Thứ nhất, Việt Nam không bao giờ bị bất ngờ khi địch tấn công đánh chiếm Trường Sa (nếu ta luôn cảnh giác).
Thứ hai là, cứ cho kế hoạch tác chiến của địch hoàn hảo tới mức có thể, dù chỉ trên giấy, thì chúng vẫn để lộ ra không những là “gót chân Asin” mà là “mảng sườn, mảng ngực Asin”.
Nghĩa là những tử huyệt lớn mà địch thừa biết vẫn không thể che chắn, khắc phục, vì địch không thể khắc phục được vấn đề khoảng cách, địa lý (bất khả kháng). Huống chi thực tế chiến trường nó thiên biến vạn hóa thì sự rủi ro, mạo hiểm không lường hết được.
Thứ ba là dù cho tử huyệt không lộ ra thì nghệ thuật quân sự Việt Nam cũng phải làm cho nó lộ ra, huống chi, nay nó bộc lộ rõ ràng mà Bộ Tham mưu Việt Nam không biết khai thác, khoét sâu thêm, không biết chuẩn bị những “thứ phù hợp” thì đâu phải là con cháu của Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Huệ, Võ Nguyên Giáp, Giáo sư thượng tướng Hoàng Minh Thảo…hay là tác giả của những “bàn thắng” đại loại như Buôn Ma Thuột, vân vân.
Có lẽ đây là lý do để nói rằng tấn công đánh chiếm Trường Sa không phải dễ và đơn giản như nói và hô hào.
Vậy những tử huyệt đó là gì? Một câu hỏi không thể trả lời. Chỉ biết rằng sự chuẩn bị của Việt Nam trên cả 3 phương diện, chiến thuật, vũ khí và bố trí lực lượng để phòng thủ bảo vệ biển đảo thiêng liêng đã và đang sẵn sàng một cách bình tĩnh, tự tin.
Khi diễn tập, phương án tác chiến hợp lý, khả thi; kế hoạch tác chiến chi tiết, bài bản khoa học…chiến dịch trong diễn tập coi như thắng lợi, nhưng trong chiến đấu thật thì mới chỉ đạt 30% mà thôi, 70% còn lại do vũ khí và người lính trên chiến trường quyết định.
Một thực tế không phủ nhận là trong chiến tranh, bên nào vũ khí trang bị vượt trội thì bên đó chiếm ưu thế hoàn toàn, cơ hội chiến thắng rất lớn. Tuy nhiên khi 2 bên không cách biệt lắm thì bên nào ưu thế phải căn cứ vào chất lượng của vũ khí trang bị.
Vũ khí trang bị hiện đại phải đáp ứng 3 tiêu chí: Tin cậy, chính xác và dễ sử dụng. Những tiêu chí này chỉ khi xảy ra tác chiến mới bộc lộ toàn bộ những “thói hư tật xấu” mà mức độ bình thường như thử, diễn tập không bao giờ phát tiết. Chẳng hạn như trong cuộc chiến Malvinas.
Cả hai lực lượng hải quân đều đưa tàu ngầm vào cuộc chiến với hy vọng sẽ sử dụng hiệu quả như một vũ khí tấn công chiến lược. Thế nhưng cả hai bên đều không thể phát huy tác dụng bởi thực tế chiến tranh không như mong đợi.
Thậm chí lực lượng chống tàu ngầm của Anh không thể phân loại chính xác bạn/thù thông qua hệ thống liên lạc hay sonar để tấn công.
Điều gì sẽ xảy ra khi tấn công Trường Sa Việt Nam mà “thói hư tật xấu” của vũ khí trang bị chủ yếu là hàng nội, hàng copy công nghệ lại phát tiết như Anh tấn công Malvinas năm 1982?
Sẽ có nhiều điều, nhưng điều này là chắc chắn: Việt Nam không phải là Argentina. Việt Nam, không phải bây giờ mà từ năm 1982 tàu hộ vệ săn ngầm dạng 159 AE (HQ 09; HQ 13…) đã từng tập luyện săn ngầm với tàu ngầm Liên Xô.
Việt Nam “thắt lưng buộc bụng” không phải để chọn mua sắm những loại vũ khí trang bị kém chất lượng.
Máy bay A-4 Skyhawk của Argentina tấn công tàu chiến của Anh trong cuộc chiến Fafland/Malvinas năm 1982
Vấn đề cuối cùng: Ai là người trực tiếp thực hiện kế hoạch tác chiến? Đương nhiên là Người lính! (Cán bộ và chiến sỹ).
Những tình huống xảy ra trong tác chiến, oái ăm thay, không bao giờ hoặc ít khi nằm trong kế hoạch tác chiến.
Chẳng hạn, đội hình hành quân của tàu đệm khí đổ bộ có sự bảo vệ của các tàu khu trục phát hiện từ rất nhiều hướng tàu Hải quân Việt Nam lao ra tấn công và không quân Việt Nam cũng tham gia trên một đường bay thấp, gần sát mặt biển…
Vậy, hướng nào là hướng nghi binh?; hướng nào chia cắt?; hướng nào tấn công chính? Chỉ huy các tàu phải xác định nhanh, chính xác để chọn mục tiêu phản công.
Muốn vậy phải có kinh nghiệm, có tố chất (truyền thống) đánh giặc; gan dạ… mới có thể phán đoán được. Nếu không, hoặc muộn quá thì chỉ có một việc cuối cùng là phát tín hiệu SOS.
Ai là người trực tiếp sử dụng vũ khí trang bị? Người lính!.
Trong diễn tập, không có một áp lực nào lên người lính. Họ bình tĩnh, tự tin áp dụng những điều đã học, thao tác chính xác, bài bản…mục tiêu bị tiêu diệt.
Nhưng trong chiến đấu họ phải đối mặt với sự sống chết nên lúc này tinh thần, ý chí quyết định ít nhất là độ chính xác của vũ khí (hoảng hốt, run sợ khiến bắn bừa chẳng hạn) hoặc quyết định sự thành bại như trong tác chiến của không quân vì vai trò cá nhân (phi công) rất lớn.
Tinh thần, ý chí người lính của đội quân đi xâm lược luôn luôn thấp hơn nhiều so với đội quân bị xâm lược. Tinh thần, ý chí và tố chất của người lính Việt, thế giới đã từng chứng kiến và chẳng nghi ngờ. Run sợ, không bao giờ có trong từ điển quân sự Việt Nam.
Lê Ngọc Thống/ Phunutoday
Xem thêm Điều gì sẽ xảy ra nếu TQ tấn công Trường Sa?
Tac gia qua chu quan: Nếu có cuộc chiến ngoài Tsa, theo tôi VN ko hẳn là có lợi thế về địa lý nhiều hơn bên địch vì về hậu cần, tiếp tế địch sẽ sử dụng các cơ sở lớn trên QĐ Hsa (khoảng các từ đảo Phú lâm xuống cụm Song tử chỉ là hơn 600km, trong khi từ đất liền VN ra đã cũng gần 600kms) và như vậy nếu không chiến địch sẽ ko cần tiếp liệu trên không, và lợi thế không chiến là như nhau.
Trả lờiXóaNếu tiếp tục định cướp Tsa, từ Hsa địch sẽ dùng 1 cụm các loại tàu thuyền Ngầm-nổi/đổ bộ- máy bay trên trời để đánh chiếm các cụm đảo bắc Tsa. Trong khi khả năng phát hiện và diệt ngầm của VN hiện tại và vài năm tới vẫn 1 yếu điểm, thì đội ngầm của địch sẽ chặn đánh các tàu nổi của ta từ phía nam đảo lên và từ đất liền ra tiếp tế, máy bay địch sẽ chặn đường không ra cứu trợ với tất cả các thông tin có được từ các trạm ra-đa của địch ở các đảo Châu Viên, Chữ Thập, Gạc ma, Subi… khi đó việc đánh trả và giữ các đảo là vô cùng khó khăn, cho nên để giải quyết các vấn đề trên VN chỉ có cách cho tên lửa san bằng các cơ sở tiếp liệu/ hậu cần trên Hsa để và nhanh chóng đánh úp tất cả các đảo nhỏ trên Tsa làm như vậy thì địch coi như mất tay lẫn mắt. Khi đó thực chúng ta mới có được lợi thế tác chiến về mặt địa lý và với có khả năng bảo vệ toàn vẹn Tsa và Biển đông
Tuy nhiên các tình huống trên là hoàn toàn chưa đề cập đến khả năng địch sẽ thu phục được Đài loan và nghiễm nhiên có luôn được đảo Ba Bình đảo lớn nhất là nằm trung tâm của quần đảo hơn nữa Tàu sân bay của họ sẽ sớm đưa vào hoạt động cho nên việc làm thế nào để VN bảo vệ được toàn vẹn Tsa và Biển đông vẫn là 1 câu hỏi lớn, các tàu ngầm tương lai của VN có khả năng hoạt động đến đâu và các dự án SX/ hoặc mua các loại vụ khí tác chiến tầm xa/ nhanh và hiệu quả của VN như thế nào để bảo vệ được biển đảo chủ quyền vẫn là vấn đề lớn và được người dân luôn theo dõi…