Vibay

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012

Nga giao hai tàu pháo Svetlyak cho VN

17/8/2012- Báo Đất Việt dẫn tin từ Tờ Military Paritet của Nga cho hay, 2 tàu pháo Svetlyak được đưa lên tàu vận tải và bắt đầu hành trình về Việt Nam.


Nga bàn giao 2 tàu tuần tra Svetlyak đầu tiên cho Hải quân Việt Nam vào năm 2002. Chúng được Hải quân Nhân dân Việt Nam đặt tên lần lượt là HQ-264 và HQ-265.

Tới năm 2008, Việt Nam tiếp tục ký hợp đồng với Rosoboronexport mua 4 tàu tuần tra Project 10412 Svetlyak. Hai trong số đó được đóng tại Công ty cổ phần đóng tàu Almaz ở St Petersburg và được chuyển giao cho Việt Nam trong năm 2011.

2 tàu Svetlyak tiếp theo được bắt đầu đóng tại nhà máy đóng tàu của công ty Vostochnaya Verf ở Vladivostok từ ngày 22/7/2009 với số hiệu lần lượt là 420 và 421. Cả 2 tàu này cũng được dự kiến hoàn thành vào năm 2011 nhưng do việc cung cấp pháo 76 mm AK-176 cho tàu bị trì hoãn nên kết quả là phải tới ngày 14/8 vừa qua mới bắt đầu được chuyển về Việt Nam.

Như vậy, Hải quân Nhân dân Việt Nam sẽ tiếp nhận 2 chiếc tàu tuần tra Svetlyak, nâng tổng số tàu loại này đưa vào hoạt động trong thời gian gần lên 6 chiếc, tăng cường đáng kể sức mạnh cho cho Hải quân Việt Nam, đảm bảo nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ chủ quyền.


Trong thời gian tới, Hải quân Việt Nam sẽ sớm có thêm 2 tàu tuần tra mới.

Tàu Project 10412 Svetlyak là biến thể của tàu tuần tra lớp Project 10410 do Viện TsMKB Almaz thiết kế cho các đơn vị hải quân biên phòng của Ủy ban An ninh Nhà nước Liên Xô (KGB) vào cuối thập niên 1980. Tàu Svetlyak có trọng tải 364 tấn, dài 49,5 m, rộng 9,2 m. Tốc độ tối đa lên tới 31 hải lý/h (khoảng 50 km/h). Hành trình có thể lên tới 2.200 hải lý, có khả năng hoạt động độc lập liên tục trong 10 ngày đêm.

Vũ khí trên tàu gồm: 1 pháo tự động 6 nòng 30 mm AK-306, 1 pháo 76,2 mm AK-176M, hệ thống tên lửa phòng không Igla-1M và 2 súng máy 14,5mm.

Được biết, trên thế giới chỉ có 3 nước sở hữu loại tàu này là Nga, Việt Nam và Slovenia.

Bảo vệ chủ quyền

Theo một văn bản ngày 29 tháng Năm 2012 của Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao trả lời những chất vấn, kiến nghị của cử tri cả nước gửi tới Chính phủ về vấn đề Biển Đông: "Quân chủng Hải quân, Quân chủng Phòng không- Không quân và một số cơ quan, binh chủng kỹ thuật khác sẽ được hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, vùng trời, vùng biển của Tổ quốc."

Qua những biểu hiện gần đây, nhiều người hiểu rằng Hải quân Việt Nam chỉ dùng để đối phó các lực lượng hải quân nước ngoài nếu xâm phạm lãnh hải Việt Nam. Còn Cảnh sát biển dùng để đối phó với cảnh sát biển nước ngoài.

Ở Trung Quốc, Hải giám có vai trò tương tự như Cảnh sát biển Việt Nam.


Lễ đoán nhận tàu pháo Svetlyak của Hải quân Slovenia

--------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét