trung Quốc khi tăng cường tàu chiến, trực bảo vệ đủ ba mặt quanh giàn khoan: đông, nam, tây.
Theo đó, tại khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, đại diện Cục Kiểm ngư cho biết, Trung Quốc đã tăng số tàu chiến quanh khu vực giàn khoan lên thành 6 chiếc, tăng thêm 2 tàu chiến so với ngày 8/6.
Cùng với đó, số tàu Trung Quốc vẫn duy trì khoảng trên 100 tàu, bao gồm: 36 tàu Hải cảnh, 21 tàu vận tải và tàu kéo, 44 tàu cá, 6 tàu chiến và một máy bay trinh sát Y-8 của Trung Quốc vẫn hoạt động tại khu vực giàn khoan ở độ cao khoảng 300–500m.
Về diễn biến mới nhất tại hiện trường thực địa, đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết, tàu cá của Trung Quốc với khoảng 35-40 chiếc, được sự hỗ trợ của 2 tàu hải cảnh đã hung hăng manh động, húc đẩy, vây ép tàu cá của ngư dân Việt Nam khi đang khai thác ở ngư trường truyền thống ra xa khu vực giàn khoan 38-40 hải lý.
Tại khu vực giàn khoan, các tàu của Trung Quốc gồm tàu Hải cảnh, hải tuần, tàu kéo, tàu vận tải tổ chức thành từng nhóm, từng lớp ở khu vực cách giàn khoan 7–8 hải lý và 9–11 hải lý, sẵn sàng, đâm va, phun vòi rồng để ngăn chặn tàu Kiểm ngư và tàu cá Việt Nam hoạt động trên khu vực.
Mặc dù có những hành động rõ ràng thể hiện dã tâm chiếm biển và sự hung hăng sẵn sàng tấn công, phía Trung Quốc vẫn lu loa rằng các tàu Việt Nam sẽ tấn công vào giàn khoan của họ.
Bên cạnh đó, Trung Quốc còn tuyên bố sẽ đưa tàu tiếp tế tải trọng 11.000 tấn đến biển Đông để phục vụ các tàu khác hoạt động lâu dài. Đây vừa là một động thái đe dọa Việt Nam, vừa là một đợt diễn tập thực tế.
Trước tình hình trên, trả lời Tuổi trẻ, Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, nguyên Giám đốc Học viện Hải quân đã bình luận: "Trước thái độ “trơ như đá” này, tôi nghĩ Trung Quốc có thể sẽ còn động thái khác. Nhiều công trình quân sự cũng đang được Trung Quốc xây dựng tại các đảo Gạc Ma, Chữ Thập, Châu Viên... ở Trường Sa phục vụ âm mưu chiếm trọn biển Đông lâu dài. Việt Nam nên gấp rút chuẩn bị cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra để giữ được chủ quyền lãnh thổ.
Quốc hội đồng ý dành 16.000 tỉ đồng cho ngư dân, cảnh sát biển, kiểm ngư Với đa số đại biểu tán thành, chiều 9/6, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước 2012 và Nghị quyết về cân đối ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương 2013. Theo đó, Quốc hội đồng ý dành 16.000 tỉ đồng từ nguồn cân đối ngân sách 2013 để hỗ trợ ngư dân đóng tàu đánh bắt xa bờ, đóng tàu trang thiết bị cho lực lượng cảnh sát biển, lực lượng kiểm ngư. Nghị quyết cũng quyết định chi một số khoản thực sự cấp bách để thực hiện chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ người có công, cải thiện nhà ở, cấp bù chênh lệch lãi suất cho 2 ngân hàng chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào các dân tộc… |
THEO BÁO GTVT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét