Israel muốn bán vũ khí cho Việt Nam?
Việt Nam là thị trường hấp dẫn đối với ngành công nghiệp vũ khí của Israel.
Công ty Hợp tác và xuất khẩu quốc phòng SIBAT của Israrel tỏ ra rất hứng thú với thị trường Việt Nam, quốc gia có mức tăng trưởng từ 6 – 8%, với lực lượng quân đội hùng hậu nhưng lại được trang bị lỗi thời.
Nhiều quan chức cấp cao của Israel gần đây đã sang thăm Hà Nội, trong đó có tổng thống Shimon Peres vào ngày 6 tháng trước.
Việt Nam và Israel thiết lập quan hệ ngoại giao từ giữa thập niên 90 nhưng không có nhiều trao đổi giữa hai quốc gia. Những dấu hiệu thay đổi đầu tiên diễn ra vào năm 2009 khi Việt Nam mở đại sứ quán tại Tel Aviv, bắt đầu những trao đổi ngoại giao chính thức.
Các nguồn tin cho biết đã có những thỏa thuận gần đây giữa các quan chức quốc phòng cấp cao của hai nước.
Riêng trong lĩnh vực thương mại, hiện vẫn còn quá sớm để đề cập đến việc bán các loại vũ khí tối tân vì bộ quốc phòng nước này vẫn từ chối bán các loại vũ khí này cho người đối tác mới. Tuy nhiên, trong vòng hai năm qua, cũng đã có 4, 5 công ty quốc phòng Israel đã có quan hệ làm ăn với Việt Nam.
Hiện Israel được xem là quốc gia có hệ thống phòng không khá tốt.
Giúp Việt Nam lập nhà máy sản xuất súng
JERUSALEM (NV) - Một công ty kỹ nghệ quốc phòng của Do Thái (*) đã đạt được thỏa thuận chuyển giao công nghệ để Việt Nam lập một nhà máy sản xuất súng trường.
Báo kinh tế tài chính của Do Thái, Globes, cho hay như vậy hôm Thứ Tư về dự án sắp được công ty Israel Weapons Industries Ltd., đầu tư xây dựng tại Việt Nam vào năm tới.
Ðây là thứ tin tức tế nhị trong mối quan hệ giữa Do Thái với Việt Nam vì Do Thái là một đồng minh ruột của Mỹ ở Trung Ðông trong khi Việt Nam là một nước Cộng Sản vẫn bênh vực Palestine trong sự tranh chấp đất đai giữa Do Thái và Palestine.
Từ tháng 9 năm 2011, tờ Globes tiết lộ rằng công ty sản xuất võ khí Israel Weapons Industries Ltd. (công ty con sản xuất võ khí nhẹ thuộc công ty Israel Military Industries Ltd.) tách ra khỏi công ty mẹ và do tập đoàn kỹ nghệ Samy Katsav's SK Group làm chủ, dự tính xây dựng một xưởng sản xuất võ khí nhẹ ở một nước Viễn Ðông với vốn đầu tư hơn $100 triệu.
Một trong những phiên bản súng trường Galil được mô tả sẽ sản xuất là kiểu AS tân tiến chứ không phải phiên bản cũ.
Lúc đó tờ Globes không nêu tên nước Viễn Ðông đó là nước nào. Nay tờ báo dựa theo lời một viên chức quốc phòng cao cấp của Do Thái nói nước đó là Việt Nam. Tin tức mới được xì ra chút xíu vì “sự phức tạp và khó khăn của bản hợp đồng”.
“Ðây là một dự án lớn, bao gồm cả việc xây dựng nhà máy sản xuất võ khí nhẹ sau khi đã chuyển giao kỹ thuật từ Do Thái. Chúng tôi đang thảo luận về kiểu súng trường nào sẽ được chế tạo, nhưng hoạt động của nhà máy ở Việt Nam có thể mở rộng trong tương lai. Những dự án như dự án này sẽ là nền tảng của sự hợp tác quốc phòng giữa hai nước”. Viên chức không nêu tên đó nói.
Ðược biết, vào dịp báo Globes tiếp lộ chuyện Do Thái lập xưởng chế tạo võ khí nhẹ ở Viễn Ðông, thì Trung Tướng Trương Quang Khánh, thứ trưởng quốc phòng Việt Nam dẫn đầu một phái đoàn quân sự cao cấp lặng lẽ tới Jerusalem. Ông Khánh nay là thượng tướng, ủy viên đảng ủy quân sự trung ương, phó bí thư đảng ủy tổng cục, chủ nhiệm Tổng Cục Kỹ Thuật Bộ Quốc Phòng, ủy viên ban chấp hành trung ương đảng CSVN, ủy viên Ủy Ban Tài Chính, Ngân Sách của Quốc Hội.
Những tin tức lúc đó cho đến nay chỉ có tổng quát với những chi tiết như Việt Nam muốn mua hỏa tiễn tầm ngắn và tối tân (có thể gián tiếp qua một nước Ðông Âu) và cả radar, máy bay không người lái cho nhu cầu phòng vệ biển, phòng không.
Tuy nhiên, theo Globes, khả năng bán các loại trang bị quốc phòng tối tân cho Việt Nam như máy bay không người lái, bom hướng dẫn, hỏa tiễn, v.v... vẫn còn khó xảy ra trong tình thế hiện nay. Trong đó, phải kể đến sự chống đối của Mỹ khi một đồng minh muốn bán hoặc chuyển giao kỹ thuật quân sự tối tân cho một nước thứ ba.
Năm 2010, tin tức thời sự cho hay Việt Nam đã tiến đến giai đoạn đàm phán cuối cùng để mua của Do Thái một loại hỏa tiễn tầm ngắn có tên là Extra. Loại hỏa tiễn điều khiển này có tầm sát thương trong hạn 150km với đầu đạn nặng 125kg. Ðộ chính xác khá cao và có thể đặt trên xe di động hoặc ở một vị trí cố định.
Từ đó đến nay, không thấy báo chí Việt Nam đề cập gì tới loại hỏa tiễn này, mà chỉ thấy loan tin tiếp nhận giàn hỏa tiễn Bastion-P thứ hai của Nga hồi tháng 2, 2012 và đàm phán để mua dàn thứ ba.
Tháng 3 năm 2012, báo Ðất Việt ở Việt Nam dựa vào một số tin báo chí Nga đưa ra một số tin tức và hình ảnh nói “Tờ Lenta dẫn kết luận của những thành viên tham gia diễn đàn Military Photos cho biết, với sự giúp đỡ của các chuyên gia quân sự Israel, Quân Ðội Nhân Dân Việt Nam sẽ nâng cấp toàn bộ khoảng 10 tiểu đoàn xe tăng T-54/55, với mỗi tiểu đoàn trang bị 31 xe. Nếu đúng như vậy, trong những năm tới, sẽ có khoảng 310 xe tăng T-54/55 Việt Nam được nâng cấp hiện đại hơn nhiều lần.”
Các con số chính thức về lực lượng quân sự VN, vào năm 2010 có khoảng 850 xe tăng T-54/55 do Liên Xô chế tạo. Ngoài ra, Việt Nam còn có khoảng 350 xe tăng hạng trung Type 59 của Trung Quốc, biến thể hiện đại hóa từ xe tăng T-54.
Không có tiền mua các loại xe tăng tối tân hơn, Hà Nội chỉ cố gắng tân trang kho võ khí đã lạc hậu.
Trong khoảng hai năm trở lại đây, có 4 hay 5 công ty kỹ nghệ quốc phòng Do Thái đã đạt thỏa thuận với Việt Nam, phản ảnh chủ trương của chính phủ Do Thái là giúp kỹ nghệ của họ tìm thêm thị trường mới.
“Ðến nay, thương vụ chỉ mới vài chục triệu đô la. Số tiền không lớn ở giai đoạn này nhưng tiềm năng thì lớn”. Nguồn tin giấu tên của Globes cho hay. (T.N.)
(*): Tức Israel
Nguồn: RFA, Người Việt
đừng nên nói vn lạc hậu , đó là chưa show ra thôi ==
Trả lờiXóađề nghị ko cập nhật thông tin bậy bạ ==
Trả lờiXóathớt ngố quá,đang tập trung KQ HQ mà :))
Trả lờiXóa