Vibay

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

Su-27 Việt Nam trên báo Trung Quốc

23/4/12- (Phunutoday) - Hôm nay trên nhiều trang quân sự của Trung Quốc đã đăng một loạt ảnh khá hiếm về loại tiêm kích hiện đại Su-27 của Không quân Việt Nam….

Vào giữa thập niên 1990, do nhu cầu hiện đại hóa từng bước lực lượng không quân Việt Nam đã mua một số Su-27 nhằm thay thế dần một số chiến đấu cơ Mig-21 đã hết hạn sử dụng và nâng cao khả năng tác chiến của lực lượng không quân. • Việt Nam có 12 Su-27SK và Su 27 UBK . Những chiếc đầu tiên chuyển giao vào tháng 05 năm 1995, gồm 4 chiếc Su-27SK và 2 chiếc 2 chỗ huấn luyện Su-27UBK. • Hợp đồng ký thứ hai ký vào tháng 12 năm 1996, Việt Nam nhận thêm 2 chiếc Su-27SK và 4 chiếc Su-27UBK.
Vào giữa thập niên 1990, do nhu cầu hiện đại hóa từng bước lực lượng không quân Việt Nam đã mua một số Su-27 nhằm thay thế dần một số chiến đấu cơ Mig-21 đã hết hạn sử dụng và nâng cao khả năng tác chiến của lực lượng không quân. • Việt Nam có 12 Su-27SK và Su 27 UBK . Những chiếc đầu tiên chuyển giao vào tháng 05 năm 1995, gồm 4 chiếc Su-27SK và 2 chiếc 2 chỗ huấn luyện Su-27UBK. • Hợp đồng ký thứ hai ký vào tháng 12 năm 1996, Việt Nam nhận thêm 2 chiếc Su-27SK và 4 chiếc Su-27UBK.

Su-27SK: phiên bản xuất khẩu của Su-27 một chỗ. • Su-27UB (“Flanker-C”): mẫu sản xuất đầu tiên 2 chỗ, được chuyển đổi thành máy bay huấn luyện.
Su-27SK: phiên bản xuất khẩu của Su-27 một chỗ. • Su-27UB (“Flanker-C”): mẫu sản xuất đầu tiên 2 chỗ, được chuyển đổi thành máy bay huấn luyện.

Su-27, NATO định danh là Flanker, là tiêm kích đánh chặn hạng nặng nổi tiếng một thời của Liên Xô. Đến nay, Su-27 vẫn còn được sử dụng rộng rãi trong Không quân Nga và hơn 11 quốc gia khác trên khắp thế giới. Su-27 tuy không phải là một máy bay có nhiều điểm độc đáo như màn hình hiển thị HUD và hệ thống ngắm bắn kết nối với mũ phi công, hệ thống này tương thích với tên lửa không đối không R-73, có thể nhắm mục tiêu theo hướng nhìn của phi công. Su-27 còn là máy bay chiến đấu đầu tiên của Liên Xô được trang bị hệ thống fly-by-wire. Sự nhanh nhẹn, khả năng cơ động tốt, đặc tính bay độc đáo, cùng với sự kết hợp của các hệ thống khác biến Su-27 trở thành một trong những tiêm kích không chiến tầm gần tốt nhất thế giới.
Su-27, NATO định danh là Flanker, là tiêm kích đánh chặn hạng nặng nổi tiếng một thời của Liên Xô. Đến nay, Su-27 vẫn còn được sử dụng rộng rãi trong Không quân Nga và hơn 11 quốc gia khác trên khắp thế giới. Su-27 tuy không phải là một máy bay có nhiều điểm độc đáo như màn hình hiển thị HUD và hệ thống ngắm bắn kết nối với mũ phi công, hệ thống này tương thích với tên lửa không đối không R-73, có thể nhắm mục tiêu theo hướng nhìn của phi công. Su-27 còn là máy bay chiến đấu đầu tiên của Liên Xô được trang bị hệ thống fly-by-wire. Sự nhanh nhẹn, khả năng cơ động tốt, đặc tính bay độc đáo, cùng với sự kết hợp của các hệ thống khác biến Su-27 trở thành một trong những tiêm kích không chiến tầm gần tốt nhất thế giới.

Thiết kế căn bản của Su-27 về mặt khí động học tương tự MiG-29, nhưng lớn hơn. Đây là một loại máy bay rất lớn, và để giảm thiểu trọng lượng cấu trúc, nó sử dụng nhiều titanium (khoảng 30%, nhiều hơn bất kỳ một loại máy bay cùng thời). Vật liệu composite không được sử dụng. Cánh chéo chạy vào thân và về cơ bản là kiểu cánh tam giác, dù các đầu cánh được đặt các thanh treo tên lửa hay các mấu phản công điện tử (ECM). Tuy nhiên Su-27 không hoàn toàn là kiểu máy bay cánh tam giác vì nó vẫn giữ các cánh đuôi quy ước, với hai cánh thăng bằng đuôi phía trên động cơ, với hai cánh đuôi bụng để tăng khả năng ổn định bên.
Thiết kế căn bản của Su-27 về mặt khí động học tương tự MiG-29, nhưng lớn hơn. Đây là một loại máy bay rất lớn, và để giảm thiểu trọng lượng cấu trúc, nó sử dụng nhiều titanium (khoảng 30%, nhiều hơn bất kỳ một loại máy bay cùng thời). Vật liệu composite không được sử dụng. Cánh chéo chạy vào thân và về cơ bản là kiểu cánh tam giác, dù các đầu cánh được đặt các thanh treo tên lửa hay các mấu phản công điện tử (ECM). Tuy nhiên Su-27 không hoàn toàn là kiểu máy bay cánh tam giác vì nó vẫn giữ các cánh đuôi quy ước, với hai cánh thăng bằng đuôi phía trên động cơ, với hai cánh đuôi bụng để tăng khả năng ổn định bên.

Phi công lái máy bay Su-27 thuộc biên chế Không quân Việt Nam
Phi công lái máy bay Su-27 thuộc biên chế Không quân Việt Nam

http://phunutoday.vn/anh-nong/201204/anh-hiem-Su-27-Viet-Nam-tren-bao-Trung-Quoc-2149464/?cp=23041316&page=1#album-photo


SU-27 biểu diễn trong một cuôc triển lãm hàng không ở Nga

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét