Chịu 1.000 năm đô hộ của Trung Quốc, trải qua nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc, rồi trở thành thuộc địa của Pháp và gần đây là cuộc chiến kéo dài nhiều thập kỷ chống lại sự xâm lược của Mỹ, Việt Nam đã nhiều lần trỗi dậy như cánh chim phượng hoàng từ những đống tro tàn của 2.000 năm lịch sử đầy khói lửa.
Từ chiến tranh đến hòa bình
Địa đạo Củ Chi và địa đạo Vịnh Mốc là bằng chứng sinh động về sự kiên trì, sáng tạo và ý chí kiên cường của người Việt trong các cuộc chiến tranh. Có thể coi đó là những câu chuyện hiện đại giữa chàng David và người khổng lồ Goliath.
Nằm ở ngoại vi Sài Gòn, địa đạo Củ Chi là một mạng lưới đường hầm có tổng chiều dài trên 200km, sâu trung bình 6m, rộng 60cm, được đào trong vòng 10 năm. Đây là nơi ẩn náu và sinh sống của 16.000 chiến binh giải phóng. Các đường hầm này giúp kết nối các căn cứ, cho phép du kích giải phóng phối hợp thực hiện các cuộc tấn công bất ngờ vào quân đội Mỹ.
Địa đạo Vĩnh Mốc nằm trong vùng giới tuyến ngăn cách 2 miền Nam Bắc, có ba cấp độ sâu, dài khoảng 3,5 dặm và có 12 lối vào. Không giống như địa đạo Củ Chi, địa đạo Vịnh Mốc rộng hơn và cao hơn, do đó, việc đi bộ ở nơi đây thoải mái hơn.
Cả hai hệ thống đường hầm kể trên đều có nhà bếp, phòng họp và bệnh viện, kho chứa đạn dược và nhiều loại bẫy dánh cho kẻ xâm nhập. Các đường hầm đều được đào bằng tay với các công cụ thô sơ.
Ngày nay, hầu hết các dấu tích chiến tranh đã không còn hiện diện. Điều đau thương về những trận đánh khốc liệt, những loại hóa chất hủy diệt chỉ còn trong ký ức. Phía trên các đường hầm là rừng cây tái sinh và cách đó không xa là cuộc sống nhộn nhịp của các làng mạc, thị trấn, nông trại và nhà máy…
Từ những di tích xa xưa đến sắc màu hiện đại
Thánh địa Mỹ Sơn chính là lý do chính khiến tôi thực hiện chuyến đi một mình kéo dài một tháng đến Việt Nam vào năm nay. Đây là địa điểm tôi đã bỏ qua trong chuyến đi đến Việt Nam lần trước. Trong lần đó, tôi đã bị chinh phục khi xem các hiện vật tìm được từ Mỹ Sơn tại Bảo tàng điêu khắc Chăm ở Đà Nẵng.
Mỹ Sơn là kinh đô vương quốc Hindu cổ, nơi đây chịu ảnh hưởng của văn hóa cổ Ấn Độ, với rất nhiều đền thờ của các vị thần Ấn giáo.
Tôi luôn bị hấp dẫn bởi cách mà Ấn Độ - một đất nước không bao giờ tấn công hoặc chiếm hữu bất kỳ quốc gia nào - đã để lại dấu ấn không thể xóa nhòa của mình về văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc, ngôn ngữ, triết học và tôn giáo tại rất nhiều quốc gia ở Trung, Nam, Đông Nam Á và Viễn Đông. Tôi đã cố gắng tìm kiếm sự tương đồng giữa các quốc gia châu Á và Ấn Độ.
Một số người mô tả Mỹ Sơn như một Angkor Wat của Việt Nam, nhưng thực tế hai địa điểm này khác nhau hoàn toàn. Các di tích ở Mỹ Sơn gợi lên nỗi buồn thiêng liêng vì trong cuộc chiến tranh Việt Nam, Mỹ Sơn bị rải mìn và hứng chịu nhiều cuộc không kích của không quân Mỹ.
Cùng với sự hồi sinh của Việt Nam, Mỹ Sơn ngày nay đã được công nhận là một Di sản văn hóa của thế giới.
Bên cạnh Mỹ Sơn, để hoàn tất chuyến khám phá Việt Nam, tôi còn dành thời gian cho hành trình ở đồng bằng sông Cửu Long trước khi trở lại thăm các địa điểm ưa thích ở miền Trung.
Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm một mê cung của mạng lưới đường thủy và là nơi đóng góp 90% sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Những hình ảnh đậm chất Việt Nam xuất hiện rất nhiều trên các nhánh của sông Mê Kông hùng vĩ, con sông dài thứ ba ở châu Á. Tên địa phương của con sông là “Cửu Long”, nghĩa là 9 con rồng, hình ảnh của 9 cửa sông đổ ra biển. Đời sống và kinh tế nơi đây gắn liền với mặt nước.
Khung cảnh đồng bằng sông Cửu Long đặc trưng với hình ảnh những bụi tre, cây dừa và cọ mọc dọc theo những bờ kênh lớn, những triền đê hẹp đan xen vào màu xanh của những cánh đồng lúa – như những ô vuông bàn cờ ngập nước phản chiểu cả bầu trời.
Châu Đốc, một trung tâm thương mại trong khu vực là điểm đến quen thuộc của các sắc dân thiểu số như người Hoa, Chăm và Khmer. Nơi đây có núi Sam, là điểm hành hương nổi tiếng với nhiều đền thờ và lăng tẩm. Trung tâm khu chợ là một ngôi chùa rực rỡ, được trang trí công phu. Những ngôi nhà nổi của người Chăm nằm dọc theo bờ sông, vừa là nơi sinh sống, vừa là nơi làm kinh tế với nghề nuôi cá lồng.
Cần Thơ là thành phố lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long, một đô thị sống động nằm bên bờ sông. Những địa điểm quan trọng ở thành phố là đền thờ Munirangsyaram của người Khmer, bảo tàng Hồ Chí Minh, nhưng thu hút du khách nhiều hơn cả là chợ nổi Cái Răng. Chợ họp vào sáng sớm với khung cảnh nhộn nhịp của những con nhỏ chở đầy hàng hóa. Từ chợ nổi, du khách cũng có thể đi thuyền vào những khu vườn trĩu quả gần đó.
Mỹ Tho cũng là một điểm đến hấp dẫn của đồng bằng sông Cửu Long. Nằm cách Sài Gòn không xa, vùng đất trù phú này là nơi lý tưởng để chu du sông nước, ghé thăm các vườn quả, hay ngôi chùa Vĩnh Tràng có kiến trúc độc đáo…
Nằm ở miền Trung của Việt Nam, Huế từng là một thành phố hoàng gia cho đến năm 1945, sau 13 đời hoàng đế triều Nguyễn. Di sản còn lại của triều đại này là một tòa thành rộng lớn và rất nhiều các lăng tẩm nằm ở vùng ngoại vi. Đến Huế, du khách có thể xuôi sông Hương để khám phá các công trình kiến trúc phong kiến hoặc đạp xe qua các tuyến đường đầy lá rụng ở khu nội thành.
Chùa Thiên Mụ là một kiến trúc hình tháp bảy tầng, gồm 8 mặt, một biểu tượng của thành phố Huế. Lăng mộ của các vị vua Khải Định, Minh Mạng và Tự Đức cũng là những địa điểm rất đáng để ghé thăm.
Tử Cấm Thành của Huế rất đẹp, dù không rộng lớn và lộng lẫy như Tử Cấm Thành ở Trung Quốc. Đây là nơi xây cất cung điện của hoàng đế, hoàng hậu và gia đình hoàng tộc. Vào thời nhà Nguyễn còn trị vì, chỉ có các hoạn quan và cung phi được đi lại ở nơi đây….
Sau các chuyến đi, tôi có thể cảm nhận Việt Nam ngày nay là một quốc gia sôi động, đầy ắp sức sống và các cơ hội kinh doanh. Điều này khiến hình ảnh Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn trong con mắt quốc tế. Những thế hệ kế tiếp của người Việt có nhiệm vụ nối tiếp sự hồi sinh từ chiến tranh để khẳng định vị thế của đất nước mình trước thế giới.
Theo Kiến thức
Mẹ, nói láo không biết mắc cở.
Trả lờiXóaChúng mày nghĩ là Việt Nam đang trỗi dậy à? Nợ chiến tranh chúng mày là bao nhiêu rồi? Chúng mày tự vỗ ngực là đã thắng một đế quốc Mỹ hung hãn. Thằng Tàu nó đã nuốt trọn HS, gậm nhấm TS, lấn biển lấn đất. Bọn chúng mới là giặc xâm lược. Vậy mà tướng chúng mày hèn, quân đội chúng mày nói là có nhiều vủ khí nhưng là cọp giấy.
Kinh tế đang suy thoái. Lạm phát phi mã. Cán bộ giàu vì tham nhũng. Công nhân làm việc lương không đủ ăn. Lãnh đạo chúng mày bất tài làm hao phí công quỹ hàng nghìn tỷ đồng. Dân tình ta thán. Ai cũng cầu mong ngày chế độ cộng sản chúng mày tuyệt vong.
Dân tộc Việt nam vốn anh dũng, kiên cường. Nước sắp mất, nhà đang tan, sao còn ngồi mãi chờ mùa xuân Ai cập?
Tựa bài này phải là Việt Nam chìm đắm như con tàu Vinashin.
Trả lờiXóađồ điên Anonymous
Trả lờiXóaAnonymous thằng điên khùng
Trả lờiXóaAnonymous đồ đần không não
Trả lờiXóaAnonymous mày phát ngôn nghe còn dỡ hơn tiếng chó sủa, zề mà bắt đầu học cách phát âm từ con chó nhà mày á
Trả lờiXóaHãy Chụp Giùm Tôi
Trả lờiXóaĐừng khoe tôi, hỡi người bạn tài hoa,
Những tấm ảnh mang ra từ địa ngục,
Nơi bạn mới về rong chơi hạnh phúc,
Dù bao người vẫn tủi nhục xót xa.
Đừng khoe tôi hình ảnh một quê nhà,
Mà bạn nghĩ đang trên đà “đổi mới”,
Những thành thị xưa hiền như bông bưởi,
Nay bỗng dưng rã rượi nét giang hồ.
Đừng khoe tôi những cảnh tượng xô bồ,
Những trụy lạc giờ vô phương cứu chữa.
Đất nước đã từ lâu không khói lửa,
Sao rạc rài hơn cả thuở chiến chinh.
Đừng khoe tôi những yến tiệc linh đình,
Những phố xá ngập phồn vinh giả tạo,
Nơi thiểu số tung tiền như xác pháo,
Khi dân nghèo không muỗng cháo cầm hơi.
Đừng khoe tôi cảnh tụ họp ăn chơi,
Của những kẻ đã một thời chui nhủi,
Bỏ tất cả, trong đêm dài thui thủi,
Ngược xuôi tìm đường xăm xúi vượt biên.
Đừng khoe tôi những con phố “bưng biền”,
Những quảng cáo, những mặt tiền nham nhở,
Những khách sạn ánh đèn màu rực rỡ,
Trơ trẽn bày, dụ dỗ khách phương xa.
Đừng khoe tôi chốn thờ phượng nguy nga,
Những dinh thự xa hoa nằm choán ngõ,
Những màu sắc lam, vàng, đen, tím, đỏ,
Đang uốn mình theo gió đón hương bay.
Đừng khoe tôi ảnh Hà Nội hôm nay,
Thành phố đã chết từ ngày tháng đó,
Khi bị ép khoác lên màu cờ đỏ,
Khi triệu người phải trốn bỏ vô Nam.
Đừng khoe tôi những cảnh tượng giàu sang,
Đã được bạn tóm càn vô ống kính,
Những hình ảnh mà kẻ thù toan tính,
Muốn tung ra để cố phỉnh gạt người.
o O o
Bạn thân ơi, sao không chụp giùm tôi,
Nỗi thống khổ của triệu người dân Việt,
Nửa thế kỷ trong ngục tù rên xiết,
Oán hờn kia dẫu chết chẳng hề tan.
Chụp giùm tôi đàn thiếu nữ Việt nam,
Thân trần trụi xếp hàng chờ được lựa,
Hay bầy trẻ mặt chưa phai mùi sữa,
Bị bán làm nô lệ ở phương xa.
Chụp giùm tôi đôi mắt mẹ, mắt cha,
Mà suối lệ chỉ còn là máu đỏ,
Khóc con cháu ra đi từ năm đó,
Biển dập vùi, đà tách ngõ u minh.
Chụp giùm tôi số phận những thương binh,
Đã vì nước quên mình trên chiến trận,
Mà giờ đây ôm hận,
Tấm thân tàn lận đận giữa phong ba.
Chụp giùm tôi hình ảnh những cụ già,
Bọn đầu nậu gom ra đường hành khất,
Để đêm đến, nộp hết tiền góp nhặt,
Đổi chén cơm dầm nước mắt nuôi thân.
Chụp giùm tôi xác chết những ngư dân,
Bị Tàu giết bao lần trên biển rộng,
Hay những chiếc quan tài chưa kịp đóng,
Chở cha, anh lao động Mã Lai về.
Chụp giùm tôi thảm cảnh những dân quê,
Chịu đánh đập chán chê dù vô tội,
Hay cảnh những anh hùng không uốn gối,
Gánh đọa đày trong ngục tối bao la.
Chụp giùm tôi mốc biên giới Việt Hoa,
Lấn vào đất của ông cha để lại,
Hay lãnh thổ cao nguyên còn hoang dại,
Lũ sài lang hèn nhát lạy dâng Tàu.
Chụp giùm tôi những nghĩa địa buồn đau,
Chúng tàn phá, chẳng còn đâu bia mộ.
Kẻ sống sót đã đành cam chịu khổ,
Người chết sao cũng khốn khó trăm đường.
o O o
Hãy chụp giùm tôi hết những tang thương,
Hình ảnh thật một quê hương bất hạnh,
Nơi mà bạn, xưa đêm trường gió lạnh,
Đã căm hờn quyết mạnh dạn ra khơi.
Chiếc thuyền con, ca nước lã cầm hơi,
Mạng sống nhỏ đem phơi đầu sóng dữ.
Rồi tha phương lữ thứ,
Tháng năm dài, quá khứ cũng dần phai.
Lòng người chóng nguôi ngoai,
Tháng Tư đến, có mấy ai còn nhớ!