R-77 là loại tên lửa không đối không tầm trung hàng đầu trên thế giới, một trong những vũ khí hiện đại trang bị trên chiến đấu cơ Nga và nhiều nước khác, trong đó có Việt Nam.
R-77 do hãng Vympel thiết kế, sản xuất dùng cho mục đích tấn công tiêu diệt tất cả các mục tiêu trên không như máy bay, trực thăng và tên lửa có cánh trong điều kiện bị gây nhiễu điện tử mạnh.
Loại tên lửa này có thể trang bị trên hầu hết tiêm kích đa năng hiện đại của Nga như MiG-29; MiG-31, MiG-35, Su-27/30, Sukhoi PAK FA T-50...
thậm chí, cả biến thể hiện đại hóa của tiêm kích huyền thoại MiG-21 (MiG-21 Lancer, MiG-21-93, MiG-21bison).
Đặc trưng của R-77 có 4 cánh thăng bằng ở chính giữa và phía đuôi, tên lửa có chiều dài 3,6m, đường kích 200mm, khối lượng 175kg, lắp một đầu đạn nổ phân mảnh nặng 22kg.
được dẫn đường quán tính đồng thời hiệu chỉnh bằng radar (giai đoạn đầu bằng quán tính, sau đó được radar chủ động dẫn đường) với các thông tin cập nhật liên tục từ máy bay
khi cách mục tiêu khoảng 20km đầu tự dẫn radar chủ động tên lửa kích hoạt, quét tìm, khóa, tiêu diệt mục tiêu.
Thông số kỹ thuật
Trọng lượng: 175 kg (R-77), 226 kg (R-77M1)
Chiều dài: 3.6 m (R-77)
Đường kính: 200 mm
Sải cánh: 350 mm
Vận tốc: Mach 4 (R-77)
Tầm bay: 90 km (R-77), 175 km (R-77M1)
Trần bay: 5m-25 km (16.5-82.000 ft)
Đầu nổ: 30 kg HE, đầu nổ mảnh
Dẫn đường: giai đoạn đầu bằng quán tính, sau đó được radar chủ động dẫn đường
Ngòi nổ: loại laser
Được trang bị cho: Mikoyan MiG-29, Mikoyan MiG-31, Mikoyan MiG-35, Sukhoi Su-27SM, Sukhoi Su-30, Sukhoi Su-34, Sukhoi Su-35, Sukhoi Su-37, Sukhoi Su-47, Yakovlev Yak-141, HAL Tejas, Sukhoi PAK FA
Clip quảng cáo vũ khí Nga: Loại tên lửa Việt Nam trong clip là Kh-35/X-35, R-73, P-270 Moskit, 3M24E, Kh-59,... các máy bay SU-30 trong clip cũng tương tự các loại SU-30 Việt Nam, các tàu phóng tên lửa tương tự như của Hải quân Việt Nam cũng xuất hiện trong clip này.
Các loại tên lửa của Quân đội ND Việt Nam:
Nudelman AT-2 Swatter: Tên lửa chống tăng (sử dụng trên trực thăng Mi-24)
Kolomna AT-3 Sagger: Tên lửa chống tăng
AT-5 Spandrel: Tên lửa chống tăng
AT-4 Spigot: Tên lửa chống tăng
P-5 Pyatyorka/SS-N-3/SS-C-1 Shaddock: Tên lửa chống hạm
P-15 Termit: Tên lửa chống hạm
Kh-31: Tên lửa chống hạm (Kh-31A) hoặc chống radar (Kh-31P)
P-800 Oniks/SS-N-26/SS-C-5 Yakhont: Tên lửa siêu âm chống hạm
Kh-35 Uran/SS-N-25 Switchblade 3M-24E: Tên lửa chống hạm
3M-54 Klub: Tên lửa chống hạm (sử dụng trên tàu ngầm lớp Kilo project 636)
Kh-59: Tên lửa không đối đất
Kh-29: Tên lửa không đối đất
K-300P Bastion-P: Hệ thống tên lửa chống hạm phòng thủ bờ biển.
BrahMos: Tên lửa hành trình siêu thanh (dự kiến trang bị)
S-300PMU1: Tên lửa phòng không
4K51 Rubezh (SSC-3): Tổ hợp tên lửa bờ biển
Hệ thống 4K44B Redut (SSC-1): Tổ hợp tên lửa bờ biển, 4K44 sử dụng tên lửa hành trình đối hạm tầm xa P-35, phạm vi tấn công 500km.
Lavochkin SA-2 Guideline: Hệ thống tên lửa đất đối không
S-125 Neva/Pechora: Hệ thống tên lửa đất đối không
SA-6 Gainful Hệ thống tên lửa đất đối không tự hành
SA-7 Grail: Hệ thống tên lửa đất đối không vác vai
SA-18 Grouse: Hệ thống tên lửa đất đối không vác vai
SA-9 Gaskin: Hệ thống tên lửa đất đối không tự hành
SA-13 Gopher Hệ thống tên lửa đất đối không tự hành
Almaz SA-20A Gargoyle (S-300PMU-1/2 (SA-20)) : Tên lửa đất đối không tầm xa/đánh chặn (Việt Nam đã mua hai tiểu đoàn S-300PMU-1 (12 bệ phóng) với giá gần $300 triệu)
R-27: Tên lửa không đối không
R-73: Tên lửa không đối không
R-77: Tên lửa không đối không
Scud-B: Tên lửa đạn đạo
Scud-C: Tên lửa đạn đạo
Extra: Tên lửa đạn đạo tầm ngắn
...
---------------
http://phunutoday.vn/anh-nong/201205/Ten-lua-khong-doi-khong-hang-dau-the-gioi-cua-Viet-Nam-2152114/?cp=03051409&page=1#album-photo
http://vi.wikipedia.org/wiki/Vympel_R-77
http://vietnamese.ruvr.ru/2011/09/21/56498858.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét