Vibay

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2012

Trung Quốc cô đơn

20/9/12- (ANTĐ) Trung Quốc đang trỗi dậy một cách nhanh chóng và mạnh mẽ. Vậy tại sao các nước còn lại ở châu Á không hành động cùng nhau? Đây là câu hỏi đặt ra trong bài viết có tiêu đề “Thùng thuốc súng ở Thái Bình Dương” của tác giả Rowan Callick đăng tải trên trang điện tử “Foreign Policy”.

Trong thập kỷ qua, các nước Đông Nam Á đã gây ngạc nhiên cho nhiều nhà quan sát do sự thiết tha của những nước này trong việc cùng nhau hợp tác. Xét cho cùng, đây là một khu vực nơi mà các mối thù hận lâu đời (và không quá lâu đời) đang trở nên sâu sắc. Nhưng các nhà quan sát không nên hy vọng nhiều: Những nước đối địch thời hiện đại cùng với hành trang lịch sử vẫn đang cản trở tình trình chuyển hóa các dàn xếp này trở thành sự hợp tác khu vực thực sự.

Về lý thuyết, sự thiết bộ dường như đang diễn ra một cách nhanh chóng. Năm 2010, Trung Quốc, Ôxtrâylia và Niu Dilân đã thực hiện các thỏa thuận thương mại tự do với Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cung cấp sự tiếp cận ưu đãi đối với các thị trường của nhau. Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đang đàm phán một hiệp định thương mại tự do.

Nhưng những liên minh kinh tế chắp vá ở Đông Á đang bị đè nặng bởi lịch sử và bị cản trở bởi những thỏa thuận an ninh không hiệu quả. Ba vấn đề nóng nhất của khu vực đã tồn tại trong nhiều thập kỷ, nếu không nói là nhiều thế kỷ, và giống nhưng những ngọn núi lửa – chủ yếu đang nằm im song đôi khi là đã tắt. Bên cạch các cuộc chính tranh giữa Việt Nam với Pháp, Mỹ và Trung Quốc, cuộc chiến toàn diện gần đây nhất là Chiến tranh Triều Tiên, vốn đã chấm dứt cách đây gần 6 thập kỷ.

Nhưng hậu quả của nó vẫn kéo dài cho đến ngày nay: Bắc Triều Tiên và Mỹ chưa bao giờ ký một hiệp ước hòa bình và về kỹ thuật vẫn đang trong tình trạng chiến tranh. Tương tự, sự xâm lược trước đây của Nhật Bản đối với Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và trên thực tế là cả khu vự Đông Nam Á là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự chuyển biến ở châu Á trong thế kỷ 20. Chiến tranh Thế giới thứ Hai cũng vẫn đang gây nên những ảnh hưởng về chính trị ở châu Á lớn hơn nhiều so với ở Mỹ - như việc phá vỡ một hiệp ước quân sự Hàn Quốc – Nhật Bản hồi tháng Bảy do tâm lý chống Nhật lâu nay cho thấy.

Nếu Nhật Bản bị đè nặng bởi hành trang lịch sử của mình, thì Trung Quốc cũng vậy. Sau khi quân du kích Trung Quốc đánh bật Nhật Bản vào năm 1945, Mao Trạch Đông và những người Cộng sản đã đánh đuổi Tưởng Giới Thạch và những người theo chủ nghĩa dân tộc ra đảo Đài Loan vào năm 1949, một hòn đảo mà hiện Trung Quốc vẫn đang tuyên bố chủ quyền (và họ đang triển khai hướng vào hòn đảo này khoảng 1.000 quả tên lửa). Hồi tháng Bảy, Trung Quốc đã tổ chức lễ thành lập Thành phố Tam Sa, một khu vực gồm 3.500 dân mà Trung Quốc cho là bao phủ khoản 770.00 dặm vuông ở biển Đông. Tuyên bố chủ quyền này đang chọc giận 5 nước khác (trong đó có lãnh thổ Đài Loan), vốn đang coi nhiều phần ở biển Đông là lãnh thổ của mình. Tổng thống Philippine Benigno Aquino dường như đã đưa ra phát ngôn đại diện cho tất cả người dân ở khu vực này hồi tháng Bảy: “Nếu một ai đó bước vào sân của bạn và nói với bạn rằng anh ta sở hữu nó, liệu bạn sẽ chấp nhận điều đó?”.


Nền kinh tế của Trung Quốc phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ

Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan cũng đang tranh chấp gay gắt chuỗi đảo không có người ở mà Trung Quốc và Đài Loan gọi là Điếu Ngư còn Nhật Bản gọi là Senkaku. Chuỗi đảo này có vị trí nằm gần Đài Loan, Trung Quốc và đảo Okinawa của Nhật Bản. Vấn đề này đang làm dấy lên tâm lý dân tọc chủ nghĩa trong số 3 bên đối địch này: Thị trưởng Tôkyô Shintaro Ishihana hồi tháng Sáu đã đưa ra một đề xuất rằng một chú gấu trúc con dự kiến chào đời ở Vườn thú Tôkyô nên được đặt tên là Sen - sen hoặc Kaku - kaku (trong tiếng Nhật đều là chỉ chuỗi đảo Senkaku).

Bạn có thể cho rằng các nước Đông Nam Á, vốn ngày càng giàu có và ổn định, sẽ tìm kiếm các đồng minh khu vực nhằm giúp bảo vệ những lợi ích và chủ quyền của chính họ. Nhưng đây là một khu vực đang có sự thay đổi về hoạt động ngoại giao, và sự hoài nghi rõ ràng đang tiếp tục gây lúng túng cho những dàn xếp dựa trên lý trí. Điều khó tin là hiện chỉ có một liên minh khu vực vốn đòi hỏi phải có một sự phản ứng quân sự trước một cuộc tấn công – đó là liên minh giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, một thỏa thuận được “đóng dấu bằng máu”, như Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt mô tả nó trong năm 2009.

Dĩ nhiên, Mỹ có những cam kết tương tự đối với nhiều nước ở khu vực này. Oasinhtơn, có những dàn xếp quốc phòng chính thức với Nhật Bản, Hàn Quốc, Philipine, Thái Lan và Ôxtrâylia, và các mối quan hệ đối tác về an ninh chặt chẽ (một cấp thấp hơn so với các liên minh) với Đài Loan, Singapore và Inđônêxia. Nhưng những thỏa thuận này đã không được thử nghiệm kể từ Chiến tranh Triều Tiên, khi các binh sỹ Mỹ đẩy lùi một cuộc tấn công dữ dội của quân đội trung Quốc dọc sông Áp Lục; nguy cơ xảy ra chiến tranh với Trung Quốc có thể khiến Mỹ phải cân nhắc kỹ lượng về việc tôn trọng những dàn xếp ai ninh của mình.

Một hiệp ước quân sự được áp dụng khác ở khu vực này là Thỏa thuận phòng thủ 5 nước giữa Ôxtrâylia, Anh, Niu Dilân, Malaixia và Singapore ký năm 1971. Năm nước này nhất trí sẽ tham vấn lẫn nhau trong trường hợp xảy ra sự xâm lược từ bên ngoài đối với bán đảo Mã Lai, mà giờ đây chỉ còn là một chú thích lịch sử. Không thể nói rằng các nước châu Á hiện không tập trung vào vấn đề phòng thủ: các ngân sách quân sự đang được gia tăng một cách nhanh chóng, Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc sẽ tăng gần gấp đôi trong vòng 3 năm tới, còn các nước Đông Nam Á đã gia tăng chi tiêu quốc phòng với mức trung bình là 13,5% trong năm 2011, đồng thời tổng chi tiêu quân sự của châu Á sẽ có thể vượt của châu Âu lần đầu tiên trong năm nay. Chỉ có điều là các nước châu Á hiện ngày càng không xích lại gần nhau.

ASEAN, tổ chức chính trị khu vực hàng đầu ở Đông Á, giờ đây đang bị kiềm chế do sự trỗi dậy của Trung Quốc. Được thành lập vào năm 1967 với mục đích tạo sự đoàn kết để đối phó với các dường như được coi là trào lưu cộng sản lúc đó, ASEAN rõ ràng không phải là một hiệp ước phòng thủ: Các thành viên ASEAN chỉ thỏa thuận không tấn công lẫn nhau (mặc dù vậy họ đã phá vỡ cam kết này, nhất là gần đây trong giai đoạn 2008 – 2011, khi binh sĩ Campuchia và Thái Lan xung đột với nhau liên quan đến quyền sở hữu ngôi đền nằm giữa biên giới hai nước). ASEAN giờ đây đã bao gồm cả Việt Nam và Lào, hai quốc gia chính thức là cộng sản. Trong cuộc họp hàng năm mới đây nhất hồi tháng Bảy, lần đầu tiên trong lịch sử ASEAN đã không đưa ra được một thống cáo chung cơ bản, có thể là do sự can thiệp của Trung Quốc và tham vọng của Bắc Kinh trong việc đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông.

Việc Trung Quốc trở thành một trung tâm mới với tư cách là đối tác thương mại lớn nhất của hầu hết các nước ở khu vực có nghĩa rằng mặc dù các nước láng giềng đang lo ngại về sự phô trương sức mạnh quân sự ngày càng tăng cũng như giọng điệu mang tính dân tộc chủ nghĩa của Trung Quốc, nhưng họ không muốn để các nền kinh tế của mình phải đối mặt với nguy cơ nếu đương đầu trực tiếp với Bắc Kinh. Nhưng Trung Quốc cũng cảm thấy dễ bị tổn thương, Zhu Feng, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược tại Đại học Bắc Kinh, năm 2009 đã mô tả Trung Quốc là “Một cường quốc đang trỗi dậy cô đơn” – một mô tả thích hợp với một nước mà với 14 nước láng giềng bị chỉ liên minh với duy nhất Bắc Triều Tiên, quốc gia dường như đang ngày càng bị xa lánh.

Điều đó không có nghĩa là hiện không có những điểm sáng. Inđônêxia, nền dân chủ lớn ở trong khối, đã và đang dần thể hiện tâm lý ác cảm đối với Trung Quốc- trong nhiều thập kỷ cho đến tận năm 2000, nước này thậm chí đã cấm nhập khẩu các xuất bản phẩm được viết bằng tiếng Trung Quốc. Mianma thì đang tự do hóa. Bất chấp những tuyên bố đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc đối với Đài Loan, cả hai bờ Eo biển Đài Loan đã cải thiện quan hệ kể từ khi Tổng thống Mã Anh Cửu đắc cử năm 2008. Nhưng tình trạng thiếu tin cậy lẫn nhau có nghĩa rằng một cuộc xung đột khu vực có thể quét sạch những thành quả kinh tế.

CAP

ANTĐ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét