14/4/12- TTXVN (Niu Đêli 10/4) Tạp chí Các vấn đề chiến lược (Ấn Độ) số ra gần đây đăng bài viết của nhóm nghiên cứu thuộc tạp chí này trong lĩnh vực quân sự về chiến lược chống tiêp cận vùng ven biển của hải quân Trung Quốc bằng cách phát triển thế hệ tàu tấn công cao tốc (FAC) hai thân có tốc độ cao và trang bị hỏa lực mạnh bằng tên lửa siêu thanh chống tàu chiến như sau:
Thậm chí ngay cả khi Hải quân Trung Quốc tiếp tục phát triển chương trình đóng các tàu khu trục, hộ vệ và tàu ngầm và hiện đại hoá tàu sân bay lớp Kiev của Liên Xô trước đây -Varyag – thành tàu sân bay Thi Lang đầu tiên của Bắc Kinh, việc họ đầu tư phát triển tàu tấn công cao tốc (FAC) được xem là nhằm tăng cường và mở rộng khu vực chiến lược chống tiếp cận ở vùng nước nông.
Bắc Kinh đã tìm cách ngăn chặn sức mạnh tấn công của các đội tàu sân bay chiến đấu của Hải quân Mỹ bằng việc triển khai các tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay DF-21 D, đồng thời khi tác chiến trên mặt biển Hải quân của họ dựa vào các tàu tấn công cao tốc có tầm hoạt động 300 hải lý được trang bị các tên lửa siêu thanh chống tàu chiến với đặc tính bay thấp trên mặt biển có thể tạo ra hàng rào hoả lực chống một nhóm tàu chiến ở khoảng cách gần.
Trung Quốc đã tăng cường khả năng tấn công – phòng thủ vùng ven biển của họ dựa trên các tên lửa chống tàu chiến có thể tạo ra sự thay đổi luật chơi ở các vùng biển có hoạt động hàng hải nhộn nhịp.
Việc họ triển khai các hạm đội gồm tàu khu trục, tàu hộ vệ và tàu ngầm được trang bị hoả lực mạnh gồm các tên lửa chống tàu chiến ở các vùng biển gần Biển Đông, eo biển Đài Loan sẽ tạo ra thách thức và là mối hiểm hoạ đối với các lực lượng hải quân khác nhau.
Việc Trung Quốc triển khai các tàu tấn công cao tốc diễn ra ở thời điểm khi Mỹ cố gắng tìm cách làm suy yếu sức chiến đấu của Hải quân Trung Quốc bằng cách tăng cường lực lượng chiến đấu của hải quân nước này thông qua các động thái khác nhau như triển khai các máy bay do thám không người lái (UAV) và cho các tàu ngầm hạt nhân tấn công và tàu chiến tiếp tục tuần tra ở vùng biển nối giữa Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương cũng như giữa Biển Đông và biển Hoa Đông.
Trong bối cảnh xảy ra các vụ va chạm như vụ tàu USNS Bowditch và USNS Impeccable, Bắc Kinh rất nhạy cảm trước các nỗ lực xâm nhập của Hải quân và hoạt động do thám của Không quân Mỹ và đã phản ứng bằng các biện pháp chống tiếp cận của họ.
Chiến lược chiến tranh không đối xứng của Trung Quốc được biết tới như Shashaojian nhằm đánh bại lực lượng ưu việt của đối thủ mạnh hơn họ.
Chiến lược trên liên quan tới việc triển khai các tàu ngầm, tên lửa siêu thanh chống tàu chiến, ngư lôi tấn công tốc độ cao SHKVAL (bão tuyết), và loại thuỷ lôi mới siêu lớn được phóng bằng rốckét theo hướng từ đáy biển lên được tàu ngầm đặt thành từng chùm để có thể tạo ra đòn tấn công hàng loạt vào tàu sân bay.
Một trong các loại tàu chiến đấu tầm trung quan trọng của Hải quân Trung Quốc là tàu tấn công cao tốc có 3 lớp vỏ được biết tới như loại tàu lớp Hộ Bắc mẫu 022 sử dụng công nghệ rẽ sóng của mẫu tàu hai thân giống loại thủy phi cơ hai thân và vòi phun nước cực mạnh tạo thành lớp bọt nước che phủ thân tàu khiến đối phương khó phát hiện mục tiêu.
Loại tàu Mẫu 022 có khả năng tấn công mục tiêu ở cự ly ngoài đường chân trời (OTH) với hệ thống hoả lực cho phép tạo ra hàng rào hoả lực tên lửa siêu thanh chống tàu chiến bằng tên lửa YJ-83.
Hải quân Trung Quốc hiện có khoảng 83 tàu tấn công cao tốc lớp Hộ Bắc Mẫu 022 có thể tạo ra lưới lửa gồm 640 tên lửa hành trình chống tàu (ASCM) và bay với tốc độ siêu thanh. Ngoài tàu lớp Hộ Bắc Mẫu 022, Hải quân Trung Quốc còn có các loại tàu tấn công cao tốc loại cũ như lớp Hộ Kiến Mẫu 037 II mang tên lửa C-802 và lớp Hộ Tân Mẫu 077 IG được trang bị các loại tên lửa C-801,802 và 803 chống tàu chiến.
Khả năng cơ động của hải quân
Một trong các ưu thế to lớn của loại tàu tấn công cao tốc là chúng có tốc độ cao và khả năng cơ động nhanh do vậy có thể tác chiến hiệu quả ở vùng ven biển. Khi hoạt động ở vùng ven biển, tàu lớp Hộ Bắc Mầu 022 có thể phát huy được tốc độ cao và cơ động lắt léo gây khó khăn cho đối phương.
Hoạt động với đội hình “đàn sói”, tàu tấn công cao tốc với công nghệ rẽ sóng hai thân và phun nước che phủ thân tàu tạo ra thiết diện rất nhỏ khiến rađa của đổi phương rất khó phát hiện.
Dựa vào khả năng cơ động cao, tàu Mẫu-022 khắc phục được các yếu điểm của chúng về kích cỡ nhỏ, hạn chế về tầm hoạt động và khả năng tác chiến (với khả năng dễ bị tấn công cao) để phóng tên lửa siêu thanh YJ-83 thế hệ thứ 4 vào đội hình tàu chiến đấu của đối phương với tầm bắn 250 Km, ngoài đường chân trời (OTH).
Các tàu tấn công cao tốc có thể được sáp nhập vào hạm đội tàu nổi và tàu ngầm gồm tàu khu trục, tàu hộ vệ và tàu ngầm trong đội hình chiến đấu để phối họp phóng các tên lửa chống tàu chiến theo nhiều tuyến với lợi thế về số lượng có thể làm suy yếu và áp đảo khả năng phòng thủ bằng không quân và tên lửa Aegis của bất kỳ hạm đội nào.
Việc xây dựng mỗi đội tàu chiến đấu cao tốc gồm từ 5-10 tàu Mẫu 022 ở chiến trường khu vực có thể dễ dàng mang 40-80 tên lửa chống tàu chiến và chúng có thể phối hợp với tàu nổi và tàu ngầm để thực hiện nhiều nhiệm vụ phức hợp của hải quân như trinh sát, liên lạc, chỉ huy-kiểm soát, chống tàu chiến, phòng không, chống tàu ngầm và chiến tranh điện tử.
Khả năng hoạt động
Việc triển khai các loại tên lửa siêu thanh chống tàu chiến trên các tàu tấn công cao tốc tại khu vực vùng biển nước nông trên các tàu ngầm, tàu khu trục, tàu hộ vệ để mở rộng tầm hoạt động của hải quân vùng nước sâu phản ánh tư duy kiểu Liên Xô trước đây về sử dụng số lượng lớn tên lửa chống tàu chiến và tấn công trên bộ với nhiều loại khác nhau vốn nổi tiếng có xác suất tấn công mục tiêu với độ chính xác cao.
Các loại tàu như tàu tấn công cao tốc bị hạn chế về sứ mệnh hoạt động cũng như khả năng sống còn trong chiến đấu song được sử dụng như loại phương tiện có hiệu quả do có ưu thế dùng hoả lực tên lửa mạnh chống tàu chiến để phát động các cuộc tấn công dồn dập có thể áp đảo mọi khả năng phòng thủ được trang bị trên tàu chiến đối phương từ hệ thống chống tên lửa tới hệ thống đánh chặn điều khiển học cũng như hệ thống phát hiện và phá huỷ tên lửa hoặc máy bay của kẻ thù ở cự ly gần.
Các tàu tấn công cao tốc của Hải quân Trung Quốc không hoạt động đơn độc như loại tàu chiến đấu ven biển (LCS) của Hải quân Mỹ, mà hoạt động theo nhóm từ 5-10 tàu.
Khả năng nguỵ trang của loại tàu này nằm ở chỗ nó tạo ra hỗn hợp giữa bọt và các tia nước phun cũng như khói do động cơ thải ra giữa các lớp vỏ tàu và phía dưới khoang ướt. Điều này làm giảm tín hiệu nhiệt của tàu, Chất lượng vỏ tàu hai thân tạo hiệu ứng trao đổi nhiệt ở phần đuôi tàu nơi khoang ướt làm giảm đáng kể khả năng tàu bị phát hiện.
Điều lạ nữa là mỗi một tàu lớp Hộ Bắc đều được sơn một màu sơn khác nhau và không hề trùng nhau nhằm tránh khả năng bị phần mềm tự động phát hiện mục tiêu (ATR) trong các thiết bị cảm biến RIS và thiết bị điều khiến tên lửa của kẻ thù nhận biết.
Các thiết bị cảm biến điện từ thụ động và điện quang của tàu lớp Hộ Bắc cho phép tàu này phát ra tín hiệu rađa rất yếu, Trong môi trường vùng biển gần bờ có nhiều tàu thuyền hoạt động, các hệ thống này chỉ tạo ra tín hiệu mục tiêu như một đường thẳng mà không làm lộ vị trí thực sự của tàu.
Tính hiệu quả
Tàu lớp Hộ Bắc giống như “chiến binh đường phố” khó nắm bắt có thể phóng hàng loạt tên lửa siêu thanh AJ-83 chống tàu chiến Và hưỡng dẫn các tên lửa này bằng rađa OTH và có thể cơ động nhanh trong khả năng có thể để tránh các tên lửa chống tàu chiến của đối phương. Chiến thuật tốt nhất của loại tàu này là nhanh chóng phát động cuộc tấn công chết người bằng tên lửa siêu thanh sau đó nhanh chóng thoát khỏi khu vực tác chiến.
Tàu lớp Hộ Bắc có thể là loại tàu đầu tiên được sử dụng để phối hợp tác chiến trong trung hạn. “Hiệu quả tác chiến của nó sẽ được phát huy trong chiến lược phòng thủ tích cực ở các vùng biển gần Trung Quốc ở biển Hoa Đông, Biển Đông và Hoàng Hải với khoảng cách cách bờ tới 400 hải lý.
Hoạt động của loại tàu lớp Hộ Bắc ở Biển Đông sẽ khiến hải quân của các nước ASEAN và Mỹ bị hạn chế hoạt động ở vùng biển cách căn cứ hải quân Tam Á trên đảo Hải Nam của Trung Quốc gần 300 hải lý và như vậy Hải quân Trung Quốc có được khu vực hoạt động chống tiếp cận rất mạnh ở khu vực và do vậy tăng cường được các đòi hỏi chủ quyền của họ tại Biển Đông, ngăn chặn các lực lượng can thiệp bằng hải quân vào khu vực này.
Tác động do tàu lớp Hộ Bắc gây ra tại Biển Đông khi kết hợp với các tàu ngầm, tàu khu trục, và tàu hộ vệ cũng như lực lượng không quân của hải quân có căn cứ trên đất liền và tên lửa đạn đạo chông tàu san bay DF-2l D sẽ tác động rất mạnh tới bât kỳ một lực lương can thiệp nào bằng hải quân từ bên ngoài khu vực, trong đó có lực lượng hải quân chiến thuật của Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản, đồng thời đánh bại lực lượng hải quân của các nước ASEAN.
Các biện pháp hiệu quả chống tên lửa siêu thanh YJ-83/C-803 rất hạn chế. Với số lượng lớn tên lửa được phóng hàng loạt liên tiếp, các tàu tấn công cao tốc sẽ dễ chiếm ưu thế áp đảo. Tên lửa C-803 phóng từ tàu lớp Hộ Bắc được bổ sung thêm bằng các tên lửa phóng từ các loại tàu khác sẽ gây khó khăn nhiều cho các hệ thống phòng thủ tên lửa và hệ thống đánh chặn tên lửa và máy bay tầm ngắn của hải quân đối phương do các tên lửa tấn công được phóng với tốc độ cao và bay thấp trên mặt biển.
Hải quân Trung Quốc hiện nay là lực lượng hải quân nhiều lớp và đang tăng cường chiến lược phòng thủ ngoài khơi xa.
Trung Quốc phát triển loại tên lửa có tầm bắn hơn 2.000 Km và các tên lửa hành trình các dạng khác nhau từ chống tàu chiến tới tấn công trên bộ với vai trò đặc thù là chống tiếp cận trên bờ và chống các lực lượng có ưu thế Kiểm soát vùng ngoài khơi duyên hải.
Từ tên lửa DF-21 D tới các tên lửa siêu thanh YJ-80, C-803, các tên lửa Chống tàu chiến của Trung Quốc và một vài loại khác nữa như Sunburn và Yakhont phóng từ các bệ phóng (TEL) đặt trên bờ và các rađa vệ tinh (OTH) Tển lửa DP-21 D thực sự tạo ra mối hiểm họa lớn đối với các lực lượng hải quân của đối phương.
Mặt khác, lực lượng chiến đấu của Hải quân Trung Quốc hiện đã có được bước tiến dài khi đưa vào biên chế tàu sân bay lớp Kiev đầu tiên được hiện đại hoá đổi tên thành Thi Lang chở lực lượng máy bay chiến đấu SU- 33/J15 Thẩm Dương trên tàu và số lượng ngày càng tăng số tàu khu trục, tàu Ngầm và tàu hộ vệ phản ánh các tham vọng của một cường quốc hải quân đang nổi lên với ý muốn tăng cường quy mô kiểm soát biển và chống tiếp cận từ vùng biển nước nông tới vùng biển nước sâu của họ.
Điều thích hợp với mục tiêu và phạm vi triển khai sức mạnh Hải quân Trung Quốc là gì, và họ làm thế nào để hỗ trợ các vai trò cưỡng bức, thúc ép, răn đe và hoạt động phòng thủ?
Vai trò của Trung Quốc sẽ là gì và họ phản ứng ra sao đối với sự phối hợp của các lực lượng hải quân đang nổi lên của các nước châu Á và phương Tây trước vai trò hung hăng của hải quân nước họ?
Việc Bắc Kinh làm thế nào để chuyển sức mạnh hải quân của họ thành ảnh hưởng trong lĩnh vực hàng hải, lãnh thổ và chính sách ngoại giao sẽ là những câu hòi chủ yếu được đặt ra trong đầu các cường quốc ngang hàng với Trung Quốc và siêu cường Mỹ.
Trong bối cảnh đó, ưu tiên hàng đầu trong chiến lược không cân xứng của Trung Quốc sẽ là triển khai số lượng lớn tàu tấn công cao tốc với khả năng phóng hàng loạt tên lửa siêu thanh chống tàu chiến, điều có thể nổi lên thành yếu tố thay đổi trò chơi hiệu quả làm thay đổi cán cân các lực lượng hải quân ở châu Á-Thái Bình Dương./.
Ba Sàm: http://anhbasam.wordpress.com/2012/04/14/chien-luoc-chong-tiep-can-vung-ven-bien-cua-tq/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét