Vibay

Thứ Ba, 20 tháng 3, 2012

Điều gì xảy ra khi Việt Nam cải tiến tên lửa X-35?

20/3/12-Việt Nam sản xuất được cả một con tàu chiến hiện đại như TT400TP thì việc sản xuất quả tên lửa X-35 có gì là to tát? Không phải vậy! Tuy nó nhỏ thật, nhưng ảnh hưởng của nó mang tầm chiến lược. Tuy nó nhỏ, nhưng khi có nó, bắt buộc kế hoạch tác chiến của đối phương phải thay đổi.

Phần 1: Tên lửa X-35: Vũ khí phòng thủ siêu hạng trên biển Đông

Điều đầu tiên, đương nhiên Việt Nam qua đó sẽ tự chủ được số lượng tên lửa. Khi có đủ tên lửa, Việt Nam chủ động triển khai thế trận phòng thủ phù hợp theo nhu cầu của chiến thuật.

Tất cả các hải đảo tiền tiêu là những bệ phóng tuyệt vời, ít tốn kém nhất và với đường lối, nghệ thuật chiến tranh nhân dân thì tên lửa diệt hạm X-35 thực sự là vũ khí tác chiến phi đối xứng hiệu quả.

Tuy nhiên, do Nga chế tạo ra tên lửa X-35 là để đáp ứng chiến thuật tác chiến nào đó trong nghệ thuật quân sự Nga nên khi xuất khẩu thì tất nhiên, sẽ tồn tại một số vấn đề chưa đáp ứng với yêu cầu chiến thuật của Việt Nam. Chẳng hạn như:

- Tầm bắn của tên lửa chưa đủ xa, do đó buộc các phương tiện bay mang tên lửa phải đi vào vùng hoạt động của hệ thống phòng không tầm xa của đối phương.

- Tốc độ bay của tên lửa tương đối thấp, do đó khả năng bị hỏa lực phòng không của tàu đối phương đánh chặn là tương đối cao.

- Hệ thống điều khiển tên lửa chưa cho phép tên lửa có khả năng tấn công các mục tiêu trên bờ biển và vào sâu trong đất liền.

Nhưng tên lửa diệt hạm X-35 có một đặc điểm là nó cho phép cải tiến nâng cấp không giới hạn, như có thể sử dụng nhiên liệu có hiệu năng cháy tốt hơn sẽ làm tăng tầm bắn của tên lửa…

Đây là điều mà khi hợp tác sản xuất với Nga, Việt Nam không thể không tính đến và Việt Nam cũng đã có thừa kinh nghiệm trong lĩnh vực này.


Tên lửa chống tàu X- 35 trên bờ.

Nếu những điều này khi sản xuất mà được giải quyết thì chắc chắn khả năng phòng thủ hướng biển từ xa được nâng cao.

Nội lực phòng thủ của đảo khi có sự xuất hiện của X-35 được tăng lên gấp bội. Địch không thể tiếp cận gần hơn khi tấn công trong tầm tiêu diệt của X-35, cho nên sẽ kéo theo một loạt điều bất lợi khi tác chiến.

Sự lợi hại của X-35 không chỉ ở phòng thủ mà đây là một loại vũ khí phi đối xứng phi tiêu chuẩn, vô cùng nguy hiểm, đặc biệt khi nó trong tay Việt Nam với hình thức tác chiến phi đối xứng kiểu Việt Nam.

Tác chiến phi đối xứng (TCPĐX) là sử dụng cách đánh bất ngờ, nhằm tiêu hao lực lượng sinh lực của đối phương.

Một trong những yêu cầu quan trọng và có ý nghĩa quyết định là xương sống cho TCPĐX là các hệ thống vũ khí phục vụ cho TCPĐX phải đảm bảo được các yêu cầu: Hỏa lực mạnh, chi phí thấp, dễ sử dụng, tính linh hoạt cao trong bố trí tác chiến, trong vận chuyển và dễ dàng để ngụy trang nhằm tạo ra hiệu quả tác chiến tối ưu.

TCPĐX, thuật ngữ này mới xuất hiện gần đây trong cuộc đối đầu bởi lực lượng khủng bố, phiến quân với lực lượng Mỹ và NATO. Về quy mô, tổ chức nó không tầm cỡ như chiến tranh du kích mặc dù nó có lối đánh giống với lối đánh du kích.

Với Việt Nam thì TCPĐX là một thành tố trong nội hàm là chiến tranh du kích mà thôi. Bởi vậy, thay vì hình thức tác chiến phi đối xứng tồn tại biệt lập, đơn lẻ trong một cơ quan tổ chức chiến tranh lỏng lẻo thì ở Việt Nam nó được tồn tại trong một cuộc chiến tranh nhân dân có tổ chức cao (cấp Nhà nước) với nhiều hình thức tác chiến kể cả hiện đại, có sự hợp đồng tác chiến chặt chẽ với các lực lượng trên toàn chiến trường.


Tên lửa diệt hạm X- 35 trong thùng container 20'. Phương án tác chiến phi đối xứng trong chiến tranh du kích hiện đại trên biển là bãi lầy nguy hiểm cho bất cứ con voi xâm lược nào nếu muốn sa lầy.

Vì vậy, hậu quả mà tác chiến phi đối xứng gây ra cho đối phương cũng mang tầm vóc lớn hơn. Nó không chỉ tiêu hao sinh lực địch mà còn là một trong nhiều đòn tấn công góp phần làm thất bại một chiến dịch, một chiến lược tiến đến một cuộc chiến tranh do địch gây ra.

Với chúng ta, hình thức tác chiến phi đối xứng này được phát triển lên một tầm cao mới theo bản sắc nghệ thuật quân sự Việt Nam. Đây là một thách thức nguy hiểm nữa mà bất kỳ quốc gia nào lăm le tấn công xâm lược Việt Nam phải tính tới.

Không còn nghi ngờ gì nữa, tên lửa diệt hạm X-35 là loại vũ khí mang đầy đủ, trọn vẹn những tiêu chí mà hình thức tác chiến phi đối xứng đặt ra.

Rõ ràng, Việt Nam có thể sản xuất ra hàng trăm, thậm chí hàng ngàn quả tên lửa X-35 nhưng khó có thể sản xuất được vài chiếc tàu khu trục hạm dạng Gepard 3.9, trong khi một vài quả X-35 trúng mục tiêu thì khu trục hạm hiện đại cỡ như Gepard 3.9 hay tương đương cũng sẽ phải yên nghỉ dưới đáy đại dương. Vậy thì quan tâm đến điều này chẳng có gì là ngạc nhiên.

Với loại tên lửa diệt hạm X-35 mà Việt Nam tự chủ được số lượng, cải tiến nâng cao; với các loại vũ khí mà Việt Nam đang mua sắm chuẩn bị khác nữa, liệu Việt Nam có biến hình thức tác chiến phi đối xứng thành một bí kíp kinh điển cho các nước nghèo chống xâm lược hay không?.

Qua 4 cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc tiến hành liên tục ròng rã hơn 30 năm của Việt Nam với những thế lực hùng mạnh nhất trên thế giới, chắc lẽ cũng đã có nửa câu trả lời.

Lê Ngọc Thống (Cựu sỹ quan Hải quân Việt Nam)

http://phunutoday.vn/xa-hoi/quoc-phong/vu-khi/201203/dieu-gi-xay-ra-khi-Viet-Nam-cai-tien-ten-lua-X-35-2139699/

9 nhận xét:

  1. Nếu có đc Kh-35 hay Yakont hay Brahmos với tầm bắn 300km thì VN mới chỉ có vũ khí để phòng thủ/ chiến đấu khi lâm trận. Điều này cũng chẳng khác gì với 1 nhà nghèo phải lo cái ăn từng bữa, để tránh cái đói thường trực trước mắt.
    Tức là quốc phòng VN vẫn cần có 1 chiến lược phòng ngừa chiến lược và dài hạn để có thế có sức răn đe đối với kẻ địch khi nó nghĩ đến việc xâm lược lãnh thổ VN.
    Cụ thể VN cần ưu tiên cố gắng bằng mọi cách (tự chế tạo, liên doanh, hoặc thoát ra đc lệnh cấm vận vũ khí) để có được một cơ số đủ các tên lửa tâm ngắn và tầm trung từ +/-600km đến 2500km. VN cần thoát khỏi tư duy nhỏ hẹp, và cần nhìn vần đề 1 cách bao quát hơn …
    Để có thể răn đe và giữ thế ăn miếng – trả miếng với đối phương (nếu nó phát động chiếm biển/ đảo VN, thì VN có thể dùng tên lửa đe dọa với các đảo của địch; và nếu nó đánh đất liền thì VN cũng, cần đánh phủ đầu, làm điều tương tự với chúng) cần dùng tên lửa với uy lực mạnh, tầm bay xa và nhanh để câu thẳng vào địa điểm chúng xuất phát trước khi đánh ta, có như vậy mới làm địch chùn bước và mất tinh thần.
    Để ngăn chặn chiến tranh cần đánh thẳng vào chỗ huyệt của chiến tranh (điểm xuất phát của địch)!

    Trả lờiXóa
  2. Nếu có đc Kh-35 hay Yakont hay Brahmos với tầm bắn 300km thì VN mới chỉ có vũ khí để phòng thủ/ chiến đấu khi lâm trận. Điều này cũng chẳng khác gì với 1 nhà nghèo phải lo cái ăn từng bữa, để tránh cái đói thường trực trước mắt.
    Tức là quốc phòng VN vẫn cần có 1 chiến lược phòng ngừa chiến lược và dài hạn để có thế có sức răn đe đối với kẻ địch khi nó nghĩ đến việc xâm lược lãnh thổ VN.
    Cụ thể VN cần ưu tiên cố gắng bằng mọi cách (tự chế tạo, liên doanh, hoặc thoát ra đc lệnh cấm vận vũ khí) để có được một cơ số đủ các tên lửa tâm ngắn và tầm trung từ +/-600km đến 2500km. VN cần thoát khỏi tư duy nhỏ hẹp, và cần nhìn vần đề 1 cách bao quát hơn …
    Để có thể răn đe và giữ thế ăn miếng – trả miếng với đối phương (nếu nó phát động chiếm biển/ đảo VN, thì VN có thể dùng tên lửa đe dọa với các đảo của địch; và nếu nó đánh đất liền thì VN cũng, cần đánh phủ đầu, làm điều tương tự với chúng) cần dùng tên lửa với uy lực mạnh, tầm bay xa và nhanh để câu thẳng vào địa điểm chúng xuất phát trước khi đánh ta, có như vậy mới làm địch chùn bước và mất tinh thần.
    Để ngăn chặn chiến tranh cần đánh thẳng vào chỗ huyệt của chiến tranh (điểm xuất phát của địch)!

    Trả lờiXóa
  3. Có tin nói rằng: "chúng ta cũng nên biết rằng khi Nga chuyển giao công nghệ cho chúng ta thì chỉ cung cấp cho chúng ta 1000 đầu tự dẫn.có nghĩa là chúng ta chỉ có thể làm được 1000 quả.vì đầu tự dẫn này hiện tại công nghệ trong nước chưa làm được.nên việc chuyển giao công nghệ cũng chỉ là mua đạn thôi".

    Trả lờiXóa
  4. Vâỵ là OK rồi, hạn chế này cũng khiến VN phải tự lực cánh sinh, từ nghiên cứu hoặc ko thì ăn cắp công nghệ… bất kể thê nào, chúng ta ko thể trông mãi vào viện trợ hay lòng thương hại của người khác cho số phận của mình mãi đc. Hãy xem, Sau những chiến thắng các nước lớn các năm 54/72/ 75/ 79… VN thời đó có thể xếp ngang chiếu với các cường quốc quân sự, nhưng sau 40 năm qua chúng ta đã ngủ quên trong chiến thắng quá lâu, là một nước luôn bị đe dọa bởi chiến tranh nhưng VN đến giờ vẫn ko có đc 1 chiến lược về quốc phòng dài hạn (nghiên cứu phát triển các loạn tên lửa tầm trung có tầm h/động +/_ 2500km để có thể gây đc 1 sự răn đe nghiêm khắc với lũ giặc đc!) đến giờ chúng ta vẫn cứ quanh quẩn quanh cách đánh/ vũ khí để đánh khi có chiến tranh/hay cứ băn khoăn là khi giặc đến có dán bắn hay ko như năm 88’ ngoài Tsa ấy…. Tư duy quân sự quân sự của VN ta vẫn chưa thoát ra đc cái ao tù nhỏ bé luẩn quẩn… chẳng biết ông nhà nước đang nghĩ gì nữa

    Trả lờiXóa
  5. Vâỵ là OK rồi, hạn chế này cũng khiến VN phải tự lực cánh sinh, từ nghiên cứu hoặc ko thì ăn cắp công nghệ… bất kể thê nào, chúng ta ko thể trông mãi vào viện trợ hay lòng thương hại của người khác cho số phận của mình mãi đc. Hãy xem, Sau những chiến thắng các nước lớn các năm 54/72/ 75/ 79… VN thời đó có thể xếp ngang chiếu với các cường quốc quân sự, nhưng sau 40 năm qua chúng ta đã ngủ quên trong chiến thắng quá lâu, là một nước luôn bị đe dọa bởi chiến tranh nhưng VN đến giờ vẫn ko có đc 1 chiến lược về quốc phòng dài hạn (nghiên cứu phát triển các loạn tên lửa tầm trung có tầm h/động +/_ 2500km để có thể gây đc 1 sự răn đe nghiêm khắc với lũ giặc đc) đến giờ chúng ta vẫn cứ quanh quẩn quanh cách đánh/ vũ khí để đánh khi có chiến tranh/hay cứ băn khoăn là khi giặc đến có dán bắn hay ko như năm 88’ ngoài Tsa ấy…. Tư duy quân sự quân sự của VN ta vẫn chưa thoát ra đc cái ao tù nhỏ bé luẩn quẩn… chẳng biết ông nhà nước đang nghĩ gì nữa

    Trả lờiXóa
  6. Nhìn Bắc Triều Tiên mà ganh tỵ, họ có chiến lược lâu dài . Thực lực kinh tế của họ có hơn VN không ? Bây giờ, họ có cả phi đạn xuyên lục địa

    Trả lờiXóa
  7. Voi 1000 dau tu dan nhu vâỵ là OK rồi, hạn chế này cũng khiến VN phải tự lực cánh sinh, từ nghiên cứu hoặc ko thì ăn cắp công nghệ… bất kể thê nào, chúng ta ko thể trông mãi vào viện trợ hay lòng thương hại của người khác cho số phận của mình mãi đc. Hãy xem, Sau những chiến thắng các nước lớn các năm 54/72/ 75/ 79… VN thời đó có thể xếp ngang chiếu với các cường quốc quân sự, nhưng sau 40 năm qua chúng ta đã ngủ quên trong chiến thắng quá lâu, là một nước luôn bị đe dọa bởi chiến tranh nhưng VN đến giờ vẫn ko có đc 1 chiến lược về quốc phòng dài hạn (nghiên cứu phát triển các loạn tên lửa tầm trung có tầm h/động +/_ 2500km để có thể gây đc 1 sự răn đe nghiêm khắc với lũ giặc đc) đến giờ chúng ta vẫn cứ quanh quẩn quanh cách đánh/ vũ khí để đánh khi có chiến tranh/hay cứ băn khoăn là khi giặc đến có dán bắn hay ko như năm 88’ ngoài Tsa ấy…. Tư duy quân sự quân sự của VN ta vẫn chưa thoát ra đc cái ao tù nhỏ bé luẩn quẩn… chẳng biết ông nhà nước đang nghĩ gì nữa

    Trả lờiXóa
  8. Voi 1000 đầu tự dẫn vâỵ là OK rồi, hạn chế này cũng khiến VN phải tự lực cánh sinh, từ nghiên cứu hoặc ko thì ăn cắp công nghệ… bất kể thê nào, chúng ta ko thể trông mãi vào viện trợ hay lòng thương hại của người khác cho số phận của mình mãi đc. Hãy xem, Sau những chiến thắng các nước lớn các năm 54/72/ 75/ 79… VN thời đó có thể xếp ngang chiếu với các cường quốc quân sự, nhưng sau 40 năm qua chúng ta đã ngủ quên trong chiến thắng quá lâu, là một nước luôn bị đe dọa bởi chiến tranh nhưng VN đến giờ vẫn ko có đc 1 chiến lược về quốc phòng dài hạn (nghiên cứu phát triển các loạn tên lửa tầm trung có tầm h/động +/_ 2500km để có thể gây đc 1 sự răn đe nghiêm khắc với lũ giặc đc) đến giờ chúng ta vẫn cứ quanh quẩn quanh cách đánh/ vũ khí để đánh khi có chiến tranh/hay cứ băn khoăn là khi giặc đến có dán bắn hay ko như năm 88’ ngoài Tsa ấy…. Tư duy quân sự quân sự của VN ta vẫn chưa thoát ra đc cái ao tù nhỏ bé luẩn quẩn… chẳng biết ông nhà nước đang nghĩ gì nữa

    Trả lờiXóa
  9. Voi 1000 đầu tự dẫn Vâỵ là OK rồi, hạn chế này cũng khiến VN phải tự lực cánh sinh, từ nghiên cứu hoặc ko thì ăn cắp công nghệ… bất kể thê nào, chúng ta ko thể trông mãi vào viện trợ hay lòng thương hại của người khác cho số phận của mình mãi đc. Hãy xem, Sau những chiến thắng các nước lớn các năm 54/72/ 75/ 79… VN thời đó có thể xếp ngang chiếu với các cường quốc quân sự, nhưng sau 40 năm qua chúng ta đã ngủ quên trong chiến thắng quá lâu, là một nước luôn bị đe dọa bởi chiến tranh nhưng VN đến giờ vẫn ko có đc 1 chiến lược về quốc phòng dài hạn (nghiên cứu phát triển các loạn tên lửa tầm trung có tầm h/động +/_ 2500km để có thể gây đc 1 sự răn đe nghiêm khắc với lũ giặc đc) đến giờ chúng ta vẫn cứ quanh quẩn quanh cách đánh/ vũ khí để đánh khi có chiến tranh/hay cứ băn khoăn là khi giặc đến có dán bắn hay ko như năm 88’ ngoài Tsa ấy…. Tư duy quân sự quân sự của VN ta vẫn chưa thoát ra đc cái ao tù nhỏ bé luẩn quẩn… chẳng biết ông nhà nước đang nghĩ gì nữa

    Trả lờiXóa