Vibay

Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2012

Tại sao Hoa Kỳ nên thân thiện với Việt Nam

(The Diplomat-12/4/12) Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã trở nên thân thiện hơn, trong đó nguyên nhân chính là những lo ngại chung xung quanh vấn đề Trung Quốc. Nhưng liệu đó đây có phải là nguyên nhân duy nhất?


Bà Clinton trong một chuyến thăm Việt Nam

Ngồi sau chiếc xe gắn máy đi dạo có thể là cách hay nhất để ngắm nhìn thủ đô của Việt Nam. Cảm giác rợn tóc gáy khi đi trên đường sẽ làm bạn cảm nhận được sự năng động tràn ngập trên các tuyến phố, với tiếng ồn ào không dứt của các nhà buôn nhỏ, những cửa hàng ăn bên dọc đường, và số lượng lớn đến ngạc nhiên khách du lịch Phương Tây trố mắt ngắm nghía những tòa nhà với kiến trúc thời Pháp thuộc đang ngả vàng vì thời gian. Về kinh tế, Việt Nam trong khoảng một phần tư thế kỷ tới dường như sẽ có mức tăng trưởng lạc quan hơn so với phần còn lại các nước châu Á khác. Để tận dụng những tiềm năng tăng trưởng ấy thì việc này đòi hỏi chính phủ Việt Nam phải đồng thời tìm kiếm một mối quan hệ thân cận hơn với kẻ thù cũ của mình, đó là Hoa Kỳ.

Các loại hàng hóa đa dạng, nhà hàng, đám đông tràn ngập khắp mọi nơi làm người ta dễ dàng quên rằng đây vẫn là một nước Cộng sản. Ở mọi nơi đều nhìn thấy cảnh những đôi mới cưới nhau đứng tạo các tư thế đẹp nhất để chụp ảnh, từ các công viên nằm rải rác trong thành phố đến trung tâm quanh Hồ Hoàn Kiếm, hoặc những đám đông tụ tập trước cửa Nhà hát Lớn tráng lệ. Quan chức ở Việt Nam dường như thực sự thích tham gia các cuộc đối thoại, trong khi người dân trên đường phố thì luôn luôn rất nhiệt tình giúp đỡ khách du lịch bằng nhiều cách. Họ hỏi khách du lịch rất nhiều và tò mò về sự phát triển hay cố gắng nắm bắt những gì đang diễn ra trên đất Mỹ.

Đất nước 87 triệu dân này có độ tuổi trung bình vào khoảng 27 tuổi, và hơn 60 triệu người đang ở giữa độ tuổi lao động, từ 15 đến 65. Theo dữ liệu từ phía Ngân hàng Thế giới, tổng thu nhập quốc nội (GDP) bình quân đầu người, chưa trừ lạm phát, là 1.122 USD vào năm 2010, bằng khoảng một phần tư của Trung Quốc, nhưng Việt Nam có mức tăng trưởng cao trong thập niên vừa qua nhờ tăng trưởng GDP luôn ở mức cao – trong năm 2010 đạt 6.8%. Hiện tại, tuy Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam nhưng trao đổi thương mại với Hoa Kỳ cũng đã tăng 6 lần trong giai đoạn từ năm 2002 đến 2010, lên mức 18,6 tỷ USD.

Hầu hết những doanh nhân và thương nhân Việt Nam tôi từng có cơ hội nói chuyện đều rất mong muốn Việt Nam được tiếp cận sâu rộng hơn với thị trường thế giới và đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa để có thể tác động mạnh lên các nhà xuất khẩu Việt Nam. Có một bàn thảo khá thú vị là liệu với một đất nước có gần 3.500 kilomét đường biển như Việt Nam có thể trở thành một trung tâm hậu cần chính yếu cho khu vực châu Á hay không. Nói chung, các quan chức đều công khai thừa nhận các vấn đề về kinh tế, bao gồm tỷ lệ lạm phát 18% và sự cần thiết phải chuyển sang sản xuất các sản phẩm có giá trị gia cao. Một công ty tư vấn vừa rồi đã chỉ ra các mối nguy hiểm đe dọa đến sự tăng trưởng của Việt Nam (Mckinsey Global) trên bình diện vĩ mô, nhưng những thay đổi trong phạm vi vi mô cũng rất quan trọng, và nó sẽ là động lực giúp nền kinh tế hoạt động tốt hơn.

Các nhà lãnh đạo cũng nhận thức được việc cần phải nâng cao chất lượng giáo dục đi đôi với phát triển kinh tế vì nhu cầu tương lai, và sự cần thiết của việc tài trợ đầy đủ cho các trường đại học của họ. Một lần tôi đến thăm ký túc xá của Đại học Quốc gia Hà Nội, nơi mà những sinh viên tràn đầy sức sống đang đứng bên ngoài, hoàn toàn trái ngược với vẻ xuống cấp của tòa nhà.

Người Việt Nam đã thành công trong việc hòa nhập giữa quá khứ và hiện tại trong những di tích của Hà Nội. Trong khi phần lớn thành phố vẫn giữ được vẻ đẹp với những công trình thời Pháp còn lại, biểu tượng điển hình nhất cho sự phát triển nằm ở Hilton Hà Nội, một nhà tù thời Pháp thuộc đã trở nên khét tiếng khi trở thành nơi giam giữ các phi công máy bay Mỹ bị bắn trong cuộc chiến tranh. Khoảng một phần năm tòa nhà vẫn được bảo toàn và hiện tại là viện bảo tàng. Phần còn lại của Hỏa Lò cũ là tháp Hà Nội bên cạnh trại lính cũ và cổng vào, thiết kế theo phong cách Tây Phương và có những hiệu mua sắm sành điệu. Xung quanh dó vẫn là các đền miếu và các quán cà phê nhỏ, các cửa hiệu quần áo “Made in Vietnam” và mặt tiền các nhà hàng bao quanh.

Mối quan ngại chung của hai nước về Trung Quốc đã làm tiền đề cho Hoa Kỳ và Việt Nam tìm kiếm mối quan hệ chặt chẽ hơn. Hiện tại, mặc dù có những lo ngại về mặt chiến lược, trở ngại lớn nhất để Washington và Hà Nội thắt chặt mối quan hệ là quan điểm về chính trị. Đặc biệt, chính phủ hai nước còn bị chia rẽ sâu sắc về vấn đề nhân quyền, cũng như quyền tự do ngôn luận về các vấn đề chính trị và tôn giáo. Đảng Cộng sản Việt Nam chưa cho thấy dấu hiệu nào sẽ nới lỏng quyền lực chính trị mà họ đang nắm giữ và nhanh chóng dập tắt các chỉ trích chính trị trực tiếp nhằm vào họ. Nhưng điều đó không có ảnh hưởng nhiều đến việc xâm phạm quyền lợi của một cá nhân khi họ chọn cho mình con đường kinh doanh. Những quan chức Hoa Kỳ tôi từng đối thoại đều nhấn mạnh rằng tiến trình thay đổi phải được thực hiện một cách chậm rãi, vì không chỉ đối mặt với vấn đề nhân quyền mà người Việt Nam vẫn còn cảnh giác cao độ về việc đi quá xa trong quan hệ với Hoa Kỳ và dễ trở thành con tốt trong quan hệ Trung–Mỹ.

Quan hệ của Washington với Việt Nam có thể là một trong những mối quan hệ tế nhị nhất của Hoa Kỳ, và mối quan hệ này sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong những thập niên tới. Miễn là các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ tỏ ra thực tế về những hạn chế còn tồn tại thì mối quan hệ này còn nhiều bước để tiến xa hơn như những hỗ trợ phát triển, thảo luận an ninh và quan hệ thương mại. Thái độ niềm nở của Việt Nam với Hoa Kỳ chỉ củng cố thêm niềm tin rằng đây là đất nước tràn đầy năng lượng mà Washington cần phải nắm lấy.

* Michael Auslin là một học giả chuyên về các vấn đề châu Á và an ninh tại American Enterprise Institute.

© 2012 Bản tiếng Việt TCPT

http://phiatruoc.info/?p=7436

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét