Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta nhấn mạnh rằng trong việc giao thiệp với Trung Quốc và châu Á, Mỹ muốn tuân thủ luật lệ quốc tế để giải quyết các cuộc tranh chấp mà không phải sử dụng tới vũ lực.
Đây là sự thay đổi quan trọng vì từ trước tới nay Mỹ vẫn từ chối không phê chuẩn văn kiện này vốn đề cập tới quyền của các nước trong việc sử dụng đại dương.
Các nước Đông Nam Á vẫn đang kêu gọi đẩy mạnh các cuộc hội đàm về đề nghị liên quan tới Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông.
Trước đây một số người tại Mỹ cho rằng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển là mối đe dọa cho các quyền lợi quốc tế và trách nhiệm của Mỹ.
Văn kiện này khiến một số nhân vật ở Mỹ cảm thấy bất an. Tuy nhiên, vào năm 2007, Tổng thống George W. Bush kêu gọi Quốc hội phê chuẩn vì theo ông nó phục vụ cho quyền lợi quốc gia của Mỹ bao gồm quyền lưu động về mặt hàng hải của quân đội Mỹ trên toàn thế giới.
Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta nhấn mạnh rằng trong việc giao thiệp với Trung Quốc và châu Á, Mỹ muốn tuân thủ luật lệ quốc tế để giải quyết các cuộc tranh chấp mà không phải sử dụng tới vũ lực. Ông cho hay trong năm nay Mỹ sẽ cùng phối hợp 160 nước khác để phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.
Mỹ hiện vẫn nắm thế thượng phong trên Thái Bình Dương
Ngay lập tức, Trung Quốc yêu cầu Mỹ chú ý đến mối quan ngại liên quan đến sự tăng cường hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Liu Weimin phản đối tuyên bố của Lầu Năm Góc về việc triển khai đến 60% tàu chiến của Hải quân Mỹ trong khu vực này, bao gồm phần lớn các nhóm tàu sân bay tấn công.
Hiện tại hơn một nửa tổng số tàu chiến Mỹ đang hiện diện trong khu vực Thái Bình Dương. Tới đây hạm đội này sẽ tăng hiện diện trong khu vực thông qua việc chuyển các tàu chiến từ Đại Tây Dương đến đây, người đứng đầu Lầu Năm Góc cho biết. Bình luận về sự tập kết của Hải quân Mỹ, nhà phân tích tại Học viện các vấn đề địa chính trị Nga, ông Sivkov Constantin nói: “Trong những khái niệm an ninh quốc gia và học thuyết quân sự mới, Mỹ đã xác định rằng ngày hôm nay họ sẽ phải dành trọng tâm cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đặc biệt khi mà khu vực này đang ngày càng trở thành trung tâm của nền kinh tế thế giới. Trong thực tế, đối với Mỹ đây là khu vực ảnh hưởng đáng tin cậy duy nhất, tại các khu vực khác Mỹ đã mất phần lớn sự kiểm soát. Trong khi đó, đối với Mỹ, duy trì ảnh hưởng này khi sức mạnh quân sự Trung Quốc ngày càng tăng sẽ rất khó khăn”.
Với cái đường lưỡi bò tự vạch ra trên Biển Đông, Trung Quốc đang bị hầu hết các nước trong khu vực phản đối
Lợi ích của Trung Quốc và Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã chồng chéo lên nhau. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Liu Weimin lưu ý đến điều này. Trong khi đó, Washington hiện đang thành lập mạng lưới liên minh mới trong khu vực để kiềm chế Trung Quốc. Sau 20 năm vắng mặt, tàu Mỹ trở về căn cứ Subic Bay ở Philippines. Từ đó, Lầu Năm Góc sẽ kiểm soát các trục giao thông chính trong khu vực dễ dàng hơn, và trong trường hợp bất khả kháng sẽ cắt đứt chúng. Đặc biệt, có thể chặn tàu chở dầu từ Vịnh Ba Tư đến Trung Quốc.
Đáng chú ý là sự tăng cường lực lượng hải quân Mỹ ở châu Á diễn ra khi mà tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với các quốc gia khác trong Biển Đông ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Mỹ không can thiệp vào tranh chấp, nhưng đã hứa viện trợ quân sự cho một số nước trong khu vực để đối phó với sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc. Rõ ràng, kéo tàu chiến của Mỹ vào khu vực, kể cả hầu hết các nhóm tàu sân bay tấn công là một yếu tố bổ sung không chỉ là ngăn chặn, răn đe của Trung Quốc. Washington đã vạch lằn ranh đỏ trên biển biển trong quan hệ với Bắc Kinh, và bây giờ Trung Quốc đang tìm cách đáp trả kế hoạch làm suy yếu lợi ích địa chiến lược của mình.
http://www.petrotimes.vn/the-gioi-phang/2012/06/my-thay-doi-lap-truong-ve-bien-dong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét