(ĐVO) Trong nhiều năm qua, Viện kỹ thuật quân sự (Quân chủng Phòng không – Không quân) đã từng bước làm chủ việc chế tạo mục tiêu bay, không phải mua của nước ngoài, qua đó tiết kiệm đáng kể ngân sách cho nhà nước.
Những bước đi đầu tiên trong lĩnh vực chế tạo mục tiêu bay, Viện kỹ thuật quân chủng đã nghiên cứu cải tiến thành công tên lửa không đối không có điều khiển K5 thành mục tiêu bay mang tên gọi BB-3R, BB-13M và M5.
Từng bước đi lên, viện kỹ thuật bắt đầu thiết kế chế tạo mục tiêu bay dùng vật liệu Polymer, Composite có kích thước, sải cánh lớn và lắp động cơ cánh quạt chạy nhiên liệu Metanol hoặc xăng A92 pha dầu nhờn. Kỹ thuật điều khiển cũng như khí tài trang bị trên mục tiêu bay ngày càng hiện đại hơn.
Về kỹ thuật điều khiển, ban đầu mục tiêu bay được điều khiển bằng bộ tay cầm, sau đó là bay tự động theo chương trình lập sẵn. Đại tá Tiến sĩ Lê Đình Cương - nguyên phó Viện trưởng Viện kỹ thuật Quân chủng Phòng không - Không quân nói: "Các chương trình bay được nạp vào trong máy tính ở trên máy bay, và máy bay có thể bay được theo chương trình qua các điểm trên tọa độ định sẵn của các nhà thiết kế.”
Việc tự thiết kế, sản xuất mục tiêu bay vừa tiết kiệm được khoản kinh phí lớn đối với Nhà nước, vừa đánh dấu bước tiến kỹ thuật đối với ngành Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam. Nguồn: Đài truyền hình Việt Nam
Trang bị trên mục tiêu bay từ chỗ lắp thiết bị tiếp sáng hồng ngoại và cụm phản xạ vô tuyến để làm mục tiêu cho pháo phòng không, tên lửa và máy bay bắn tập đã tiến tới lắp thiết bị quang ảnh và camera phục vụ nhiệm vụ chụp ảnh quan sát, biến mục tiêu thành UAV trinh sát.
Việc quản lý mục tiêu bay thực hiện thông qua trạm điều khiển mắt đất, một hệ thống thu phát số liệu gắn trên máy bay có khả năng chống nhiễu cao và truyền về trung tâm điều khiển bay các thông tin như vị trí kinh độ, vĩ độ, góc ngiêng, góc chúc, độ cao, hướng bay, tốc độ.
Qua nhiều năm nghiên cứu, với sự cố gắng, học hỏi, sáng tạo không ngừng của cán bộ Viện kỹ thuật quân chủng. Tới nay, có thể nói Việt Nam đã chủ động hoàn toàn về mặt thiết kế, chế tạo mục tiêu bay, tiến tới phát triển mẫu UAV trinh sát.
Đại tá Trịnh Xuân Đạt - Trưởng ban nghiên cứu mục tiêu bay viện kỹ thuật cho biết: “Ban nghiên cứu mục tiêu của viện kỹ thuật phòng không không quân là có thể chủ động hoàn toàn về mặt thiết kế, chế tạo, các mẫu phương tiện bay (phương tiện bay không người lái) và cũng có thể nói là ta đã chủ động hoàn toàn về thiết kế các hệ thống điện tử ở trên mục tiêu bay.”
Trong các cuộc diễn tập bắn đạn thật, mà gần đây nhất là diễn tập lớn của Quân chủng Phòng không – Không quân tại Trường bắn Quốc gia khu vực 1 (TB1), các mục tiêu bay do Việt Nam sản xuất đã phát huy hiệu quả làm mục tiêu cho các đơn vị pháo, tên lửa của quân chủng.
http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/VN-lam-chu-cong-nghe-che-tao-muc-tieu-bay/20123/200326.datviet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét