Vibay

Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2012

Chuyên gia Nga: Nhật có thể bán "Thần biển" cho Việt Nam

01/12/2012- Nhật Bản đang xa rời diện mạo một quốc gia "hòa bình". Trong nước nghe thấy ngày càng nhiều cuộc nói chuyện về sự cần thiết phải sửa đổi bản chất hoà bình của Hiến pháp. Tokyo bắt đầu đề xuất cung cấp viện trợ quân sự cho các quốc gia khác. Tàu chiến Nhật Bản ngày càng thường xuyên tham gia các cuộc tập trận chung với lực lượng hải quân của các nước châu Á và Thái Bình Dương. Mùa hè năm nay, Nhật Bản đã ký bản ghi nhớ về sự hợp tác quốc phòng với Philippines. Các văn kiện tương tự đã được ký kết với 8 quốc gia khác, kể cả Singapore và Việt Nam. Mới đây Tokyo đã thông qua quyết định cấp 2 triệu dollar để các chuyên gia Nhật Bản đào tạo binh sĩ ở Campuchia và Đông Timor.


Thủy phi cơ US-2 được mệnh danh là "Thần biển" của Nhật Bản


Chiến đấu cơ Nhật

Cột mốc quan trọng tiếp theo có thể là việc cung cấp vũ khí cho khu vực. Tờ báo “New York Times” viết rằng, ở đây nói trước hết về máy bay lội nước và tàu ngầm diesel là loại kỹ thuật quân sự lý tưởng để tiến hành chiến sự ở vùng nước nông của thềm lục địa. Liệu Nhật Bản sẵn sàng trở thành cầu thủ độc lập trên thị trường vũ khí hay không? Sau đây là ý kiến của chuyên viên Vasily Kashin từ Trung tâm Phân tích Chiến lược: “Nhật Bản có khả năng trở thành cầu thủ độc lập vì nước này sở hữu hàng tồn kho vũ khí các thế hệ trước với chất lượng rất cao.

Một số quốc gia châu Á-Thái Bình Dương thể hiện sự quan tâm đến điều đó. Nhật Bản sản xuất các loại kỹ thuật quân sự trong hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ và chịu ảnh hưởng lớn của Mỹ trong tất cả các vấn đề quân sự. Nếu Nhật Bản bắt đầu xuất khẩu các loại sản phẩm này thì rõ ràng là, các mặt hàng đó sẽ không đi đến những quốc gia có quan hệ phức tạp với Hoa Kỳ, cũng như các nước mà người Nhật Bản có thể cạnh tranh thành công với Mỹ. Do đó, danh sách các đối tác nhập khẩu tiềm năng là khá ngắn. Chắc là, Nhật Bản không thể trở thành nhà cung cấp vũ khí phạm vi thế giới.

Cùng với thời gian, Nhật Bản, cũng như Anh và Israel, có thể cung cấp một số cụm, tổng thành, phụ tùng điện tử cho các hệ thống vũ khí. Có lẽ, Tokyo sẽ bắt đầu với việc xuất khẩu cái gọi là “thuyền bay” (một số báo gọi là "thần biển") cho cảnh sát biển Philppines, Indonesia và Việt Nam”.

Ở đây nói về máy bay lội nước US-2, mà phía Nhật Bản gọi là loại thủy phi cơ tìm kiếm và cứu nạn. Cơ sở sản xuất – tập đoàn ShinMaywa Industries đang tiến hành cuộc đàm phán với đại diện của lực lượng vũ trang Indonesia. Trước đó, vào năm 2011, công ty này được phép tham gia cuộc đấu thầu của Không lực Hải quân Ấn Độ về mua sáu máy bay lội nước.


"Thần biển" US-2 của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản

Trong biên chế của lực lượng phòng vệ Nhật Bản thì thủy phi cơ US-2 ngoài công tác tìm kiếm còn đảm trách nhiệm vụ vận tải trên biển, đồng thời còn là một máy bay phát hiện tầm xa hiệu quả.

US-2 có khả năng hạ cánh ở khu vực biển có sóng cao 3m, và loại máy bay này ngoài khả năng áp dụng trong công tác tìm kiếm cứu nạn còn có thể được cải tiến thành thứ vũ khí đáng sợ đến từ trên không.

Đây là loại thủy phi cơ do Nhật Bản tự nghiên cứu và chế tạo. Sau khi nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu vũ khí, Nhật Bản cũng bày tỏ sự sẵn lòng cung cấp vũ khí ra nước ngoài, đặc biệt là các nước Châu Á - Thái Bình Dương. Bởi Nhật cũng đồng quan điểm với Mỹ khi nhận định rằng các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á nếu sở hữu một sức mạnh “đảm bảo” thì sẽ duy trì được sự ổn định lâu dài tại khu vực này.

Theo ý kiến của các chuyên gia, nguyên nhân của những thay đổi trong chiến lược an ninh quốc gia Nhật Bản là cuộc xung đột đang leo thang với Trung Quốc về quyền sở hữu các đảo ở biển Hoa Đông. Tuy nhiên, nếu trước đây Nhật Bản chỉ dựa vào liên minh quân sự với Mỹ, thì hiện nay có những dấu hiệu cho thấy rằng, Tokyo chủ trương hành động tự chủ hơn. Cố vấn đặc biệt về an ninh Kitagami Keiro giải thích thêm rằng, trong thời gian chiến tranh lạnh Nhật Bản chỉ phải làm theo chỉ thị của Hoa Kỳ. Còn hiện nay Nhật Bản phải đứng trên đôi chân của chính mình. Giám đốc Viện Nghiên cứu Đông Á Yoshihide Soeya nói cụ thể hơn: "Chúng tôi muốn thành lập liên minh riêng ở châu Á để ngăn cản Trung Quốc lấn át chúng ta”. Chuyên viên Nga Vasily Kashin nhật xét như sau: “Trong giới chính trị Nhật Bản thỉnh thoảng tiến hành các cuộc tranh luận về nội dung: trong các vấn đề an ninh khu vực cần phải dựa vào sức lực của mình. Nhưng, theo tôi, vấn đề này không thể được giải quyết nhanh chóng. Đây sẽ là một cuộc cách mạng trong mối quan hệ ở châu Á. Bởi vì hiện nay, toàn bộ chính sách châu Á dựa trên thực tế rằng, Nhật Bản nằm dưới sự bảo trợ của Hoa Kỳ, và bản thân Tokyo không tạo nguy cơ đe dọa ai đó. Nhưng, nếu Nhật Bản ra khỏi “cái ô Mỹ” thì điều đó sẽ gây ra phản ứng mạnh mẽ từ phía Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước khác. Thật vậy, Nhật Bản đã có một số nỗ lực để trở nên độc lập hơn, nhưng, nước này vẫn còn rất xa từ nền độc lập thực sự”.

Tất nhiên, điều vô lý nếu dự đoán rằng, trong tương lai gần Nhật Bản sẽ biến lực lượng phòng vệ dân sự thành công cụ tấn công. Mặt khác, trong khi Trung Quốc đang gia tăng sức mạnh quân sự và có tham vọng đóng vai trò chủ đạo ở vùng Biển Đông thì Nhật Bản cũng có thể thoát khỏi hình ảnh một đất nước "hòa bình".

Theo VnMedia/ Tiếng nói nước Nga

1 nhận xét:

  1. Cảm ơn bài viết hay và hữu ích ! tôi đang tìm thông tin này.

    Trả lờiXóa