Vibay

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2012

Việt-Trung, sử dụng ngoại giao và trí thông minh đúng kiểu

12/2/12-Trung tuần tháng 10/2011, trong một thông cáo chung với Hà Nội Bắc Kinh quả thực chấp nhận thúc đẩy nhanh việc hoạch định các vùng lãnh hải và thương lượng việc cùng khai thác ở các vùng quần đảo Hoàng Sa.

Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ý thức được tầm quan trọng cốt tử của mối quan hệ Trung-Mỹ – 400 tỷ USD trao đổi thương mại trong năm 2011- và những nguy cơ chiến lược nảy sinh từ căng thẳng với các nước láng giềng. Song do bị kẹt giữa áp lực dân tộc chủ nghĩa ở trong nước và trách nhiệm cao cả phải tháo ngòi nố bầu không khí căng thẳng, ông Tập Cận Bình sử dụng lối nói hòa dịu và kêu gọi Oasinhtơn kiềm chế. Ông nói: “Mối quan hệ Trung-Mỹ không thể bị rối loạn trong một thời gian dài” (…), “trước hết cần đề cập các vấn đề nhạy cảm liên quan đến lợi ích sống còn với sự thận trọng tối đa”.


Ông Tập Cận Bình (trái) trước Phủ chủ tịch trong chuyến thăm VN ngày 21/12/11.

Ở các nước ASEAN, với sự hỗ trợ của sức mạnh kinh tế và thương mại của Trung Quốc, Tập Cận Bình ưu tiên cách tiếp cận song phương, giữa hai nước với nhau, trái ngược với ý kiến của Oasinhtơn chủ trương thương lượng giữa Trung Quốc và ASEAN về các vấn đề liên quan đến biển Nam Trung Hoa, với sự tham gia của Nhà Trắng. Tuy nhiên, cũng rất có thể Bắc Kinh, với một số nhượng bộ khéo léo và kín đáo, sẽ tháo được ngòi nổ từng vụ việc một, từ đó làm cho Mỹ chưng hửng và vượt mặt Mỹ.

Điều đó có thể xảy ra trong trường hợp Việt Nam. Tập Cận Bình đến thăm nước này từ ngày 20 đến ngày 22/12/2011 để gặp Chủ tịch Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong khi Việt Nam đang phải đối phó với dấu hiệu suy thoái và lạm phát lên tới gần 20%. Sau những lời hứa hẹn hợp tác song phương trong các lĩnh vực giao dục và y tế, kèm theo một khoản cho vay 500 triệu USD với lãi suất thấp của Ngân hàng phát triển Trung Quốc, có lẽ các cuộc trao đổi về bất đồng ở biển Nam Trung Hoa diễn ra khác xa với lối nói hung hãn của giới quân sự Trung Quốc.

Trung tuần tháng 10/2011, trong một thông cáo chung với Hà Nội Bắc Kinh quả thực chấp nhận thúc đẩy nhanh việc hoạch định các vùng lãnh hải và thương lượng việc cùng khai thác ở các vùng quần đảo Hoàng Sa. Tuyên bố cho biết ít nhất là đối với vùng này, các nhà thương lượng Trung Quốc, được sự bảo lãnh của Hồ Cẩm Đào và người đồng nhiệm Việt Nam, có thể từ bỏ yêu sách đối với 80% vùng biển Nam Trung Hoa. Tuyên bố nói rõ rằng “cả hai nước tìm giải pháp lâu đài, có thể chấp nhận được đối với cả hai bên trên cơ sở Công ước Liên hợp quốc về luật biển (…) Trong khi chờ đợi một thỏa thuận tổng thể về vấn đề chủ quyền, Bắc Kinh và Hà Nội sẽ tích cực thương lượng để hợp tác vì sự phát triển chung”.

Đây không phải là lần đầu tiên hai bên đạt được thỏa thuận trái với yêu sách của Bắc Kinh đối với toàn bộ biển Nam Trung Hoa. Năm 2000 , một cam kết song phương kiểu như vậy đã được ký liên quan đến vịnh Bắc Bộ, hoạch định các vùng biển nằm giữa bờ Bắc của Việt Nam và bờ Tây đảo Hải Nam. Hải quân hai nước thậm chí còn tiến hành các chuyến tuần tra chung ở đây.

Một tài liệu của Bộ Tài nguyên đất của Trung Quốc cho biết trữ lượng của toàn bộ biển Nam Trung Hoa, lớn bằng Địa Trung Hải, tương đương với 30% trữ lượng dầu mỏ hiện nay của Trung Quốc (100 tỷ tấn). Theo ông Dong Xiucheng, giáo sư thuộc Viện dầu mỏ Trung Quốc trữ lượng dầu ở biển Nam Trung Hoa đứng hàng thứ tư thế giới.

Vân theo Bộ trên, năm 2010, dầu khai thác được ở ngoài biển chiếm tới 30% sản lượng của Việt Nam. Còn ở Trung Quốc, Công ty dầu khí quốc gia ngoài khơi Trung Quốc (CNOOC) hy vọng có thể mỗi năm khai thác từ biển Nam Trung Hoa khoảng 50 triệu tấn từ năm 2020. Lượng dầu này sẽ bù đắp lượng dầu suy giảm (trung bình 3%/năm) ở các mỏ Đại Khánh và Thắng Lợi ở trong nước. Nhìn chung, các chuyên gia không phải của Trung Ọuốc cho rằng đánh giá của nước này là phóng đại.

Biển Nam Trung Hoa cũng có trữ lượng lớn khí đốt cho đến nay chưa xác định được quy mô. Một công trình nghiên cứu của us Geological Survey đánh giá trữ lượng khoảng 24.000 tỷ mét khối (tương đương với 50% trữ lượng của Trung Quốc). Cuộc chạy đua khai thác nguồn tài nguyên này ngày càng quyết liệt, trong khi Trung Quốc, Malaixia, Philíppin, Đài Loan, Brunây và Việt Nam đều đòi chủ quyền, hoàn toàn hay một phần, đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Viện dầu mỏ Trung Quốc cho rằng trên cơ sở nhu cầu của đất nước, Bắc Kinh phải cương quyết tham gia việc khai thác các nguồn tài nguyên này. Mới đây, CNOOC, công ty hàng đầu về khai thác dầu ngoài biển của Trung Quốc, xác nhận năng lực thăm dò tới độ sâu 3.000 m, và cho rằng từ nay trở đi, các cuộc thăm dò do Trung Quốc thực hiện sẽ không giới hạn ở các vùng nước sâu gần bờ của Trung Quốc nữa.

Việc năng lực khoan ở các vùng nước sâu của Trung Quốc tăng lên có khả năng sẽ làm gia tăng tình hình căng thẳng. Tháng 5/2011, CNOOC thông báo đưa một dàn khoan đến một vùng đặc quyền kinh tế mà Philíppin đòi chủ quyền. Đồng thời, Bắc Kinh yêu cầu công ty Exxon-Mobil và BP phải từ bỏ dự án thăm dò của họ ở các lô đã được Hà Nội nhượng quyền nằm trong vùng kinh tế đặc quyền của Việt Nam gần các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa BP chấp thuận làm theo, song Exxon-Mobil vẫn tiếp tục thăm dò.

Mùa Hè năm 2011 là thời gian xảy ra nhiều vụ đụng độ với Việt Nam và Philíppin, không những xung quanh các mỏ dầu mà cả tại các ngư trường, nơi tàu đánh cá của Philíppin và Việt Nam thường xuyên bị quây nhiễu. Vụ phức tạp mới đây nhất là tháng 9/2011, công ty dầu mỏ ONGC của Ấn Độ ký với Việt Nam hợp đồng thăm dò dầu mỏ trong vùng lãnh hải của Việt Nam, cũng bị Bắc Kinh chính thức cảnh cáo, yêu cầu Ấn Độ phải tránh xa các cuộc xung đột ở biển Nam Trung Hoa.

Tuy nhiên, do thái độ như người ta đã thấy vào mùa Hè và mùa Thu năm 2011 của các nước ven biển đang xích lại gần với Mỹ, và trên cơ sở đánh giá cái giá phải trả về chiến lược của các cuộc đối đầu này, có thể về ngắn và trung hạn, Trung Quốc sẽ có thái độ thận trọng hơn.

Trích NHỮNG THÁCH THỨC CỦA TRUNG QUỐC TRONG NĂM 2012 - Phần 2 (TTXVN). (basamnews)

http://anhbasam.wordpress.com/2012/02/12/nhung-thach-thuc-cua-tq-trong-nam-2012/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét