Báo cáo của Leslie Hook từ Bắc Kinh/ Financial Times
(Anh Quốc)
(Anh Quốc)
Bên lề Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 18 ở Bắc Kinh vào thứ Sáu, Wang Yilin, người đứng đầu của CNOOC, một tập đoàn năng lượng nhà nước Trung Quốc, lần đầu tiên tiết lộ nguồn tài nguyên ở biển Đông, nói rằng khu vực có thể dự trữ 17 tỷ tấn dầu và 498 trillion ( Trillion: Theo Anh Quốc là 1018, tức 1 triệu tỉ. 498 trillion = 498x1018) feet khối khí đốt tự nhiên.
Mặc dù chỉ có một phần nhỏ tài nguyên ở biển Đông là có khả thi về kinh tế để khai thác, các nhà phân tích ước tính rằng mức dự trữ năng lượng ở vùng biển này có thể gấp đôi dự trữ của Trung Quốc hiện nay và đã được chứng minh trong lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt.
Trong những tháng gần đây, Bắc Kinh đã đụng độ với Việt Nam và Philippines trên các ranh giới hàng hải Biển Đông. Hà Nội đã ban hành một phản đối chính thức vào tháng Sáu khi Cnooc tổ chức đấu thầu khai thác 6 lô dầu khí trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Trung Quốc cũng đã đụng độ với Nhật Bản về vấn đề Senkaku/ Điếu Ngư, một quần đảo ở biển Hoa Đông, tranh chấp đã gây ra các cuộc biểu tình bạo lực chống Nhật Bản tại Trung Quốc và làm tổn thương mối quan hệ kinh tế giữa hai nước.
Những căng thẳng trong tuyên bố chủ quyền lãnh thổ đã gây ra lo ngại giữa các nước láng giềng của Trung Quốc và Mỹ cho rằng Bắc Kinh ngày càng hung hăng hơn khi nền kinh tế phát triển. Tranh chấp lãnh hải không chỉ tập trung vào chủ quyền, có tác động lớn tới kinh tế của quốc gia giành được quyền kiểm soát vùng biển tranh chấp mà Biển Đông còn là một tuyến đường hàng hải chiến lược của Trung Quốc - 1/3 lưu lượng vận chuyển của thế giới đi qua đây - và được sử dụng như một vùng đánh cá thương mại.
Hôm thứ Năm, Hồ Cẩm Đào, Chủ tịch Trung Quốc kêu gọi các thế hệ lãnh đạo tiếp theo biến nước này thành một "cường quốc hàng hải" và bảo vệ chủ quyền biển của Trung Quốc, báo hiệu rằng nước này sẽ xây dựng sức mạnh của nó trên biển.
Ông Wang báo cáo trước Đại hội, "đã tìm thấy con đường" để CNOOC phát triển khai thác dầu khí ở hải ngoại. Ông thừa nhận Biển Đông là một "khu vực tương đối nhạy cảm ", và cho biết CNOOC muốn "gác tranh chấp qua một bên và cùng phát triển" (với các công ty quốc tế ?).
Người đứng đầu Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Nhà nước Trung Quốc, một trong những công ty đóng tàu lớn nhất thế giới, cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các tuyên bố chủ quyền (phi pháp) của Trung Quốc vào thứ Sáu, và kiêu gọi xây dựng hạm đội tàu hải giám và tàu tuần tra.
"Trong lĩnh vực bảo vệ quyền hàng hải của chúng ta, khả năng thiết bị của chúng ta bị thiếu nghiêm trọng", ông Hồ Văn Minh, Chủ tịch của tập đoàn đóng tàu, nói thêm: "Ngay bây giờ khoảng cách giữa các thiết bị hàng hải của chúng ta và các quốc gia xung quanh là rất lớn," ông nói bên lề đại hội đảng.
Thăm dò nước sâu ở Biển Đông đã tương đối hạn chế vì những tranh chấp lãnh thổ, nhưng Cnooc đang đầu tư rất nhiều để xây dựng khả năng khai thác dầu và khí đốt ở vùng biển đầy thử thách này.
Ông Wang cũng thông báo, Cnooc đã phát hiện mỏ khí "lớn" ở Bể Sông Hồng, nằm ngoài khơi bờ biển phía tây của đảo Hải Nam.
"Đó là một bể dầu khí nằm trên biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nếu họ phát hiện mỏ khí đốt lớn ở đó, nó (mỏ khí đốt) sẽ tạo ra những điều 'thú vị' [về chính trị] ", ông Neil Beveridge, nhà phân tích dầu khí tại Bernstein - một công ty kỹ nghệ, nói.
Số liệu của Cnooc cho thấy dự trữ dầu khí ở Biển Đông là cao hơn so với dự báo trước đó của Hoa Kỳ và dự báo của Bộ Đất đai và Tài nguyên Trung Quốc. Công ty tư vấn năng lượng Wood Mackenzie cho biết, hiện nay có 2,5 tỷ thùng dầu dưới đáy Biển Đông, một phần quá nhỏ so với ước tính của Cnooc.
Trong nhiều thập kỷ, chiến lược hải quân Trung Quốc tập trung vào việc bảo vệ bờ biển của nước này và đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột tiềm năng đối với Đài Loan, hòn đảo độc lập tự trị mà Bắc Kinh tuyên bố là một phần lãnh thổ của mình.
Kể từ đầu những năm 1990, Hải quân Trung Quốc đã được hiện đại hóa để có được khả năng cuối cùng là thực thi các yêu cầu khác, chiếm lãnh thổ. Vào năm 2004, ông Hồ Cẩm Đào đã đưa ra "nhiệm vụ lịch sử mới" đối với Quân đội Giải phóng Nhân dân. Ông nói "mở rộng lợi ích quốc gia" là một mục tiêu. Kể từ đó, chính phủ và các quan chức quân đội đã thường xuyên lập luận về hội nhập trong nền kinh tế toàn cầu của Trung Quốc có nghĩa là nước này có lợi ích quốc gia sâu rộng hơn, do đó đòi hỏi khả năng quân sự lớn hơn.
Báo cáo bổ sung bởi Kathrin Hill, Gwen Chen và Javier Blas.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét