11/12/2012- (Chuyển nguyên nội dung và hình ảnh từ caixun.com - Trang tin kinh tế của Trung Quốc): Chắc hẳn lịch sử chính thống của Việt Nam hầu như đều là những nội dung chống Trung Quốc, ân oán Trung-Việt chắc hẳn từ xưa đến nay là phức cảm khó lòng vượt qua. Mới đây, Việt Nam cáo buộc tàu cá Trung Quốc phá hỏng cáp thăm dò của 1 tàu thăm dò thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, quan hệ hai bên trở nên căng thẳng. Việt Nam còn biểu thị sự bất bình, đồng thời đã áp dụng biện pháp chống trả trước việc trên hộ chiếu điện tử mới của Trung Quốc có bản đồ “khu vực tranh chấp Nam Hải”.
Tháng 6 năm nay, Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa, đồng thời lên kế hoạch đấu thầu quốc tế khai thác dầu mỏ ở Nam Hải, kết quả là một vài tuần trong tháng 7 và tháng 8, tại Hà Nội đã xảy ra 4 cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Phía cảnh sát lúc đầu ngầm cho phép biểu tình, nhưng sau đó lại ngăn chặn. Còn từ tháng 6 đến tháng 8 năm ngoái, tại Việt Nam hầu như tuần nào cũng có xảy ra biểu tình chống Trung Quốc.
Trung Quốc và Việt Nam núi sông nối liền, môi hở răng lạnh, xưa nay quan hệ rất thân thiết. Hai nước đã trải qua những thời kỳ tốt đẹp vừa là đồng chí vừa là anh em, cũng đã từng trải qua những năm tháng bất hòa thành thù hận, ngày nay, quan hệ Trung-Việt tuy đã đi vào bình thường hóa, nhưng tranh chấp và va chạm liên tục, tình anh em khó lòng có lại được. Xem từ phản ứng của những người Trung Quốc từng tới Việt Nam, thì người Việt Nam cũng không còn đối xử với người Trung Quốc như anh em nữa, mà thường mang tâm lý cảnh giác.
Trong lịch sử, Việt Nam từng bị Trung Quốc trực tiếp cai trị tới hàng ngàn năm, cho mãi đến thế kỷ 10 Việt Nam mới thoát khỏi Trung Quốc để độc lập dựng nước, duy trì mối quan hệ phiên thuộc nhất định với Trung Quốc. Rồi cho đến cuối thế kỷ 19, Việt Nam thành thuộc địa của Pháp, Trung Quốc mới chính thức từ bỏ quyền bá chủ đối với Việt Nam. Hơn nữa trong lịch sử, Việt Nam từng nổ ra rất nhiều cuộc khởi nghĩa và chiến dịch chống lại ách cai trị của các vương triều Trung Quốc.
Người Việt Nam thường gọi Trung Quốc là “nước láng giềng mạnh”, trong kiểu xưng hô này mang hàm nghĩa kép: “Chỗ dựa mạnh” và “láng giềng mạnh cần phải cảnh giác”. Như chúng ta đã biết, từ thập kỷ 50 đến thập kỷ 70 của thế kỷ trước, Trung Quốc đã có sự chi viện to lớn và vô tư cho các cuộc đấu tranh chống Pháp và chống Mỹ của Việt Nam, đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc Việt Nam cuối cùng đã đánh bại quân xâm lược và giành lại được độc lập dân tộc.
Về điều này, lãnh đạo Việt Nam từng nhiều lần bày tỏ: “Thắng lợi của nhân dân Việt Nam không thể tách rời với sự ủng hộ mạnh mẽ và sự chi viện to lớn của chính phủ Trung Quốc và nhân dân Trung Quốc. Nhân dân Việt Nam mãi mãi không bao giờ quên được sự giúp đỡ khẳng khái của Trung Quốc”. “Nhân dân Việt Nam mãi mãi trân trọng tình hữu nghị Trung-Việt mà Hồ Chủ tịch và Mao Chủ tịch đã dày công vun đắp, sẽ quyết tâm làm hết sức mình để làm cho tình hữu nghị này truyền lại được cho đời sau”.
Về khoảng thời gian có tình hữu nghị thân thiết “vừa là đồng chí vừa là anh em” giữa hai nước Trung-Việt, những người Việt Nam trên 60 tuổi đều là nhân chứng, rất nhiều người trong số họ khi nói về khoảng thời gian này đều hết sức xúc động về sự giúp đỡ vô tư của Trung Quốc, đồng thời hiểu được một cách sâu sắc ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường sự hợp tác tốt đẹp giữa hai nước.
Tuy nhiên, với lớp trẻ Việt Nam ngày nay, giai đoạn lịch sử đó đã ngày một xa đi và phai mờ, một vài phương tiện truyền thông trong nước được lớp trẻ ưa thích đã không ngần ngại xào xáo lại những tranh chấp chủ quyền Trung-Việt ở khu vực Nam Hải với biên độ lớn, trong khi đó lại rất ít đề cập đến lịch sử hai nước từng kề vai chiến đấu. Có khá nhiều thanh niên Việt Nam coi Trung Quốc là kẻ mạnh về mặt kinh tế, nhưng đồng thời cũng coi là đối thủ, thậm chí là cường địch, tranh giành quyền lợi biển với Việt Nam.
Dân chúng Việt Nam tổ chức các cuộc biểu tình phản đối bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc, họ đã không còn thù hận, thậm chí đừng nói gì tới là phản cảm, với nước Mỹ từng xâm lược nước mình. Còn đối với Trung Quốc, một số khá lớn trong họ lại đồng tình với quan điểm “láng giềng mạnh cần phải cảnh giác”, thậm chí lại còn trở thành kẻ tán đồng với “thuyết mối đe dọa Trung Quốc”.
Nhưng cùng với vấn đề Biển Nam Trung Hoa[ii], Trung Quốc có sự tranh chấp với nhiều nước láng giềng, quan hệ Trung-Việt dần dần bắt đầu đi vào thế đối kháng, đồng thời xét về quan hệ thương mại và vị trí trí địa lý giữa hai nước Trung-Việt, Việt Nam cũng buộc phải giữ kiềm chế.
Việt Nam lôi kéo Mỹ, Nga đối chọi với Trung Quốc
Việt Nam có đường bờ biển dài, vị trí ở vào cửa ngõ động mạch lớn trên biển, tiếp giáp với nguồn dự trữ năng lượng ngoài khơi cực lớn. Năm ngoái khi tôi đi thăm Việt Nam, đã phát hiện thấy nước này không chỉ bận rộn với việc phát triển kinh tế, mà còn phải đối mặt với thách thức nên chung sống ra sao đây với nước láng giềng và bá quyền từ hàng trăm năm – để ứng phó với thách thức này, Việt Nam ngày càng cầu viện tới đối thủ xưa kia của mình là Mỹ.
Nhất là trong những năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng kinh tế và sự tăng cường về thực lực quân sự của Trung Quốc, ngày càng nhiều người dân Việt Nam trong nước lo lắng bị chịu sự kiểm soát của Trung Quốc, mà từ xưa đến nay Việt Nam dường như luôn phải chống lại Trung Quốc. Hình thái ý thức tâm lý này vẫn chưa thay đổi, khiến cho người Việt Nam luôn cảnh giác và lo ngại Trung Quốc.
Việt Nam khát vọng trở thành cường quốc trong khu vực, bất kể Việt Nam có mua của Nga 6 chiếc tàu ngầm “lớp kilo” tiên tiến hay dùng vịnh Cam Ranh để làm trò giỡn giữa Mỹ và Nga đi nữa, thì cũng đều cho thấy Việt Nam có thể có được lợi ích lớn nhất trong trò chơi này ở Nam Hải.
Và người Việt Nam đồng thời với việc sợ Trung Quốc, lại cũng không thể thoát khỏi ảnh hưởng của lân bang phương Bắc lớn mạnh của mình, dân số Trung Quốc nhiều gấp 15 lần Việt Nam, hơn nữa vị trí địa lý lại quyết định mối quan hệ Trung-Việt. Cộng thêm nếu rời bỏ Trung Quốc, Việt Nam sợ lại càng khó lòng đi vào hàng cường quốc. Đồng thời, Việt Nam không đời nào lại xa lánh Trung Quốc để đi vào vòng tay Mỹ. Việt Nam đã quá phụ thuộc vào Trung Quốc, đã có mối gắn kết qua lại với Trung Quốc. Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, còn Việt Nam lại nhập khẩu từ Trung Quốc nhiều hơn bất cứ quốc gia nào khác. Nếu không có Trung Quốc, nền kinh tế Việt Nam chắc chắn sẽ không thể vận hành được bình thường, các sản phẩm giá rẻ Trung Quốc tràn ngập Việt Nam, gây trở ngại cho sự tăng trưởng của ngành chế tạo bản địa. Cộng thêm mối thù hận lịch sử Mỹ-Việt cũng khiến cho quan hệ Trung-Việt buộc phải giữ cho được mối quan hệ tốt đẹp nhất định chứ không làm mất mặt nhau.
Ngoài nhân tố về địa lý, Việt Nam vốn có một sự thiếu tin tưởng nào đó ở Mỹ. Một vị quan chức nói, Mỹ đang suy thoái, Washington chỉ chằm chằm vào Trung Đông mà bỏ qua sự trỗi dậy của Trung Quốc ở Đông Á, điều này lại càng đẩy nhanh sự trượt dốc của Mỹ. Còn nữa, Việt Nam lo là Mỹ sẽ bắt quan hệ với Trung Quốc mà bán rẻ Việt Nam.
Nguồn: international.caixun.com (trang tin kinh tế của Trung Quốc)
Bản tiếng Việt: Ba Sàm
[i] Tức Biển Đông.
[ii] Tức Biển Đông.
ngày nay nhân dân việt nam luôn đề cao cảnh giác bọn tàu khựa tham lam.bọn chó tàu khựa luôn thâm hiểm.bài học năm 1979 vân còn rất mới.nhân dân việt nam sẽ sẵn sàng chiến đấu tiêu diệt bọn tàu khựa nếu chúng dám xâm lược viêt nam một lần nữa.bảo vệ gìn giữ từng tấc đất,lãnh hải cha ông tổ tiên người việt đã để lại .
Trả lờiXóathằng háng cẩu rất thâm hiểm,nó đưa miếng bánh nào ra là có lưỡi câu trong đó
Trả lờiXóahết sức cảnh giác với tụi khựa,Tân Cương,Tây Tạng,Nội Mông...còn đó !!!
Dù ở bất cứ thời kỳ nào, Trung Quốc vẫn là nước mạnh hơn Việt Nam về mọi mặt. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay tiềm lực quốc phòng của Việt Nam tương đối đảm bảo để bảo vệ Tổ Quốc trong mọi tình huống.Nếu các nước nhận thấy Trung Quốc là nước ngang ngược , hiếu chiến, Việt Nam là quốc gia bảo vệ Tổ Quốc chính nghĩa thì hãy ủng hộ cho Việt Nam có đủ điều kiện để chiến đấu với Trung Quốc. Trung Quốc là hiểm họa không chỉ cho Việt Nam mà cho toàn thế giới !
Trả lờiXóaDù ở bất cứ thời kỳ nào, Trung Quốc vẫn là nước mạnh hơn Việt Nam về mọi mặt. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay tiềm lực quốc phòng của Việt Nam tương đối đảm bảo để bảo vệ Tổ Quốc trong mọi tình huống.Nếu các nước nhận thấy Trung Quốc là nước ngang ngược , hiếu chiến, Việt Nam là quốc gia bảo vệ Tổ Quốc chính nghĩa thì hãy ủng hộ cho Việt Nam có đủ điều kiện để chiến đấu với Trung Quốc. Trung Quốc là hiểm họa không chỉ cho Việt Nam mà cho toàn thế giới !
Trả lờiXóaXIN CAC ANH DUNG PHAT BIEU LUNG TUNG NHU THE LAM MAT TINH HUU NGHI VN VA TRUNG QUOC KHONG HOP VOI CHINH SACH 4 TOT VA 16 CHU VANG GIUA DANG TA VA DANG CS TQ,HAY DE CHO NHA NUOC VA DANG TA LO,TINH HUU NGHI VN VA TQ DOI DOI BEN VUNG MUON NAM ,DUNG DE CA THE LUC PHAN DONG NUOC NGOAI KHICH DONG LAM ANH HUONG TINH DAN TOC QUOC TE VO SAN GIUA VN VA TQ MA CHUNG TA BOI DUONG BAY LAU NAY,HAY BIET ON VA NHO RANG TQ DA GIUP DO CHUNG TA RAT NHIEU ,HAY TO LONG BIET ON TQ ,NGUOI ANH EM VI DAI CHUNG TA
Trả lờiXóatrung quoc muon nam, truong sa va hoang sa la cua TQ vi dai
Trả lờiXóaTRUNG QUOC VI DAI MUON NAM,DU ME CAI LU PHAN DONG NOI XAU TRUNG QUOC,TRUNG QUOC RAT CO CONG ON LON VOI DAN TOC VIET NAM,SAN SANG HY SINH VI TRUNGQUOC VI DAI CHUNG TA
Trả lờiXóatrung quoc vi dai muon nam song mai doi doi trong su nghiep vi dai cua dang,nha nuoc va nhan dan viet nam,Mao chu tich muon nam,du me cai lu phan dong nuoc ngoai noi xau trung quoc cua chung ta
Trả lờiXóa