Ngày 29/11, trang mạng “Strategy Page” Mỹ đăng bài viết “The Chinese School For Aces” (Trường phi công Trung Quốc) cho rằng, Trung Quốc đang gấp rút đào tạo phi công, đã xây dựng được trường bay mới, đồng thời đã giới thiệu về tình hình xây dựng lực lượng “quân xanh” mô phỏng của Không quân Trung Quốc,
lực lượng quân xanh “tinh nhuệ” của Hải quân Mỹ và tình hình có liên quan của trường “hồng kỳ” (cờ đỏ) của Không quân. Bài viết nhấn mạnh, Mỹ tập trung theo dõi việc xây dựng lực lượng quân xanh mô phỏng của Không quân Trung Quốc. Sau đây là nội dung chính của bài viết:
Trung Quốc đã tổng kết được một bài học để thành công trong chiến đấu trên không (không chiến) là áp dụng mô hình đào tạo/huấn luyện phi công của phương Tây, đang đầu tư lớn để thực hiện.
Trung Quốc đang thay thế hàng nghìn máy bay tác chiến chế tạo bằng công nghệ của Liên Xô thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Bắt đầu từ thập niên 90 thế kỷ trước, Trung Quốc luôn nhập khẩu máy bay chiến đấu phong cách phương Tây của Nga như MiG-29 và Su-27, đồng thời đã chế tạo ra máy bay có thiết kế tương tự.
Nhưng những máy bay này chỉ được điều khiển bởi các phi công được đào tạo có tố chất, kinh nghiệm phong phú mới có thể hình thành khả năng tác chiến. Vì vậy, Trung Quốc đã chi phí rất nhiều nhiên liệu và thiết bị để đào tạo phi công hiện đại.
Song những điều đó còn lâu mới đủ, những phi công được huấn luyện bằng máy bay cũ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, sau khi chuyển sang máy bay hiện đại, đã không được nâng lên nhiều.
Để nâng cao trình độ huấn luyện đặc biệt và kỹ thuật, không chiến hiện đại, phải nhập các chương trình rủi ro cao như thiết bị mô phỏng bay, huấn luyện cơ động trên không.
Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động huấn luyện có liên quan, trong đó có xây dựng một “Học viện bay” với chế độ học tập 4 năm.
Không quân Trung Quốc cũng đang huấn luyện lực lượng quân xanh sử dụng chiến thuật của đối phương (chủ yếu là Quân đội Mỹ và Quân đội Ấn Độ), đã thành lập 3 phi đội hải quân, 1 phi đội Su-30, mô phỏng F-15 của quân Mỹ hoặc dòng máy bay Su-30 của Ấn Độ, Việt Nam, 1 phi đội J-10A mô phỏng máy bay F-16, 1 phi đội J-7 mô phỏng mối đe dọa trên không tầm thấp như MiG-21 hiện vẫn được Ấn Độ sử dụng.
Máy bay quân Mỹ tiến hành “huấn luyện mô phỏng” bắt đầu từ năm 1969, khi đó Hải quân Mỹ đã thành lập trường phi công máy bay chiến đấu tinh nhuệ sớm nhất để đào tạo phi công có tố chất tương đối kém, tiến hành tác chiến với máy bay chiến đấu do Liên Xô chế tạo của miền bắc Việt Nam.
Máy bay chiến đấu Su-30 của lực lượng hàng không Đại quân khu Quảng Châu sơn màu mô phỏng quân đối phương để đào tạo phi công
Các phi công này sử dụng máy bay “quân xanh”, mô phỏng phương thức tác chiến của phi công đối phương, được gọi là đào tạo giả tưởng (dissimilar training).
Trước đây, giữa các phi công Mỹ tiến hành huấn luyện đối kháng đều sử dụng máy bay và chiến thuật của Mỹ. Trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai, do kinh nghiệm chiến đấu thực tế của phi công đối phương tương đối ít, cộng với tình hình máy bay và chiến thuật đều rất giống nhau, chiến sự liên tiếp cũng đã cung cấp cho phi công cơ hội luyện tập chiến đấu thực tế.
Trong Chiến tranh Việt Nam, phi công Việt Nam (miền bắc) do Liên Xô đào tạo đã gây rất nhiều phiền phức cho quân đội Mỹ, chương trình huấn luyện dùng quân xanh của Mỹ đã giải quyết vấn đề nan giải này. Sau đó, Không quân Mỹ cũng đã thành lập trường bay “hồng kỳ” để đào tạo phi đội bay “quân xanh”.
Đầu thập niên 80, Liên Xô cũ đã thành lập trường không chiến mô phỏng, đã thành lập phi đội theo mô hình phương Tây, năm 1987, Trung Quốc cũng thành lập “quân xanh” mô phỏng.
Máy bay chiến đấu J-10 của Không quân Trung Quốc đóng vai "quân địch" huấn luyện tác chiến trong đêm, chuẩn bị cất cánh trên đường băng.
40 năm qua, 2 chương trình huấn luyện quân xanh phát triển khác nhau, cuối cùng đã làm thay đổi triệt để khái niệm “huấn luyện đối kháng”. Hải quân sử dụng chương trình “huấn luyện đối kháng” để nâng cao kỹ năng bay, nội dung huấn luyện “hồng kỳ” của Không quân toàn diện hơn, phân chia thành các nội dung huấn luyện không chiến khác nhau, đặc biệt là tác chiến điện tử.
Sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, đối thủ tác chiến tiềm tàng của quân Mỹ cơ bản không được đào tạo nhiều lắm, kỹ năng bay của phi công Liên Xô bắt đầu đi xuống từ thập niên 80, khó khăn kinh tế đã dẫn đến cắt giảm số giờ huấn luyện bay.
Khi đó, đúng vào lúc Mỹ tăng giờ bay cho phi công. Hơn nữa, thiết bị mô phỏng bay của Mỹ phát triển rất tốt. Phi công Mỹ phát hiện ra, thiết bị mô phỏng bay chiến thuật có tính chất trò chơi cũng rất có giá trị huấn luyện.
Hiện nay, Trung Quốc cũng đang tìm mọi cách, sử dụng mô hình huấn luyện quân xanh, được Mỹ tập trung theo dõi chặt chẽ.
Chinanews/ Giaoduc.net.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét