31/3/12-Mp3.zing.vn, bongdaso.com chứa nội dung độc hại; Facebook Việt tràn ngập ứng dụng rác: do “kinh doanh”; Viettel “lấn sân” dịch vụ giải đáp pháp luật…
Mp3.zing.vn - website âm nhạc trực tuyến hàng đầu Việt Nam, xếp thứ 4 về lượng người dùng cao nhất trong tháng 2/2012 đã bị hãng bảo mật nổi tiếng thế giới Kaspersky đưa vào danh sách 20 nguồn web lưu trữ nội dung độc hại. Trong thông báo toàn cầu về tình hình virus tháng 2/2012 của Kaspersky, ngoài mp3.zing.vn (thuộc Công ty VNG), thống kê của Kaspersky Lab còn ghi nhận những trang web có lượng truy cập khá cao như www.bongdaso.com, www.xaluan.com... cũng chứa mã độc.
Đây là một tin “sốc” bởi cũng trong tháng 2 nhóm truyền thông của Zing phát đi thông báo thống kê Internet Việt Nam theo số liệu của DoubleClick Ad Planner (Google) cho thấy, mp3.zing.vn xếp thứ 4 về lượng người dùng cao nhất. Điều này cũng đồng nghĩa với việc rất có thể hàng triệu người dùng Internet Việt Nam khi truy cập vào website này sẽ dễ “dính” virus máy tính. Và, nguy cơ lây lan là rất cao khi mà ý thức của người dùng về an ninh bảo mật hiện còn khá thấp.
Bằng chứng là hơn một năm trở lại đây, tình hình an ninh mạng ở Việt Nam ngày một phức tạp. Mới đây, Thiếu tướng Nguyễn Viết Thế (Bộ Công an) cho hay, trong 2011 đã có hàng nghìn website của Việt Nam bị tấn công. Còn về virus máy tính, năm 2011 cũng ghi nhận 64,2 triệu lượt máy tính ở Việt Nam bị nhiễm độc, 38.961 dòng virus xuất hiện mới. Hãng bảo mật Symantec thì cho biết, số lượng máy chủ, hosting độc hại của Việt Nam nhiều thứ 11 trên thế giới. Không gian mạng của Việt Nam đã trở thành nơi “ưa thích” của hacker thế giới và là “ổ máy tính ma” lớn. Thậm chí, ông Thế còn cho rằng, nguy cơ chiến tranh mạng, chiến tranh điện tử đang rất hiện hữu. (Vietnam+ 30/3/2012)
Facebook Việt tràn ngập ứng dụng rác: do “kinh doanh”
Trong một tháng trở lại đây, các tín đồ Facebook Việt chắc hẳn không khỏi khó chịu khi mỗi lần đăng nhập vào tài khoản lại thấy hàng tá request ứng dụng. Không những thế, trang chủ của người dùng cũng tràn ngập vô số tin cập nhật về những ứng dụng “rác” như Bói – Số điện thoại của bạn nói lên điều gì?, Tên tiếng Anh của bạn và ý nghĩa của nó, ngày sinh của bạn nói gì về bạn… Dẫu bạn có tìm cách chặn ứng dụng và xóa request, ngày mai ứng dụng ấy sẽ tiếp tục xuất hiện trước mặt bạn với nội dung thay đổi đi chút ít. Đơn giản bởi vì không phải chỉ một mà là rất nhiều người đang tìm cách "mua bán" bạn trên Facebook.
Thực chất, Facebook Việt dạo gần đây xuất hiện vô số ứng dụng nhảm nhí đến vậy phần nhiều do loại hình kinh doanh “mua fan, bán like” của một số cá nhân và fanpage đang bùng nổ mạnh mẽ. Nhớ lại thời kỳ những năm 2009 - 2010, các fanpage đình đám trên Facebook như Những câu nói bất hủ, Tạp chí chim lợn… đã phải chật vật tìm kiếm từng nội dung, từng hình ảnh để đạt được số lượng người like vào khoảng 350.000 như hiện nay. Vậy mà chỉ trong vòng một đến hai tháng, các fanpage ít tiếng tăm như Nhịp sống trẻ, Siêu hài hước, Đẹp+ đã huy động được lượng fan cực “khủng” hàng trăm nghìn người, thậm chí fanpage Siêu hài hước từ lúc ra mắt tới nay chưa có nổi 10 post đã sở hữu khoảng 724.000 fan, gấp đôi so với công sức mà Những câu nói bất hủ đã dày công gây dựng suốt mấy năm trời.
Làm thế nào một fanpage không tên tuổi có được hơn 700.000 lượt like chỉ trong vòng hai tháng? Sở dĩ các fanpage trên có được lượng người like đông đảo trong một thời gian ngắn như vậy là nhờ một loại hình kinh doanh (tạm gọi ngắn gọn là “mua fan, bán like”) mới rộ lên tại cộng đồng Facebook Việt trong thời gian gần đây. Thực chất, việc chào bán lượng like trên Facebook đã xuất hiện từ năm 2010, nhưng chỉ hoạt động âm thầm chứ không bùng nổ mạnh mẽ như thời điểm hiện tại.
Một cách dễ hiểu nhất, bên mua là các admin của fanpage trên Facebook, họ sẽ trả một số tiền nhất định để mua lượng người hâm mộ (với 5.000 người, 10.000 người hay 100.000 người đều có mức giá nhất định). Bên bán là những nhà lập trình web (hoặc bất cứ ai có khả năng tạo App - ứng dụng trên Facebook), sẽ tạo cho fanpage một hoặc nhiều ứng dụng nhằm “câu like”. Muốn sử dụng App phải like page, nên vô hình chung App sẽ giúp lượng người hâm mộ của một fanpage tăng vọt hàng trăm nghìn lượt like chỉ trong thời gian ngắn một cách hợp pháp.
Tại một nhóm mở thảo luận về chủ đề “mua fan, bán like” mang trên Facebook, các bài post về hoạt động mua bán này được thảo luận rất sôi nổi. Tư vấn cho một khách hàng, thành viên Hung… khẳng định: “Xài apps thì trong vòng 1 – 3 ngày, lượng fan tăng cả trăm nghìn là chuyện bình thường”. Theo tìm hiểu, tùy mức độ yêu cầu của khách hàng, giá cả thỏa thuận sẽ khác nhau. Chẳng hạn, một khách hàng muốn fanpage của mình có 700.000 like sẽ phải chạy nhiều ứng dụng song song trong khoảng thời gian 2 tháng, và khoản tiền phải trả vào khoảng trên 80 triệu đồng.
Một người bán khác thì đa ra mức giá 2 triệu đồng cho khoảng 10.000 like, và 10 triệu đồng nếu muốn fanpage có 50.000 like. Tính sơ sơ ra thì mỗi người dùng Facebook sẽ được “bán” với giá dao động từ 100 – 200 đồng. Nói cho vui thì mỗi lần sử dụng một ứng dụng “rác” trên Facebook, bạn đã bị người khác bán đi và thu về 200 đồng. Về cơ bản, việc tăng fan bằng những ứng dụng đi liền với page có thể không vi phạm quy định của Facebook, nhưng chắc chắn cách này sẽ không nhận được sự ủng hộ của các tín đồ Facebook Việt chân chính. Không biết liệu trong tương lai loại hình kinh doanh siêu lợi nhuận này có thể tồn tại được không, nhưng thực sự nó đang khiến cho người dùng Facebook cực kì khó chịu vì bị “bỏ bom” notification. Nếu bạn cảm thấy khó chịu, hãy chia sẻ các bài viết về tác hại của loại hình kinh doanh này tới bạn bè để họ hiểu rõ. Đôi khi bạn bè của bạn chỉ vì ham vui, thấy ứng dụng hay hay nên kích vào mà không biết rõ họ đang âm thầm trao bản thân cho các ông trùm "mua fan, bán like" và "xả rác" trên tường cũng như notification của người quen. (Theo Thông tin Công nghệ 30/3/2012)
Số người sử dụng Internet của Việt Nam đang giảm
Số người sử dụng Internet tháng 3 của Việt Nam đã giảm đi một nửa triệu người so với tháng 2 và tháng 2 giảm 800.000 người so với tháng 1. Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, tính đến cuối tháng 3/2012, số thuê bao Internet trên cả nước ước tính đạt 4,2 triệu thuê bao, tăng 17,5% so với cùng thời điểm năm trước; số người sử dụng Internet đạt 32,1 triệu người, tăng 15,3%.
Tuy nhiên, so với thời điểm cuối tháng 2/2012 (32,6 triệu người), thì số người sử dụng Internet tháng 3 đã giảm đi một nửa triệu người. Tháng trước đó, tháng 2, số người sử dụng Internet cũng giảm 800.000 người so với tháng 1 (là 33,4 triệu người). Như vậy, đây là tháng thứ 2 liên tiếp, số người sử dụng Internet của Việt Nam đã phát triển "ngược”, khi mà những tháng trước đó, tổng số người sử dụng Internet thời điểm cuối tháng luôn cao hơn so với tháng liền kề về trước. Hơn nữa, dư địa phát triển số người sử dụng Internet được cho rằng còn rất nhiều tiềm năng chứ chưa tiệm cận ngưỡng bão hòa như thuê bao điện thoại di động.
Cũng theo ước tính của Tổng cục Thống kê, số thuê bao điện thoại phát triển mới ba tháng đầu năm ước tính đạt 2,6 triệu thuê bao, tăng 35,3% so với cùng kỳ năm 2011, bao gồm: 7,6 nghìn thuê bao cố định, bằng 35,4% cùng kỳ và 2,5 triệu thuê bao di động, tăng 36,4%.Theo đó, số thuê bao điện thoại cả nước tính đến cuối tháng 3/2012 ước tính đạt 134 triệu thuê bao, tăng 3% so với cùng thời điểm năm trước, bao gồm: 15,3 triệu thuê bao cố định, giảm 1,6% và 118,7 triệu thuê bao di động, tăng 3,6%. Ngoài ra, tổng doanh thu thuần bưu chính, viễn thông ba tháng đầu năm ước tính đạt 32,6 nghìn tỷ đồng, tăng 17,9% so với cùng kỳ. (VnEconomy 30/3/2012)
Viettel “lấn sân” dịch vụ giải đáp pháp luật
Cung cấp thông tin pháp luật, đặc biệt là thủ tục hành chính, tư vấn pháp luật chuyên sâu, Viettel đã góp phần làm sôi động thêm lĩnh vực giải đáp thông tin pháp luật qua tổng đài đang trong tình trạng trăm hoa đua nở hiện nay… Việc tiếp nhận các thông tin pháp luật qua điện thoại có ưu thế nhanh chóng, tiện lợi, nên thời gian qua, nhiều đầu số cung cấp dịch vụ này đã ra đời. Không ít cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội đã cung cấp các số điện thoại, “đường dây nóng” để giái đáp, tháo gỡ khó khăn cho người dân. Nhiều văn phòng luật cũng đã khai trương các đầu số để cung cấp dịch vụ giải đáp, tư vấn pháp luật. Việc một doanh nghiệp về viễn thông như Viettel tham gia vào lĩnh vực này cho thấy nhu cầu và hiệu quả của việc cung cấp thông tin pháp luật qua tổng đài đang ngày một tăng. Đơn vị này hiện đã cung cấp dịch vụ giải đáp thông tin pháp luật qua đầu số 1068 (tổng đài cung cấp thông tin kinh tế - xã hội) và dịch vụ tư vấn pháp luật chuyên sâu qua tổng đài 1069 nhánh 2.
Bà Phạm Thị Thanh Vân, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc khách hàng Viettel Telecom cho biết: “Trong thời gian thử nghiệm và chính thức hoạt động của tổng đài 1068, nhu cầu giải đáp thông tin pháp luật qua điện thoại là rất lớn. Mỗi ngày, tổng đài Viettel 1068 nhận từ khoảng 2 – 3 nghìn cuộc điện thoại liên quan đến lĩnh vực pháp luật, trong đó chủ yếu là các thủ tục hành chính về các vấn đề như xử lý vi phạm giao thông, thủ tục nhà đất, thủ tục thành lập doanh nghiệp, thuế và lệ phí…”.
Anh Tiến Bình, nhân viên một văn phòng luật trên đường Kim Mã - Hà Nội cho biết, hiện nay, bất cứ ai có nhu cầu đều có thể tìm hiểu các văn bản quy phạm pháp luật trên Internet. Tuy nhiên, để tìm được văn bản áp dụng đúng trường hợp của khách hàng đang cần sẽ mất rất nhiều thời gian; chưa kể, trong một tình huống cần đến nhiều luật, nghị định, thông tư… khác nhau. Vì thế, việc tổng hợp các văn bản pháp luật rồi cung cấp cho khách hàng, trong đó có việc cung cấp qua tổng đài như của Viettel là rất cần thiết. Để đưa được nội dung giải đáp pháp luật lên hệ thống tổng đài, từ năm 2010, Viettel đã dày công xây dựng cơ sở dữ liệu để phục vụ khách hàng. Nội dung các câu trả lời được xây dựng theo các tình huống, nhóm vấn đề mà khách hàng thường quan tâm. Các câu trả lời này sau đó được các chuyên gia pháp luật có uy tín thẩm định lại.
Nhờ việc xây dựng và cung cấp thông tin pháp luật có tính tổng hợp cao, đơn giản, thực tế, không để khách hàng lạc “trong rừng” các quy định nên tổng đài 1068 của Viettel đã mang lại hiệu quả bước đầu cho khách hàng. Tổng đài viên Trịnh Ngọc Nam (mã số 943) kể lại, vào tháng 1 vừa qua, anh có nhận được điện thoại của một khách hàng gọi điện hỏi về thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (số đỏ) cho một mảnh đất vừa mua ở Từ Liêm – Hà Nội. Trịnh Ngọc Nam tư vấn cho khách cụ thể về các thủ tục cần chuẩn bị, địa điểm thực hiện… Sau đó 1 tháng, Nam nhận được điện thoại của vị khách đó cảm ơn vì đã giúp làm sổ đỏ thành công. Vị khách này kể, anh chỉ phải mất một buổi ở Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất của huyện là hoàn tất thủ tục. Trong khi đó, giá mà “cò” đất đưa ra với anh để làm thủ tục này là 15 triệu đồng.
Đại diện Viettel cho biết, trong quá trình cung cấp, giải đáp thông tin pháp luật, không ít khách hàng có nhu cầu tư vấn các vụ việc phức tạp, chuyên sâu. Vì vậy, Viettel đã xây dựng thêm hệ thống tổng đài 1069 nhánh 2 để phục vụ nhu cầu. Tiêu chí của tổng đài tư vấn này là cung cấp đầy đủ thông tin, phân tích dữ liệu, giải đáp thắc mắc cho khách hàng rồi đưa ra những lời khuyên chứ không áp đặt các quyết định thay cho khách hàng. (VTC Công nghệ 30/3/2012)
theo http://www.pcworld.com.vn
To make things easier and help you make savings, various newspaper
Trả lờiXóaservices have invented the scheme of Newspaper
subscription deals. Clearly, however, newspapers need to try harder to take advantage of new technologies to tell their
stories in ways that attract and involve readers, young or
old. They also tend to endear themselves to populations in times of severe duress and
hardship by well funded relief efforts and other charitable initiatives, which make them look incredibly social compared to corrupted governments.
For documentation purposes and additional interest, be sure to include the banner including the name of the
news publication, as well as the date section.
This is why various newspapers are now helping
to find unclaimed property owners by listing their names.
Here is my blog: click here