Vibay

Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2012

Thủ tướng Hun Sen phê bình những lời chỉ trích Campuchia

21/7/12- Thủ tướng Hun Sen nói rằng nước ông không đứng về phía nào trong tranh chấp Biển Đông.

Thủ tướng Hun Sen đã bảo vệ Campuchia từ những lời chỉ trích việc nước này chủ trì Hội nghị thượng đỉnh của khối ASEAN dẫn đến sự chậm trễ trong việc thông qua một tuyên bố chung về Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông COC.


Thủ tướng Campuchia Hun Sen

Một số nhà ngoại giao của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã cho rằng, Campuchia đã bị ảnh hưởng bởi đồng minh khổng lồ Trung Quốc nên không thể hợp nhất các quan điểm của Việt Nam và Philippines trong bản tuyên bố, gây ra một bế tắc tại cuộc họp cuối tuần trước.

Tranh luận bất tận về các văn bản trong tranh chấp Biển Đông khiến ASEAN không thể phát hành tuyên bố chung - phá vỡ truyền thống đoàn kết trong lịch sử 45 năm của khối 10 thành viên vào lúc kết thúc cuộc họp tại Phnom Penh vào ngày 13 tháng 7.

Trong một động thái "vớt vát", Campuchia thông báo rằng các quốc gia Đông Nam Á cuối cùng cũng đưa ra tuyên bố "nguyên tắc 6 điểm" kêu gọi kiềm chế và đối thoại trên biển Đông và tuyên bố sẽ tiếp tục làm việc hướng tới một "quy tắc ứng xử" của các bên trong các tuyên bố lãnh thổ rộng lớn chồng lấn trong vùng biển.

Các Bộ trưởng ASEAN đã đồng ý trên nguyên tắc, bao gồm một cam kết tôn trọng luật pháp quốc tế và không sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp trên biển, nơi căng thẳng đã bùng lên gần đây khi Việt Nam và Philippines cáo buộc Bắc Kinh về hành vi ngày càng hung hăng, các quan chức cho biết.

Nội các Campuchia đã ban hành một tuyên bố sau khi các ngoại trưởng ASEAN đạt được đồng thuận sau chuyến đi ngoại giao con thoi của Bộ trưởng ngoại giao Indonesia đến các nước Việt Nam, Philippines và Campuchia, trích dẫn lời Thủ tướng Hun Sen nói rằng nguyên tắc này trên thực tế được xây dựng bởi Campuchia.

"Nguyên tắc sáu điểm là một thành công của Campuchia trong vai trò chủ tịch ASEAN", ông Hun Sen nói.

"Campuchia chịu trách nhiệm là chủ tịch ASEAN. Campuchia đang làm việc để giải quyết bất kỳ sự khác biệt nào về tranh chấp Biển Đông và đem lại sự thống nhất để giải quyết tranh chấp với Trung Quốc dựa trên chính sách của ASEAN và Trung Quốc.

"Điều này chứng tỏ với thế giới về sự độc lập của chúng tôi và khả năng để bảo vệ lợi ích của ASEAN", ông Hun Sen nói.

Chìa khóa của vấn đề

Tuy nhiên, tuyên bố về "Nguyên tắc sáu điểm" đã không bao gồm các vấn đề quan trọng, đã gây ra tình trạng bế tắc tại các cuộc đối thoại của ASEAN theo lời kêu gọi của Philippines và Việt Nam bao gồm 1 tài liệu tham khảo đặc biệt của 2 nước này cáo buộc Bắc Kinh lấn chiếm trong khu vực đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của 2 nước này.

Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông nhưng các thành viên ASEAN bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, và Brunei đã tuyên bố chủ quyền chồng chéo trong khu vực, được cho là nơi dự trữ dầu khí rất lớn.

Một bế tắc tại bãi cạn Scarborough, một rạn san hô có hình móng ngựa ở vùng biển mà cả Trung Quốc và Philippines tuyên bố chủ quyền, vào đầu năm nay khi Manila cố gắng vây bắt tàu cá của ngư dân Trung Quốc xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Cả hai bên đã gửi các tàu chiến chính thức đến khu vực.

Việt Nam thì phải đối mặt với vấn đề riêng của mình với Trung Quốc, chủ yếu việc Bắc Kinh giam giữ ngư dân Việt Nam trong vùng biển tranh chấp. Hà Nội cũng đã phản đối một thông báo gần đây của công ty dầu nhà nước Trung Quốc - CNOOC - mở thầu khai thác 9 lô dầu khí trong thềm lục địa Việt Nam.

http://www.rfa.org/english/news/cambodia/sea-07202012203941.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét