Vibay

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

Trung Quốc "tiến thoái lưỡng nan" ở Biển Đông

12/6/12- Dù trong những năm qua, Trung Quốc đã phải đổ ra khá nhiều tiền để "mua" đồng minh, đặc biệt là ở Đông Nam Á nhưng sự tham lam ở Biển Đông đã khiến những nỗ lực này có nguy cơ tan thành mây khói.


Ngư dân Philippines trở về từ bãi cạn Scarborough, nơi vừa xảy ra cuộc chạm trán về chủ quyền giữa Philippines và Trung Quốc.

Trong một thập kỷ, Trung Quốc đã chuyển hàng tỷ đô la tiền viện trợ phát triển cho các láng giềng – thay đổi bộ mặt của Phnom Penh, Campuchia, và tung chiếc phao cứu sinh cho chính quyền quân đội già nua của Myanmar trong lúc phương Tây áp đặt các lệnh cấm vận với nước này. Tại châu Phi và Nam Mỹ, tiền mặt đang chảy đến đây nhiều hơn do Trung Quốc muốn đoạt được các nguồn năng lượng và lương thực của hai khu vực này.

Sự hào phóng của Trung Quốc còn được thể hiện qua gói 2,8 tỷ đô dành cho các dự án băng thông rộng và các dự án khác ở Philippines, quốc gia đối thủ của Trung Quốc trong tuyên bố chủ quyền với các mỏ dầu và khí dưới lòng Biển Đông. Sau khi tiền Trung Quốc chảy đến, hai nước đã kí một thỏa thuận cùng khảo sát nguồn tài nguyên trên vùng biển này.

Hiện nay, thỏa thuận đó đã bị xé tan do Bắc Kinh và Manila mắc kẹt vào một cuộc tranh chấp chủ quyền về bãi cạn Scarborough trên Biển Đông. Trung Quốc cảnh cáo Philippines phải buộc các ông ty năng lượng trong nước ngừng khoan trên biển. Trong khi đó, nhiều dự án do Trung Quốc tài trợ cho Philippines đã sụp đổ vì bất mãn và các cáo buộc tham nhũng.

Tổng thống Philippines Benigno Aquino hôm thứ Năm tuần trước đã nói với tờ Wall Street Journal tại Washington rằng chính phủ các nước khác sẽ sớm đánh giá lại mối quan hệ của họ với Trung Quốc. “Nếu bây giờ họ không tuân thủ luật pháp quốc tế, sẽ có nhiều quốc gia khác nữa giống như chúng tôi tự hỏi rằng: “Mối quan hệ của chúng ta với người Trung Quốc nên như thế nào đây?”, ông Aquino nói.

Hôm thứ Sáu, ông Aquino đã gặp gỡ Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ông Aquino cho biết có một số tiến bộ làm giảm căng thẳng tại khu vực tranh chấp nhưng ông cho rằng tranh chấp đó chỉ là một rắc rối của mối quan hệ rộng lớn, phức tạp và căng thẳng.

Câu chuyện về mối quan hệ Trung-Philippines bị sứt mẻ cho thấy tâm lý chống Trung Quốc đang tiếp tục lớn lên ở một số quốc gia bất kể việc Bắc Kinh triển khai viện trợ phát triển và tạo quyền lực mềm ở khắp mọi nơi trên thế giới.

Tranh chấp này cũng thúc đẩy sự tăng cường của Mỹ tại châu Á do các nước như Việt Nam và thậm chí là Myanmar tìm cách xây dựng mối quan hệ thân thiết hơn với Washington để giúp họ có thể chống lại “bóng ma” Trung Quốc. Ngoài ra, Hoa Kỳ đang gia tăng hiện diện quân đội và ngoại giao tại các nền kinh tế mới nổi trong khu vực.

Theo hiệp ước quốc phòng song phương được kí cách đây 60 năm, Hoa Kỳ có nghĩa vụ phải đến hỗ trợ Manila trong trường hợp nước này bị tấn công quân sự, một tình huống mà các chuyên gia cho rằng khó có khả năng xảy ra nhưng không phải là không thể nếu quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc xấu đi nhanh chóng.

Philippines, quốc gia một thời là thuộc địa của Hoa Kỳ, từ lâu đã là một trong những đồng minh chủ chốt của Mỹ ở châu Á nhưng đến năm 1991, thượng viện Philippines đã đóng cửa các căn cứ của Mỹ nằm rải rác tại vịnh Subic và sân bay Clark. Lúc này, một nỗ lực của Trung Quốc nhằm chiếm được cảm tình của Philippines bằng tiền đã mở cánh cửa cho Hoa Kỳ một lần nữa, một kết quả cho thấy các bước đi sai lầm của Trung Quốc lại trở thành nguồn lợi tiềm năng cho Hoa Kỳ trong khu vực này.

Chính quyền Aquino đã nhiều lần đề nghị Hoa Kỳ hỗ trợ nhiều hơn. Hồi tháng 4, các binh sĩ Hoa Kỳ đã tham gia vào các cuộc tập trận chung với quân đội Philippines dùng để đào tạo binh sĩ Philippines cách đối phó với cuộc tấn công từ một thế lực bên ngoài.

Hoa Kỳ cũng tăng cường quan hệ quân sự với các quốc gia khác trong khu vực. Lần đầu tiên sau 3 thập kỷ, tàu hải quân Mỹ đã đến Vịnh Cam Ranh của Việt Nam hồi tháng Tám năm ngoái và hôm 2/6 vừa qua Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã đến thăm Vịnh này. Hồi tháng 4 vừa qua, gần 200 lính thủy đánh bộ Mỹ đã đến Darwin, Úc do Mỹ muốn tăng cường hiện diện ở đây nhằm giúp đảm bảo tự do hàng hải qua Biển Đông.

Trước đó, Trung Quốc đã từng vấp phải sự phản kháng dữ dội đối với việc mở rộng thương mại và quân đội của nước này. Tại Zambia, Tổng thống Michael Sata mới nhậm chức năm ngoái đã chống lại sự thống trị của Trung Quốc trong ngành công nghiệp sản xuất kim loại đồng của nước này. Cựu tổng thống Nam Phi Thabo Mbeki cũng đã cảnh báo về nguy cơ Trung Quốc biến châu Phi thành thuộc địa của mình. Tháng 9 năm ngoái, Myanmar đã dừng dự án thủy điện trị giá 3,6 tỷ đô la do Trung Quốc tài trợ vì lo ngại công trình này sẽ phá hủy vùng đất sản xuất nông nghiệp của nước này.

Lợi ích của Philippines đặc biệt rất cao về vấn đề Biển Đông. Theo cơ quan thông tin năng lượng Hoa Kỳ, vùng biển mà phần lớn bị Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan và Brunei tuyên bố chủ quyền, có khoảng từ 28 tỷ đến 213 tỷ thùng dầu. Hiện chưa rõ lượng dầu có thể khai thác là bao nhiêu nhưng một số chuyên gia cho rằng trữ lượng khai thác có thể chỉ đứng sau Ả rập Xê út và Venezuela.

Trước đây, Trung Quốc đã từng tham gia xung đột tại khu vực này. Trung Quốc đánh bại quân đội miền nam Việt Nam và chiếm Hoàng Sa vào năm 1974 và lại gây gổ với Việt Nam vào năm 1988 khiến hàng chục thủy thủ thiệt mạng.

Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên phần lớn Biển Đông, bao gồm cả Bãi Cỏ Rong cách bờ biển Philippines 80 hải lý và Trung Quốc cảnh cáo Philippines phải buộc các công ty năng lượng nước này phải dừng khai thác và cả bãi cạn Scarborough nơi vừa xảy ra chạm chán tàu chiến – tàu đánh cá giữa hai nước.

Vào những năm 1990, Trung Quốc tìm cách làm dịu căng thẳng bằng cách tiến hành các chương trình trao đổi giáo dục với các nước láng giềng.

“Tuy nhiên, Philippines là quốc gia khá ư “khó nhằn” đối với Trung Quốc. Quốc gia đồng minh của Mỹ và theo đạo Thiên chúa này có văn hóa nghiêng về phía Hoa Kỳ rất nhiều”, Ernie Bower, một cố vấn kì cựu của Trung tâm nghiêm cứu chiến lược quốc tế ở Washington nhận định, “Và cuối cùng, Trung Quốc nhận ra rằng tiền chính là công cụ để thực hiện mục đích của mình”.

Sau đó vào tháng 2 năm 2011, một con tàu thăm dò dầu khí của Philippines và Anh khi khảo sát bãi Cỏ Rong đã bị 2 tàu hải giám Trung Quốc quấy rối. Philippines đã điều máy bay đến cảnh cáo các tàu Trung Quốc khiến 2 con tàu này nhanh chóng rút lui. Trung Quốc phủ nhận đã đe dọa con tàu thăm dò nhưng yêu cầu Philippines không được thăm dò vùng biển này mà không có sự đồng ý của Trung Quốc.

Một tháng sau đó, giới chức Trung Quốc từ chối giảm nhẹ án tử hình cho 3 người Philippines bị bắt vì vận chuyển ma túy bất kể Tổng thống Philippines đã đề nghị Trung Quốc với tư cách cá nhân và 3 người này đã bị tử hình.

Manila cũng tăng cường thảo luận với Hoa Kỳ và các quan chức Philippines cũng gây sức ép buộc Hoa Kỳ và làm rõ các nghĩa vụ của mình theo hiệp ước quốc phòng song phương năm 1951 và kết quả là “Tuyên bố Manila” hồi tháng 11 năm ngoái đã tái khẳng định hiệp ước này.

Sau đó, vụ chạm chán mới nhất trên Biển Đông giữa hai nước đã diễn ra tại bãi cạn Scarborough. Vụ chạm trán bắt đầu khi tàu hải quân Philippines chuẩn bị bắt giữ các tàu đánh cá Trung Quốc đánh bắt hải sản tại bãi cạn thì các tàu hải giám của Trung Quốc xuất hiện và ngăn chặn tàu hải quân Philippines.

Đến giữa tháng 5, căng thẳng bùng phát. Hơn 200 người biểu tình Philippines đã tuần hành bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila.

Các đại lý du lịch Trung Quốc đã hủy các chuyến du lịch đến Philippines. Các quan điểm hiếu chiến ở Trung Quốc yêu cầu phải có hành động cứng rắn hơn.

Còn về phía Philippines, Trung tướng Juancho Sabban đã từng mỉa mai sau vụ bãi Cỏ Rong năm 2011 rằng: “Có lẽ chúng ta sẽ phải gửi một đội tàu đánh cá nhỏ để bảo vệ các tàu thăm dò của chúng ta, nhưng chúng ta sẽ bảo về quyền của họ khi khai thác các tài nguyên của chúng ta”.

Chính phủ của Tổng thống Aquino cũng đã chấp nhận thêm 5 vụ đấu thầu cho các hợp đồng khai thác và thêm một đề xuất đấu thầu diễn ra vào tháng 7 tới để khai thác tại khai khu vực gần bãi Cỏ Rong đang tranh chấp.

“Lập trường của chúng tôi rất rõ ràng. Điểm mấu chốt là (bãi Cỏ Rong) thuộc chủ quyền lãnh thổ của chúng tôi”, Tổng thống Aquino phát biểu tại Washington hôm thứ Năm tuần trước.

http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=410098

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét