Tàu Ngư chính 311 Trung Quốc hoạt động trái phép tại vùng biển đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Ngày 15/6, tờ “Nhân Dân” Trung Quốc cho biết, phóng viên báo này qua tìm hiểu cái gọi là “Lễ phát động tuyên truyền pháp chế mùa nghỉ đánh bắt cá và bảo vệ văn vật (di vật văn hóa, hiện vật văn hóa khảo cổ) dưới nước trên biển Đông” thấy rằng: “Để bảo vệ tốt hơn văn vật dưới nước (?) ở vùng biển Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam hiện nay Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép), tỉnh Hải Nam chuẩn bị thiết lập Trạm giám sát biển công nghệ cao tại khu vực không có người ở trên vùng biển Hoàng Sa”.
Theo tiết lộ của Cục trưởng Cục Văn vật - tỉnh Hải Nam Vương Diệc Bình, gần đây Cục Văn vật Hải Nam và Bộ Công an Trung Quốc đã tiến hành hợp tác điều tra nghiên cứu (bất hợp pháp) đối với quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam hiện nay Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép), chuẩn bị cho việc xây dựng cái gọi là Trạm giám sát biển công nghệ cao.
Vương Diệc Bình cho biết, hệ thống này sẽ thông qua các biện pháp công nghệ cao như hệ thống thông tin địa lý GIS, vệ tinh viễn thám, giám sát video, từng bước tăng cường công tác quản lý, giám sát đối với vùng biển Hoàng Sa (thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam).
Đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trung Quốc đã chiếm đóng, xây dựng sân bay và các công trình trái phép tại đây.
Vương Diệc Bình cho hay: “Năm nay có thể sẽ đưa ra trước một hệ thống tương đối phù hợp với giám sát, quản lý duyên hải, trong tương lai hệ thống này có thể tận dụng một số công nghệ như truyền vệ tinh hoặc các công nghệ truyền khác, sẽ xây dựng một trung tâm, một trạm trung chuyển ở đảo Phú Lâm, những số liệu liên quan có thể được truyền tới đảo theo thời gian thực và truyền tới các cơ quan quản lý văn vật của Trung Quốc, trong đó có cơ quan biên phòng. Trong tương lai, sau khi thiết lập hệ thống này, tốc độ phản ứng của Trung Quốc sẽ theo thời gian thực, rất nhanh chóng, giúp Trung Quốc tăng cường mức độ tấn công và mức độ chấp pháp ở duyên hải”.
Vương Diệc Bình cho biết, ngoài tăng cường giám sát, quản lý trên mặt biển, sẽ còn xác định khu bảo vệ ở những nơi liên tiếp xảy ra nạn đào trộm văn vật để bảo vệ tốt hơn văn vật Hoàng Sa (?-PV).
Báo Trung Quốc rêu rao những chứng cứ phi lý khi nói rằng, hiện nay Trung Quốc đã phát hiện ra hơn 124 di chỉ văn vật ở biển Đông, trong đó có di chỉ văn vật dưới nước các thời đại như Tống, Nguyên, Minh, Thanh; trong khi Trung Quốc khai quật mang về còn tương đối ít (?).
Tàu cá Việt Nam đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa luôn bị Trung Quốc bắt giữ và đòi tiền chuộc bất hợp pháp.
* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theoGiaoduc.net.vn" Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét