Vibay

Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012

Nguồn gốc Dân Tộc Việt

THẾ GIỚI CÓ CÔNG NHẬN KHÔNG?

“Nhưng chả lẽ ta chỉ biết học mà không có gì dạy lại cho thế giới? Tạo sao những chuyện về dòng giống tổ tiên, về văn hóa của mình mà cũng chờ thế giới dạy?…

…Từ năm 2006 tôi công bố phát hiện: “Tiếng Việt là chủ thể tạo nên ngôn ngữ Trung Hoa” và sau này trên mạng, người Việt trong và ngoài nước cung cấp thêm nhiều bằng chứng, thì tại các đại học lớn nhất nước Việt, người ta vẫn đang rao giảng luận thuyết Maspéro (tiếng Việt mượn 70% tiếng Hán) qua công trình “Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt” của Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn!”- Hà Văn Thùy-

Trích:

“-Cho đến nay, có lẽ cũng ít người ngộ ra rằng, khoa học nhân văn Việt Nam được xây chủ yếu trên Đông phương học của Trường phái Viễn Đông Bác cổ. Cái Đông phương học made by France này lại xây dựng trên thuyết Đa nguồn gốc của loài người. Thuyết thịnh hành suốt thế kỷ XX cho rằng, loài người được sinh ra từ nhiều khu vực khác nhau. Tại châu Á, người Việt, Hoa, Mông, Mãn… được sinh ra từ chân núi Thiên Sơn, tây bắc Trung Quốc. Khi băng hà tan thì họ di cư vào Trung Quốc rồi xuống Đông Nam Á. Cố nhiên, người di cư mang theo văn minh nên Đông Nam Á là “vùng nước đọng của lịch sử”, là khu vực cuối cùng hưởng xái văn minh nhân loại!

Trộn thuyết này với cổ thư Trung Hoa, học giả Pháp Aurousseau dạy rằng, khoảng năm 330 TCN, con cháu của Việt vương Câu Tiễn chay loạn xuống Việt Nam, sinh ra người Việt! Bằng khoa học ngữ văn tân tiến, Viện sĩ Maspéro phát hiện, tiếng Việt mượn 70% từ tiếng Trung Hoa! Các học giả tiên phong của chúng ta như Nguyễn Văn Tố, Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh… nghe theo rồi truyền dạy cho con cháu! Kết quả là khoa học nhân văn nước Việt được dựng trên hệ quy chiếu con người từ Tây Bắc xuống!

*
Nhưng ngày 29 tháng 9 năm 1998, Giáo sư Y. Chu, nhà khoa học gốc Hoa của Đại học Texas Hoa Kỳ, sau nhiều năm làm việc cùng êkip 12 học giả khác, có sự tham gia của Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa trong Dự án Quan hệ di truyền của người Trung Quốc (Genetic Relation of Chinese Population), với số tiền 1.000.000 USD của Quỹ Phát triển khoa học tự nhiên Trung Quốc, công bố thông tin làm chấn động giới khoa học Mỹ:

“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, người hiện đại Homo sapiens xuất hiện 160 đến 200.000 năm trước tại quê hương duy nhất là Đông Phi.” “Công trình của chúng tôi cũng cho thấy, khoảng 60-70.000 năm trước, người tiền sử từ châu Phi men theo bờ biển Nam Á tới Việt Nam. Tại đây họ hòa huyết, tăng nhân số và khoảng 50.000 năm trước, di cư ra các hải đảo Đông Nam Á, sang Ấn Độ. Khoảng 40.000 năm trước đi lên Trung Hoa…”

Tiếp đó trong thập niên đầu của thế kỷ, xuất hiện nhiều nghiên cứu di truyền phục vụ Dự án lập Bản đồ gen người cho ra những kết quả ngày càng cụ thể hơn!

Bạn có tin hay không, tùy! Nhưng điều này thì không thể phản bác: di truyền học phát hiện, người Việt Nam có đa dạng di truyền cao nhất trong các sắc dân Đông Á. Có nghĩa là người Việt Nam cổ nhất trong dân cư Đông Á! Chưa nói tới các “rốn” khác nhưng Việt Nam chắc chắn là “rốn” gen!

*

Có thể nói là, từ năm 1998, một hệ quy chiếu mới cho khoa học nhân văn Đông Á được xác lập:

Con người từ đất tổ châu Phi, đặt chân tới Việt Nam trước nhất rồi lan tỏa khắp Đông Á và cố nhiên, theo đó, văn minh phải xuất phát từ Việt Nam!

Và tất yếu: hệ quy chiếu Đông phương học của người Pháp thống trị một trăm năm sụp đổ!

*
Một ngày mai, bà mẹ dân quê Việt sẽ kể cho con cháu nghe câu chuyện cổ tích:

“Ngày xửa ngày xưa, người tiền sử từ châu Phi tới Việt Nam, sinh ra tổ tiên chúng ta. Rồi người Việt lan tỏa ra các đảo ngoài khơi Đông Nam Á, sang Ấn Độ, lên Trung Quốc, sang châu Mỹ thành ngươi da đỏ. Ở phía nam Hoàng Hà, người Việt hòa huyết với người Mông Cổ sinh ra người Hoa Hạ. Không chỉ nuôi người Hoa bằng sữa mà người mẹ Việt còn cho con cháu mình cả tiếng nói, chữ viết…”

Chỉ riêng các nhà thông thái sống trong tháp ngà khoa học thì vẫn ca tiếng hát ve sầu: “Tiếng Việt mượn 70% từ tiếng Hán”!

Nguồn: anviettoancau.net “VĂN HÓA LÀ ĐỊNH MỆNH”-Tháng 4/2012 -HVT-

http://bagan3.me/2012/06/16/nguon-goc-dan-toc-viet-2-2/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét