Tên lửa Uran (X 35)
Tên lửa này (X 35) có tầm xa phạm vi 300 km. Nó có thể mang đầu đạn nặng tới 300 kg (*). Tên lửa được thiết kế để áp dụng cho hoạt động quân sự tại bất kỳ thời điểm nào, trong bất kỳ thời tiết nào, có thể chống lại độ nhiễu và hỏa lực cường độ mạnh nhất của đối phương. Ông Igor Korotchenko, người đứng đầu Trung tâm Phân tích Thị trường Vũ khí Toàn cầu của Nga cho biết:
“Đây là loại tên lửa chặn âm hiệu quả rất cao. Nó có thể vượt qua phòng không của bất kỳ nhóm hải quân nào. Tất nhiên, tên lửa sẽ được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của Việt Nam, như đã được thực hiện với cùng tên lửa sản xuất dưới tên "BrahMos" ở Ấn Độ.” (**)
Năm 2011, Việt Nam xếp thứ ba sau Ấn Độ và Algeria trong số các khách hàng nước ngoài lớn mua vũ khí của Nga. Nếu trong năm 2003, thị phần xuất khẩu vũ khí của Nga cho Việt Nam chỉ là1%, thì năm ngoái đạt mức10%, ông Igor Korotchenko cho biết:
“Việt Nam đã chiếm vị trí ưu tiên về nhập khẩu vũ khí của Nga trong vài năm qua. Điều nay liên quan với các quyết định của lãnh đạo Việt Nam nhằm tăng cường sức mạnh của quân đội, do hình căng thẳng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và sự hiện diện của vấn đề tranh cãi biển đảo và khu vực ngoài khơi trong biển Đông. Việt Nam quan tâm đến việc làm cho lực lượng vũ trang của mình và đặc biệt là hải quân, đủ hùng mạnh để đẩy lùi bất kỳ mối đe dọa có thể xảy ra.”
Việt Nam trở thành nước đầu tiên ở Đông Nam Á được bố trí hai tổ hợp tên lửa "Bastion." Mỗi tổ hợp được trang bị 36 tên lửa hành trình “Yakhont" dẫn đường, có thể bảo vệ 600 km đường bờ biển và giám sát vùng biển trong khu vực đến 200.000 km vuông. Bắt đầu các cuộc đàm phán về việc Việt Nam mua thêm một tổ hợp loại này.
Hải quân Việt Nam được bổ sung thêm hai chiếc tàu tuần tra "Đom đóm", có thể tự hoạt động trong vòng 30 ngày. Tàu rocket “Tia chớp” đã chứng minh tính hiệu quả của mình, vì vậy Việt Nam và Nga ký hợp đồng sản xuất được cấp phép tại Thành phố Hồ Chí Minh thêm mười tàu như vậy. Hai tàu khu trục tên lửa chứa máy bay trực thăng "Gepard" được đánh giá cao, với phạm vi bơi 9000 km. Tại Việt Nam, chiếc thứ nhất được mang tên vua Đinh Tiên Hoàng. Dự kiến sẽ chuyển giao cho Việt Nam thêm hai tàu khu trục chống ngầm.
Hai năm tới, Việt Nam sẽ có hạm đội tàu ngầm riêng. Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam đã đăng ký mua hai tàu “Kilo” hồi tháng 5 năm ngoái, khi tàu Trung Quốc tấn công tàu của "Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam" đang hoạt động thăm dò trên thềm lục địa phía nam của đất nước.
Trong năm qua đã hoàn thành việc giao hàng đến Việt Nam 20 máy bay chiến đấu siêu âm “Su-30” của Nga. Hai nước chúng ta đã bắt đầu nghiên cứu khả năng mở trung tâm dịch vụ tại Việt Nam của hãng Sukhoi chuyên sản xuất loại máy bay này.
Trong những năm tới, tỷ lệ phần trăm của Việt Nam trong xuất khẩu vũ khí Nga sẽ tăng lên, các chuyên gia Nga khẳng định. Nga sẽ tiến hành đổi mới căn cứ Cam Ranh thành cơ sở tàu ngầm đóng quân, lập cơ sở hạ tầng ven biển. Hiện đang chuẩn bị thỏa thuận cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để sản xuất tại Việt Nam tên lửa chống hạm “Yakhont" (Loại tên lửa chống hạm tên tiến với tầm bắn 120 đến 300 km tùy thuộc vào độ cao, Vận tốc đạt mach 2,5)
Theo ông Igor Korotchenko, đến năm 2014, thị phần Việt Nam trong xuất khẩu vũ khí Nga sẽ tăng đến 15%.
Nguồn: Tiếng nói nước Nga
http://vietnamese.ruvr.ru/2012_02_16/66228398/
Xem thông số kỹ thuật của tên lửa Yakhont (Wikipedia).-------------------------------------
(*): Các báo Việt Nam cho thông số là Phi đạn này có thể được phóng từ trên không, trên biển, lẫn trên bộ như từ trực thăng, từ trên tàu chiến, hay từ các hệ thống phòng thủ duyên hải với tầm hoạt động lên tới 250 cây số và mang theo đầu đạn có sức công phá cao nặng 145 kg.
Đoạn dưới đây viết sai. Cám ơn bạn Vũ Ngọc Anh nhắc nhở !
(**): Nói như vậy nghĩa là tên lửa X 35 mà Nga giúp Việt Nam sản xuất có tính năng tương đương với tên lửa Brahmos ?! Bởi vì P-800 Oniks đã được dùng làm nền tảng để phát triển tên lửa PJ-10 BrahMos do Nga và Ấn Độ hợp tác phát triển (theo Wikipedia)
Bác này noi không đúng rồi phần (**) Ấy Nga giúp Ấn Độ chế tạo BrahMos dựa trên nền tảng của Yakhont còn đố với Việt Nam thì dựa trên nền tảng của Uran Kh-35.Loại Yakhont là loại siêu âm,còn Uran Kh-35 chỉ là loại cận âm thôi không thể đánh đồng hai loại này được
Trả lờiXóaBác này noi không đúng rồi phần (**) Ấy Nga giúp Ấn Độ chế tạo BrahMos dựa trên nền tảng của Yakhont còn đố với Việt Nam thì dựa trên nền tảng của Uran Kh-35.Loại Yakhont là loại siêu âm,còn Uran Kh-35 chỉ là loại cận âm thôi không thể đánh đồng hai loại này được
Trả lờiXóa@Vũ Ngọc Anh Đúng rồi, tôi đã viết sai đoạn này. Cám ơn bạn đã nhắc nhở !
Trả lờiXóahet tin SX Yankont roi lai den tin SX Kh-35 ... chi toan nghe "nghe noi", "Co ke hoach", dang xem xet, co du dinh"... thu te ko biet khi nao moi thanh su that, VN moi co hang ma` dung... toan phai cho` dai co...!
Trả lờiXóa