Với việc huấn luyện về cứu hộ, cứu nạn trên biển và một cuộc trình diễn của đội quân nhạc, lịch trình của những sự kiện diễn ra tại thành phố Đà Nẵng có vẻ như vô hại. Tuy nhiên, một số các nhà quan sát nói rằng những hoạt động này là một phần quan trọng của một hành động ngoại giao tế nhị trong vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Biển Nam Trung Hoa mà Việt Nam gọi là Biển Đông.
Phó chỉ huy trưởng Mike Morley của hải quân Hoa Kỳ cho biết cuộc thao dượt chung năm nay có qui mô lớn hơn năm ngoái, với 1.400 nhân viên quân sự và chiến hạm của phía Hoa Kỳ, trong đó có một khu trục hạm trang bị phi đạn điều hướng.
Soái hạm USS Blue Ridge của Đệ Thất Hạm Đội, Khu trục hạm USS Chafee (hình trên) và Tàu cứu hộ USS Safeguard có mặt ở cảng Đà Nẵng từ ngày 23/4/2012
Ông Morley nói: "Cuộc thao dượt này được giàn xếp cách nay khoảng một năm. Cho nên đây là một sự kiện được hoạch định từ lâu và đang diễn ra trong tuần này."
Những hoạt động gọi là giao lưu, trao đổi này diễn ra trùng với một cuộc tập trận chung giữa Hoa Kỳ và Philippines bắt đầu từ tuần trước, trong lúc vụ đối đầu giữa Trung Quốc với Philippines gần bãi đá Scarborough ở Biển Đông tiếp diễn sang đến tuần lễ thứ 3.
Bắc Kinh nhất mực cho rằng toàn bộ vùng biển rộng 3 triệu rưỡi kilomét vuông là một phần lãnh thổ của họ. Philippines, Malaysia, Đài Loan, Brunei và Việt Nam cũng tuyên bố đòi chủ quyền từng phần hoặc toàn bộ đối với vùng biển có nhiều tài nguyên thiên nhiên và là thuỷ lộ quan trọng của thương mại quốc tế.
Vụ xích mích mới nhất đã bắt đầu vào ngày 10 tháng tư, khi hai chiếc tàu “hải giám” của Trung Quốc đến chặn lối vào của bãi đá Scarborough trong lúc hải quân Philippines chuẩn bị bắt giữ các thủy thủ trên 8 chiếc tàu đánh cá của Trung Quốc mà Manila cho là đang đánh bắt cá trái phép.
Tuy nhiên, ông Morley nói rằng không có liên hệ gì giữa thời điểm tiến hành các cuộc diễn tập hải quân với Việt Nam và Philippines.
Ông Morley nói tiếp: "Hai việc này hoàn toàn không có liên hệ gì với nhau. Hai sự kiện này do hai nhóm hoàn toàn khác nhau đứng ra lo việc tổ chức."
Bắc Kinh gọi việc định thời điểm của các hoạt động ở Đà Nẵng hồi năm ngoái là “không thỏa đáng”, nhưng lần này Trung Quốc đã giữ yên lặng.
Tuần trước, Việt Nam truy tố blogger “Điếu Cày” Nguyễn Văn Hải, một người nổi tiếng về những hoạt động biểu tình chống Trung Quốc, về tội tuyên truyền chống nhà nước. Nếu bị tòa xét là có tội ông Hải có thể lãnh án 20 năm tù.
Theo giáo sư Carl Thayer của Đại học New South Wales ở Australia, việc truy tố này là một phần của hoạt động ngoại giao đu giây của Việt Nam – một mặt Việt Nam thực hiện những hoạt động giao lưu hải quân với Hoa Kỳ và mặt khác họ tiếp tục đối thoại với Trung Quốc. Ông Thayer cho biết Việt Nam và Trung Quốc đã đồng ý kiềm chế dư luận trong nước sau khi những vụ biểu tình hiếm thấy để chống Trung Quốc đã diễn ra ở Việt Nam hồi năm ngoái.
Ông Thayer nói: "Về phần Việt Nam, họ đã chấm dứt những vụ biểu tình công khai và ra tay trấn áp các blogger."
Trong một diễn tiến khác, Trung Quốc hôm thứ Bảy vừa qua đã thả 21 ngư dân Việt Nam mà họ bắt ngày 4 tháng 3 trong vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc gọi là Tây Sa. Quần đảo này hiện nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc nhưng Việt Nam cũng tuyên bố có chủ quyền.
Giáo sư Thayer nói rằng việc thả ngư dân Việt Nam là một nước cờ cao của Trung Quốc.
Ông Thayer nói tiếp: "Việc này giúp Trung Quốc tạo ra sự chia rẽ giữa Việt Nam với Philippines. Lâu nay Philippines là nước lên tiếng mạnh mẽ nhất và Việt Nam được hưởng lợi, vì cũng giống như một vận động viên trong cuộc đua xe đạp, Việt Nam có thể đi sau lưng Philippines và tiến nhanh về phía trước mà không phải hao tốn nhiều sức lực."
Không phải mọi người đều đồng ý là những sự kiện vừa kể có liên hệ tới những cuộc thao dượt hải quân. Tiến sĩ Ian Storey, một nhà nghiên cứu cấp cao của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở sing, cho biết việc thả ngư dân là một phần của cái vòng lẩn quẩn của những vụ đối đầu không thể tránh được ở Biển Đông.
Ông Storey giải thích như sau: "Một phần của việc này có liên hệ tới vấn đề thời tiết. Mùa mưa giờ đây đã chấm dứt. Khi mùa mưa chấm dứt, các tàu đánh cá và các tàu thăm dò lại ra khơi và những vụ việc loại này sẽ bắt đầu xảy ra trở lại."
Giáo sư Storey cho rằng Trung Quốc có lẽ đã sắp xếp để cuộc thao dượt hải quân giữa họ với Nga diễn ra trùng với cuộc tập trận Mỹ-Phi. Trung Quốc là nước có chi tiêu quân sự nhiều hàng thứ nhì thế giới và cao hơn nhiều lần tổng số chi tiêu của các nước vùng Đông Nam Á. Ông Storey nói rằng cuộc diễn tập với Nga có mục đích chứng tỏ rằng Trung Quốc là một cường quốc quân sự mà các nước khác cần phải kiêng nể.
Ông Storey nói: "Cán cân quân sự đang nghiêng về phía Trung Quốc, và không bao lâu nữa, Trung Quốc sẽ có một loạt khả năng khác nhau để họ có thể tạo ra những áp lực có tính chất ép buộc lên các nước đòi chủ quyền, nếu họ muốn."
Các nhà phân tích nói rằng đó chính là lý do tại sao Việt Nam đang nhanh chóng hành động để cải thiện quốc hội quân sự với Hoa Kỳ, là nước từng là kẻ thù của họ.
Ông Morley của hải quân Mỹ nói rằng các cuộc thao dượt ở Việt Nam đã đóng một vai trò quan trọng cho việc tăng cường các mối quan hệ song phương, vốn đã được cải thiện một cách đều đặn từ khi đôi bên bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào năm 1995. Ông Morley nói thêm rằng ông dự kiến là những cuộc thao dượt Mỹ-Việt trong những năm sắp tới sẽ có qui mô lớn hơn.
http://www.voanews.com/vietnamese/news/hai-quan-my-viet-thao-duot-o-bien-dong-04-23-2012-148513715.html
RFI trích dẫn bản tin của Hải quân Hoa Kỳ cho hay:
Phát biểu nhân sự kiện này, Phó Đô đốc Tom Carney, chỉ huy Lực lượng Đặc nhiệm 73 cho rằng các hoạt động giao lưu và tập huấn chung giữa hải quân hai nước nêu bật mối quan hệ gần gũi hơn giữa Mỹ và Việt Nam. Ông nói : “Các hoạt động giao lưu này giúp tăng cường hợp tác và phát huy sự hiểu biết lẫn nhau giữa lực lượng hải quân của chúng ta”.
Bản tin của Hải quân Mỹ đã điểm lại một loạt chuyến thăm cảng Việt Nam được đánh giá là "thành công" trong những năm gần đây. Vào năm 2009, tàu sân bay USS John C. Stennis đã tổ chức mời khách Việt Nam lần đầu tiên lên thăm một hàng không mẫu hạm Mỹ trong lúc soái hạm Blue Ridge và khu trục hạm USS Lassen ghé thăm Việt Nam. Chiếc Lassen đặc biệt do Hạm trưởng Lê Bá Hùng, một người Mỹ gốc Việt chỉ huy.
Qua năm 2010, đến lượt Tàu sân bay USS George Washington (CVN 73) mời khách Việt Nam lên thăm, trong lúc chiến hạm USS John S. McCain (DDG 56) ghé cảng Đà Nẵng trong một chương trình giao lưu hải quân Mỹ - Việt. Quân hạm y tế USNS Mercy (T-AH 19) cũng đã đến thăm Việt Nam vào tháng 5/2010 trong khuôn khổ một chiến dịch trợ giúp nhân đạo trên quy mô lớn mang tên Pacific Partnership (Đối tác Thái Bình Dương).
Và hồi năm ngoái 2011, hai tàu khu trục USS Howard (DDG 83) và USS Chung-Hoon (DDG 93) tiếp tục ghé Đà Nẵng trong khuôn khổ các hoạt động giao lưu hải quân Mỹ Việt của năm 2011, trong khi tàu USNS Bowditch (T-AGS 62) tham gia công việc khảo sát hỗ trợ chương trình tìm kiếm người Mỹ mất tích (POW/MIA) tại Việt Nam.
Nếu các chuyến ghé cảng kể trên thường được loan báo công khai, thì có một khía cạnh hợp tác Mỹ Việt khác ít được loan báo : Đó là chiến hạm Mỹ được gởi đến sửa chữa, bảo trì tại các cảng Việt Nam. Theo Hạm đội 7, đã có năm tàu hải quân Mỹ được gởi đến sửa chữa tại các xưởng đóng tàu Việt Nam. Gần đây nhất, vào năm 2012, chiếc USNS Rappahannock (T-AO-204) đã có chuyến đến bảo trì tại Nhà máy đóng tàu Cam Ranh.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120424-hai-quan-my-hoan-nghenh-tang-cuong-hop-tac-voi-viet-nam
tuyet vui...(cotdienbay.multiply.com)
Trả lờiXóa@Anonymous: Cám ơn bạn ghé thăm. Cho mình xin cái clip "Su-30MK2 tuần tra quần đảo Trường Sa". Lấy rồi mới xin sau, he..he...
Trả lờiXóaNgoại giao thông Minh CỦA Việt Nam đấy các bạn , các Bác CÓ biết trên các Tàu ĐÓ chở gì KHÔNG , ,,, Mỹ viện trợ KHÔNG cho Việt Nam chúng ta đạn TÊN lửa đấy,, KHÔNG THẤY quân đội ta tập bắn lia lịa hả ,,, bây giờ soái hạm qua hướng dẫn thao TÁC trên máy TÍNH đấy , , . . Trung Quốc chớ CÓ LẠI GẦN biển ĐÔNG QUÁ nhen , dễ dính đạn TÊN lửa Bộ đội ta tập bắn , hàng Mỹ xịn đấy ,
Trả lờiXóa