Hành động này không chỉ khiến cho những người trong cuộc mà còn khiến cho giới học giả nước ngoài cũng cảm thấy “chướng tai, gai mắt”.
Trong bài “China’s Invented History” đăng trên tờ The Wall Street Journal ngày 5/6, nhà báo Philip Bowring viết rằng Bắc Kinh đang bịa đặt lịch sử để biện minh cho những đòi hỏi bành trướng ở những vùng biển tranh chấp.
Cuộc xung đột giữa Phillippines và Trung Quốc về Scarborough dường như chỉ là một tranh chấp nhỏ đối với một bãi đá ngầm không có người ở, giữa biển cả mênh mông. Nhưng cuộc tranh chấp này lại cực kỳ quan trọng đối với các mối quan hệ trong tương lai của khu vực bởi vì nó bộc lộ quan điểm ngoan cố của Trung Quốc là lịch sử của các nước khác vốn đường ranh giới chiếm tới 2/3 chu vi của Biển Đông là phi lý. Chỉ có lịch sử do người Trung Quốc viết và được Bắc Kinh diễn giải mới là đúng đắn.
Trường hợp tuyên bố chủ quyền của Philippines đối với bãi đá ngầm Scarborough được chủ yếu trình bày dưới góc độ địa lý học. Scarborough mà phía Philippines gọi là Panatag Shoal trong khi Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham là một bãi ngầm ngoài khơi cách bờ biển Luzon, đảo lớn nhất trong quần đảo Philippines 130 hải lý.
Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, vùng đặc quyền kinh tế của Philippines rộng 200 hải lý tính từ bờ biển Luzon. Trong khi đó Scarborough cách thềm lục địa Trung Quốc 300 hải lý và cách đảo Đài Loan 300 hải lý.
Bắc Kinh tìm mọi cách phủ nhận những thực tế địa lý của bãi đá ngầm Scarborough và dựa vào những bịa đặt lịch sử để áp dụng cho mọi đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông. Đó là lý do tại sao Trung Quốc không chỉ mâu thuẫn với Philippines mà còn với các quốc gia khác có liên quan đến Biển Đông.
Bản đồ chín đoạn (hay còn gọi là "đường lưỡi bò") khét tiếng xác định chủ quyền của Trung Quốc trùm lên các khu vực đặc quyền kinh tế 200 hải lý trên Biển Đông của cả Malaysia, Philippines, Việt Nam, Brunei và sát với vùng biển Natuna được đánh giá rất giàu tiềm năng khí đốt của Indonesia.
Trong trường hợp bãi đá ngầm Scarborough, Bộ Ngoại giao Trung Quốc dẫn “bằng chứng lịch sử” trong bản đồ Trung Quốc hồi thế kỷ 13, khi Trung Quốc đang bị người Mông Cổ thống trị. Tấm bản đồ này xuất phát từ một chuyến đi của một tàu của Nhà Nguyên thời đó. Lập luận người Trung Quốc là “người đầu tiên” đi lại trên Biển Đông là cực kỳ phi lý.
Đoàn thủy thủ Trung Quốc là những người đến sau ở Biển Đông, chứ nói gì đến hoạt động thương mại trên Ấn Độ Dương. Lịch sử đi biển của khu vực Biển Đông bắt đầu sớm nhất từ thiên niên kỷ đầu tiên và là lịch sử đi biển của tổ tiên những người Malaysia, Philippines và Việt Nam.
Khi những người Trung Quốc cổ đại muốn đến khu vực Sumatra và sau đó đến Sri Lanka, họ phải đi trên các tàu của người Malay (Mã Lai). Điều này không có gì đáng ngạc nhiên vì người Malay (tổ tiên của người Indonesia ngày nay) từng chiếm lĩnh Madagascar, hòn đảo lớn thứ ba thế giới. Họ đã vượt qua Ấn Độ Dương từ hơn 1000 năm trước, sớm hơn rất nhiều chuyến đi của đô đốc Trịnh Hòa nhà Minh hồi thế kỷ 15.
Khả năng vượt biển của người Malay sau này không bằng người Nam Ấn và người Arập, nhưng họ vẫn là những người đi biển hàng đầu ở Đông Nam Á cho đến khi thực dân châu Âu thống trị khu vực này.
Những người Chăm nói ngôn ngữ Malay và theo đạo Hindu ở miền Trung Việt Nam đã thống trị hoạt động thương mại trên Biển Đông, cho đến khi họ bị người Việt chinh phục vào thời điểm các thương nhân châu Âu bắt đầu tìm đến châu Á.
Hoạt động thương mại của Vương quốc Champa và đảo Luzon đã có từ rất lâu trước khi người Trung Quốc vẽ tấm bản đồ hồi thế kỷ 13.
Bãi đá Scarborough không chỉ nằm gần bờ biển Luzon, Philippines mà còn nằm trên tuyến hàng hải trực tiếp từ vịnh Manila đến các cảng biển của người Chăm (Việt Nam) hồi đó là Hội An, Quy Nhơn – vốn khá quen thuộc đối với các thủy thủ người Malay cổ đại
Một yếu tố bất hợp lý khác trong đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc đối với bãi đá ngầm Scarborough là dựa vào Hiệp ước Paris năm 1898. Hiệp ước này chuyển giao chủ quyền của Tây Ban Nha đối với quần đảo Philippines cho Mỹ, vẽ đường thẳng trên bản đồ và để bãi đá Scarborough bên ngoài đường kinh tuyến.
Trung Quốc hiện bám lấy thỏa thuận giữa hai cường quốc nước ngoài thống trị Philippines - hoàn toàn không đếm xỉa đến lợi ích của Philippines – để tuyên bố rằng Manila không có chủ quyền đối với Scarborough.
Trớ trêu là Trung Quốc lại phản đối “các điều ước quốc tế bất bình đẳng” do thực dân phương Tây đưa ra như trường hợp đường ranh giới McMahon phân chia biên giới giữa Ấn Độ và Tây Tạng. Điều đó có nghĩa là Việt Nam hoàn toàn có đủ căn cứ để tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa bởi vì người Pháp trước đây khi chiếm đóng Việt Nam đã từng tuyên bố chủ quyền đối với các quần đảo này và Việt Nam ngày nay kế thừa tuyên bố chủ quyền đó của người Pháp.
Trung Quốc luôn khẳng định Philippines là không hợp lệ. Nói cách khác, Trung Quốc đang sử dụng thực tế Philippines bị nước ngoài thống trị làm cơ sở cho tuyên bố chủ quyền của họ.
Manila muốn giải quyết tranh chấp theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, nhưng Bắc Kinh cho rằng tuyên bố chủ quyền mà Trung Hoa dân quốc (chế độ đã bị họ đánh đuổi khỏi Hoa lục) đưa ra năm 1932 không bị ràng buộc bởi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển.
Nhà báo Philip Bowring tái khẳng định Trung Quốc đang ra sức khẳng định chủ quyền đối với Biển Đông bằng cách viết lại lịch sử mà không hề xem xét yếu tố địa lý.
http://baodatviet.vn/Home/thegioi/Trung-Quoc-bop-meo-lich-su-de-thau-tom-Bien-Dong/20126/215077.datviet
Ảnh vui: MIG-19 hạ J-20.
Những sai lầm cốt tử của Trung Quốc là (i)tự cảm thấy mình đã quá mạnh, quá lớn, để định đoạt những gì mình muốn, (ii) xem phần còn lại của thế giới là những kẻ ngu đần không biết phân biệt giả chân. Hít le với chủ nghĩa phát xít cũng tự cho mình quá lớn mạnh xem thường phần còn lại của thế giới, và kết quả như thế nào mọi người đều biết. Vào thập niên 40 của thế kỷ 20 các quốc gia chưa ràng buộc các mối quan hệ phức hợp như hiện nay, thế mà Hít le còn thất bại. Huống chi ngày nay. Người Trung quốc nên xem lại và đánh giá lại bản thân cũng như phần còn lại của thế giới.
Trả lờiXóaVậy mà có người ngoan ngoãn tuân lệnh bọn chúng đấy nha. Nào là dùng công an đàn áp dẹp làn sóng phẩn nộ của nhân dân chống bọn bá quyền, trấn áp khủng bố những người yêu nước và những người theo phái
Trả lờiXóaPháp luân công.
Các đặt quyền kinh tế khác bao gồm khai thác bô xít, mướn rừng dài hạn, nhập lao động phổ thông người Trung quốc. Các dự án quan trọng hầu như vào tay các nhà thầu Trung quốc.