08/9/12- Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang vừa có cuộc gặp với người đồng nhiệm Trung Quốc Hồ Cẩm Đào bên lề hội nghị Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (Apec) tại Vladivostok, Nga.
Cuộc gặp diễn ra sáng thứ Sá́u 7/9 nhằm trao đổi quan điểm để thúc đẩy quan hệ song phương giữa hai nước láng giềng.
Tân Hoa Xã dẫn lời cả hai vị lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của tình hữu nghị và hợp tác Việt-Trung.
Hãng thông tấn Trung Quốc dẫn lời ông Hồ Cẩm Đào nói rằng Bắc Kinh sẵn sàng cùng Hà Nội "làm sâu hơn tình hữu nghị truyền thống, mở rộng hợp tác và thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện".
Chủ tịch Trung Quốc thừa nhận rằng hai nước gần đây đang gặp khó khăn về tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông, nhưng nói đây là điều không mong muốn.
Ông Hồ được dẫn lời nói: "Hai bên cần kiên quyết tìm giải pháp chính trị cho các tranh chấp, kiên trì theo đuổi con đường gạt bất đồng để cùng khai thác".
Ông cũng nhắc lại nguyên tắc mà Bắc Kinh xưa nay chủ trương là đàm phán song phương đề duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.
Lãnh đạo Trung Quốc nói hai nước cần thực hiện đồng thuận chung đã đạt được giữa hai bên và tránh các hành động đơn phương có thể làm phức tạp hay quốc tế hóa tình hình tranh chấp.
Theo Tân Hoa Xã, hai ông Hồ và Sang thống nhất sẽ "không để chủ đề Biển Đông ảnh hưởng tới hợp tác Đông Á và bình ồn trong khu vực".
Đề xuất ba điểm
Trong cuộc gặp, ông Hồ Cẩm Đào cũng đưa ra đề xuất gồm ba điểm nhằm tăng cường quan hệ hai nước.
Điểm đầu tiên là hai bên cần theo đuổi đường hướng đúng đắn, gìn giữ tình hữu nghị.
Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nói: "Dù thế nào đi chăng nữa, hai nước cần giương cao ngọn cờ hữu nghị Việt-Trung".
Đề xuất thứ hai là tiếp tục phát triển các khía cạnh tích cực của quan hệ song phương.
Thứ ba là thúc đẩy quan hệ giữa nhân dân hai nước thông qua các hoạt động trao đổi nhiều cấp, nhiều lĩnh vực, và đặc biệt là báo chí phải phản ánh tích cực về hợp tác hai bên.
Không thấy ông Sang nói gì về đề xuất ba điểm của ông Hồ Cẩm Đào, nhưng ông chủ tịch Việt Nam có nhắc tới nhu cầu cần tăng cường sự tin tưởng chung giữa hai bên, cũng như mở rộng hợp tác trong nhiều lĩnh vực.
Cũng tại Apec, ông Trương Tấn Sang đã lên tiếng cảnh báo nguy cơ xảy ra xung đột xung quanh việc tiếp cận nguồn nước cũng như khai thác bền vững dòng sông Mekong chảy qua sáu quốc gia.
Phát biểu tại hội nghị, ông Trương Tấn Sang nói nước có thể trở thành loại hàng hóa gây xung đột địa chính trị giống như dầu lửa.
Phản đối Đài Loan
Trong một diễn biến khác, Việt Nam lên tiếng phản đối Đài Loan tiếp tục "vi phạm chủ quyền" ở quần đảo Trường Sa.
Mới đây có tin một số quan chức cấp cao của Đài Loan đã cắm cờ và tuyên bố chủ quyền tại bãi cạn Bàn Than, tên tiếng Trung là Trung Châu.
Đây là một bãi san hô thuộc cụm đảo Nam Yết, Trường Sa, nằm cách đảo Ba Bình mà Việt Nam gọi là Thái Bình khoảng 4,6km về phía đông.
Đảo Ba Bình đã nằm trong tay Đài Loan và chính quyền Đài Bắc có nhiều hoạt động khẳng định chủ quyền ở nơi đây.
Đối với các động thái mới của Đài Loan trên bãi cạn Bàn Than, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị hôm thứ Sáu 7/9 tuyên bố: “Đây là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình ở Biển Đông".
Theo BBC
trả lại HOÀNG SA và những đảo ở TRƯỜNG SA rồi muốn nói gì thì nói loài háng cẩu!!!
Trả lờiXóathằng chó tàu khựa hồ cẩm đào ăn nói tào lao.nói một đằng nhưng làm một nẻo.ngươi việt nam bây giờ ai mà tin bọn tàu khựa nữa.bác trương tấn sang nhà mình biết tỏng tim đen bọn tàu khựa như thế nào rồi.bác sang chỉ nói chuyện với nó cho vui thôi.bác sang ghét bọn tàu khựa bẩn thỉu lắm.
Trả lờiXóaTranh chấp biển đông,Trung Quốc chỉ chấp nhận đàm phán đơn phương thì chẳng khác nào đá bóng không có trọng tài, họ cũng không chấp nhận đưa tranh chấp ra trọng tài quốc tế(không mang tính ràng buộc) có nghĩa họ biết chẳng có bằng chứng chủ quyền gì cả,nói thẳng ra họ ngầm hiểu họ muốn xâm lược với mạnh được yếu thua. Tại sao các bộ trưởng ngoại giao không nói toạc ra cho Trung hoa biết.
Trả lờiXóaBảo vệ chủ quyền quốc gia không phải bằng sự hóa hiếu là đủ, nó cần nghiêm khắc áp dụng luật pháp của quốc gia để cho kẻ mạnh thấy rằng sức mạnh quân sự không phải là tất cả bởi cộng đồng thế giới không phải lúc nào cũng im lặng đứng nhìn nước lớn lộng hành, ngang ngược và áp bức một nước nhỏ hơn.
Trả lờiXóaBắc Kinh nhất mực đòi đàm phán riêng với các nước láng giềng nhỏ hơn và nhiều lần tỏ ý bực giọc trước những đề nghị đàm phán đa phương được Washington hậu thuẫn. Đảng Cộng-Sản Việt-Nam cũng tỏ ra bất mãn vì nhất mực đòi đàm phán riêng và ngầm với Trung-Cộng theo phương châm, thần chú, và lá bùa hộ mạng 16 chữ vàng và 4 tốt làm. Các nước ASEAN hình thành một mặt trận thống nhất để ứng phó với Trung Quốc, nhưng đảng Việt-cộng bất đồng thuận gây chia rẽ, phân hóa tạo lợi thế cho Trung-Cộng. Ngoài ra Campuchia cũng theo lệnh của sếp lớn phải luôn bác bỏ, phủ quyết đề nghị của Việt-cộng liên tục. Những việc này đã, đang và sẽ đưa đến việc Asian giải tán, tan hàng để thực hiện kế hoạch bành trướng của thế kỷ China của Trung-cộng.
Trả lờiXóa