Bài đăng trên Libération; Người dịch: N.T.N.
Năm 2003, ông đã ngồi trên nóc nhà thờ chính tòa Beziers ở miền Nam nước Pháp, để phản đối việc thời gian ông bị giam cầm đã không được tính vào lương hưu. Và chỉ rời khỏi đó sau 44 ngày, khi yêu cầu được chấp thuận. (© AFP Dominique Faget)
Hà nội (AFP) – Trong chiến tranh Việt Nam, André Menras đă từng bị cầm tù tại Sài Gòn vì ủng hộ những người cộng sản miền Bắc. Giờ đây, người Pháp này lại một lần nữa trở thành tâm điểm của hồ sơ nóng bỏng tại Việt Nam (tổ quốc thứ hai của ông): tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc.
Không nghi ngờ gì, người chiến binh 66 tuổi khác thường này là người nước ngoài duy nhất âm thầm khuấy động một hồ sơ cấm kỵ và nguy hiểm: những tranh cãi giữa Hà Nội và Bắc Kinh về quần đảo tại Biển Đông.
Là giáo viên nghỉ hưu, sống với gia đình ở miền Nam nước Pháp nhưng ông đi về Việt Nam rất thường xuyên từ 10 năm nay, những câu chuyện của những người dân chài ở Quảng Ngãi, những người thường xuyên ra khơi trong vùng quần Hoàng Sa theo cách gọi của người Việt làm ông vô cùng xúc động.
Ông giải thích với phóng viên AFP: « Họ là những người hiện hữu duy nhất, hàng ngày xác nhận chủ quyền lãnh hải của Việt Nam »
Ông đã quyết định vinh danh họ bắng cuốn phim tài liệu « Hoàng Sa, nỗi đau này » với sự chấp thuận của bộ ngoại giao.
Vậy mà lần trình chiếu đầu tiên bộ phim tại thành phố Hồ Chí Minh đã bị hủy bỏ một cách thô bạo, ông nói tiếp.
Thực tế André Menras không hề chống lại chính quyền cộng sản.
Năm 1968, lần đầu tiên đến Việt Nam như một công tác viên với ý nghĩ “quân đội Mỹ đang bảo vệ các giá trị tự do, chống lại những người Việt Cộng hung dữ”, ông đã nhanh chóng thay đổi ý nghĩ khi được tận mắt chứng kiến cuộc chiến.
Tự nhận mình là kẻ phản kháng, năm 1970, ông đã trương một băng khẩu hiệu ủng hộ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam tại Sài Gòn. Vì hành động này ông đã bị tù 2 năm.
Năm 2009, ông là một trong những người nước ngoài hiếm hoi nhận được quốc tịch Việt Nam, do chính chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trao tận tay với lời phát biểu « ông đã đứng về phía chúng ta trong những thời điểm khó khăn nhất».
Từ đó ông mang tên Hồ Cương Quyết. Hồ chính là họ của Hồ Chí Minh, người sáng lập đảng cộng sản Việt nam, còn Cương Quyết có nghĩa là kiên định và quyết tâm.
Thậm chí bộ văn hóa Việt Nam đang làm một bộ phim về tôi, ông nói tiếp.
Bộ phim « Hoàng sa – nỗi đau này » cực kỳ « dân tộc chủ nghĩa », bình luận bởi Benoit Tréglodé – giám đốc Viện đương đại Đông Nam Á (Irasec) đóng tại Băng Kốc. Đặc điểm của những người bạn của Việt Nam muốn Việt Nam hơn cả người Việt.
Bộ phim này đến vào thời điểm mà đảng cộng sản Việt Nam không cho phép người dân của mình tham gia vào các vấn đề liên quan đến quan hệ với Trung Quốc, một nhà nghiên cứu cho biết.
Quan hệ giữa hai chính phủ cộng sản đã trở nên căng thẳng kể từ mùa xuân sau khi xảy ra các sự cố quanh các đảo tranh chấp ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Những căng thẳng đã chỉ giảm bớt kể từ khi chính phủ Việt Nam nới lỏng các biện pháp an ninh. Họ đã cho phép một loạt các cuộc biểu tình chống Trung Quốc vào đầu mùa hè, một việc chưa từng có, trước khi đột ngột chấm dứt.
Phim « Hoàng Sa – nỗi đau này » trích dẫn lời kể của ngư dân, các góa phụ về các cuộc tấn công tàu đánh cá Việt Nam của hải quân Trung Quốc, bắt giam ngư dân, đòi tiền chuộc …
“Đó thực sự là sự khủng bố”, con người đã ngoài lục tuần này mạnh mẽ khẳng định, ông quyết định chia sẻ cuộc sống với những người mà ông mô tả là “anh hùng hàng ngày”.
Một quyết định mà ông cũng đã thể hiện trong quá khứ.
Năm 2003, ông đã ngồi trên nóc nhà thờ chính tòa Beziers ở miền Nam nước Pháp, để phản đối việc thời gian ông bị giam cầm đã không được tính vào lương hưu. Và chỉ rời khỏi đó sau 44 ngày, khi yêu cầu được chấp thuận.
Trong khi chờ đợi cho giấy phép phát sóng ở Hà Nội hoặc TP Hồ Chí Minh, mà ông đang đề nghị, bộ phim sẽ được trình chiếu tại Paris vào tháng Giêng. Ông cũng dựa vào Internet để giới thiệu nó, trên Youtube bộ phim này đã được xem hơn 35.000 lần.
Ngay cả những vụ bắt giữ các blogger gần đây bởi chế độ cũng không làm ông sợ hãi. “Năm 20 tuổi tôi đã không sợ, lẽ nào đến nay 66 tuổi tôi lại sợ”.
© 2011 AFP
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét