Tuần trước, Thượng tướng Quách Bá Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã hủy chuyến thăm Nhật Bản được dự kiến từ trước.
Quyết định này được thực hiện do gia tăng tranh chấp lãnh thổ ở quần đảo Điếu Ngư. Bên cạnh đó, ở Biển Đông căng thẳng trong quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines cũng tăng lên.
Tình hình thậm chí còn đáng báo động hơn trong các tranh chấp giữa Trung và Nhật Bản.
Các hãng hàng không Trung Quốc hủy bỏ chuyến bay qua Philippines, các hãng lữ hành cũng hủy bỏ tour du lịch đến nước này. Sự leo thang tranh chấp lãnh thổ Bắc Kinh không chỉ thể hiện qua phản ứng ngoại giao, mà còn thấy rõ qua việc các nước hữu quan tăng cường xây dựng tiềm năng quốc phòng.
Thông tin đầu tiên về tàu chiến lớp 056 xuất hiện từ tháng 11 năm 2010. Chẳng bao lâu sau mô hình này được đưa vào sản xuất.
Theo truyền thông nước ngoài, sau tàu hộ tống đầu tiên của lớp 056 Trung Quốc sẽ chế tạo thêm mấy chiếc tiếp theo tại các xưởng đóng tàu Thượng Hải và Quảng Châu.
Một chiếc tàu Type 056 có chiều dài 89m, lượng giãn nước từ 1.300 đến 1.800 tấn, thủy thủ đoàn 60 người, tốc độ tối đa 25 hải lý/h và tầm hoạt động 3.200km (với tốc độ 18 hải lý/h). Vũ khí được trang bị trên tàu bao gồm pháo 76mm; bốn quả tên lửa chống hạm YJ-2, YJ-3 hoặc YJ-83 (C-802/C-803) ở giữa tàu; hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn FL-1000N được bố trí ở đuôi tàu và những quả ngư lôi chống tàu ngầm. Tàu Type 056 được trang bị hệ thống định vị thủy âm và sân bay trực thăng có khả tiếp nhận máy bay trực thăng Z-9 Haytun.
Theo Global Times, tàu mới được trang bị pháo 76mm và hệ thống chống tên lửa. Phân tích những hình ảnh đầu tiên chụp tàu hộ tống, các chuyên gia chú ý đến vị trí dành cho máy bay không người lái. Rất có thể là tàu hộ tống sẽ được trang bị máy bay trực thăng không người lái của Áo.
Hải quân Trung Quốc gần đây đã thử nghiệm máy bay này trong cuộc tập trận Biển Đông Trung Quốc. Trong năm 2010, Bắc Kinh đã mua lô máy bay không người lái 18 chiếc với mục đích hoạt động trên biển.
Theo Phó chủ tịch Học viện các vấn đề địa chính trị Konstantin Sivkov, phụ kiện tàu hộ tống khá tiêu chuẩn so với tàu tuần tra của Lực lượng cảnh sát biển của nhiều nước trên thế giới.
Phải chăng Trung Quốc sẽ làm tới cùng trong cuộc tranh chấp đầy căng thẳng trong các đảo và quần đảo của 1 vùng biển có diện tích 4 triệu km2 nhưng hết sức quan trọng này.
‘Tất cả các tàu này đều được xây dựng bằng cách sử dụng công nghệ ‘tàng hình’, cho phép tàu ít bị rađa phát hiện. Tuy nhiên trong bối cảnh của ngành công nghiệp đóng tàu toàn cầu không thể nói rằng Trung Quốc đã thực hiện một bước nhảy vọt. Còn đối với Trung Quốc đây chắc chắn là một bước tiến. Điều này cho thấy ngành đóng tàu Trung Quốc đã đạt được đẳng cấp thế giới.
Và xét về tiềm năng công nghiệp và con người, Trung Quốc có khả năng sản xuất loại tàu hiện đại này với số lượng khá lớn.
’Theo các chuyên gia, Trung Quốc đã tìm thấy giải pháp xứng đáng cho chương trình tái vũ trang mà các đối thủ tranh chấp lãnh thổ của Trung quốc đang tích cực thực hiện mặc cho sự can thiệp của Mỹ và đồng minh. Phải chăng Trung Quốc sẽ làm tới cùng trong cuộc tranh chấp đầy căng thẳng trong các đảo và quần đảo của 1 vùng biển có diện tích 4 triệu km2 nhưng hết sức quan trọng này.
Konstantin Sivkov ( Tiếng nói nước Nga, Interfax)
http://phunutoday.vn/xa-hoi/quoc-phong/201205/Bao-Nga-Tau-moi-Trung-Quoc-khong-doi-thu-o-Bien-dong-2159726/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét