(Cù Lang Cát -12/12/2011)Lâu nay, người dân Việt khắp nơi vẫn nghèn nghẹn một cách khó hiểu công hàm 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Nội dung không cần nhắc lại, bởi nó lan truyền trên mạng một cách đầy đủ như cái cớ để Trung Quốc tuyến bố không đàm phán về Hoàng Sa.
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng |
Kể từ ngày Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu trước Quốc Hội câu chuyện Hoàng Sa bị Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo, nó như cảm hứng để quốc dân khắp nơi suy nghĩ về các giải pháp, biện pháp, và các cách tư duy khác về quần đảo này nhằm một mục đích thu về.
Trong hàng triệu trái tim có luật gia Trần Đình Thu với tựa bài: “ Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã hành xử hợp lý khi ký công ước 1958”. Luật sư Thu đã phân tách các nội hàm, ngoại diên của các khái niệm được nêu trong công hàm. Ông cũng chứng minh các giả thiết đưa ra và chứng minh các yếu tố lịch sử giai đoạn đó. Ông cũng nghiên cứu kỹ các tuyên bố đường cơ sở 12 hải lý của Trung Hoa tuyên bố vào giai đoạn 1958.
Về cơ bản, các kết luận và diễn dịch của luật sư Thu đưa ra là nói rõ công hàm đó hoàn toàn hợp lý và kết luận: “đường cơ sở của nước bạn Trung Quốc là một khái niệm không phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 mà chính họ đã phê chuẩn. Có thể nói đây là một đường cơ sở “không giống ai”. Lẽ ra sau khi tham gia Công ước 1982, họ phải điều chỉnh lại đường này mới đúng nhưng họ đã không làm thế”.
Đoạn này, nếu Luật sư Thu đưa vào các phân tích rõ ràng, bình dân hơn các học thuật khô khan để đại đa số người dân thấy rõ cái sai của đường cơ sở ấy với công ước Luật biển 1982, chắc chắn sẽ hay hơn.
Kết luận bài bào chữa về công hàm Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký, Luật gia Trần Đình Thu chỉ rõ: “Việc nước bạn Trung Quốc có những tuyên bố thiếu phù hợp gần đây là do sự chủ động của họ”. Rất khó để hiểu đúng bản chất câu cuối này một cách rộng lượng. Nhưng đó là một câu nói hướng đến phương cách tìm lại Hoàng Sa trở về cố quốc.
Tiếc là các phân tách của Luật gia Trần Đình Thu nếu đi sâu hơn nữa các kiến thức luật pháp quốc tế sẽ bật lên được những “chủ động của họ” trong một con bài bành trướng từ ngày xưa để gây họa cho da thịt Việt Nam.
Thật ra, không tranh cãi, mà bài luận của Luật sư Thu là một cảm hứng tìm kiếm tính pháp lý của Hoàng Sa hiển nhiên phải trả cho Việt Nam. Nhưng luận chứng mới dừng lại ở việc đưa ra các nguyên nhân là “sự chủ động của họ” cũng đang là một điều gì đó chưa đến nơi của niềm hy vọng. Tất nhiên, không đặt tất cả vấn đề trong một bài viết nội hàm xuất sắc như thế, mọi thứ cần nhiều bộ óc hơn nữa, cần nhiều phương sách hơn nữa mới mong được đạt tới yêu cầu như ý đồng bào.
Không đồng tình với Luật sư Thu dùng từ “vỗ tay đồng thuần”, đây dường như là lỗ hỏng rất lớn của bài viết về công hàm Thủ tướng Phạm Văn Đồng 1958, bởi “sự chủ động của họ” thừa sức để bẻ gãy cụm từ này và diễn đạt một cách thuận lợi cho họ mà chúng ta không thể lường được.
Những suy nghĩ tuyệt vời của Luật sư Thu đang đưa đến những cảm hứng lan truyền tốc độ internet và dân tộc Việt chắc chắn sẽ có những tư duy vững chãi hơn khi áp dụng luật pháp quốc tế để đòi lại Hoàng Sa, nó cũng là phương sách của một Luật sư tiếng tăm tôn kính cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, bởi ông là người máu đỏ da vàng, một con người chân chính.
Ngày xưa, từng đọc sách của nhà văn hóa Phạm Văn Đồng, sách của ông viết về giáo dục, phê bình văn học nghệ thuật...đượm màu dân tộc, xuyên suốt từng trang sách của ông, một tình yêu quê hương đất nước vô hạn. Nay hiểu ông hơn qua phân tích của Luật gia Thu.
Cu Làng Cát
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét