Xem thêm Cập nhật quốc phòng khu vực-16/11/2011
Quốc hội duyệt chi 2.900 tỷ đồng cho chương trình biển Đông
Các nội dung cụ thể, Quốc hội thống nhất dành khoản chi cho chương trình biển Đông, hải đảo, cảnh sát biển là 2.900 tỷ đồng. 3.500 tỷ đồng được dành đầu tư cho các dự án trọng điểm về dầu khí, 100 tỷ đồng chi trả nợ và viện trợ…
Ngân sách quốc phòng Việt Nam năm 2012 tăng 35% (khoảng 70.200 tỷ đồng) so với năm 2011.
Số tiền này, đã được Quốc hội thông qua, chiếm khoảng 8% tổng chi tiêu và khoảng 2% GDP.
DHC6-400 Twin Otter, một loại máy bay tuần tra sẽ được đối tác Canada bàn giao cho Việt Nam vào năm 2012.
Phân tích của Jane's Defence nói chi tiêu quốc phòng của Việt Nam tập trung vào việc bảo vệ ở Biển Đông.
Ngân sách quốc phòng được củng cố nhờ lợi nhuận từ những dàn xếp gắn với lợi nhuận dầu hỏa, khí đốt và nhu cầu năng lượng hạt nhân của Việt Nam.
Jane's Defence nói nhiều người cho rằng các thương vụ này cũng gắn với cam kết của Moscow xây nhiều nhà máy điện hạt nhân với giá khoảng 15 tỉ đôla và khảo sát nhiều mỏ khí đốt ở Biển Đông.
Ngân sách cho quân đội Việt Nam trong năm 2011 là 52.000 tỷ đồng.
Ngân sách này tăng tới 70% so với chi tiêu quân sự trong năm 2010.
So với các nước trong vùng Đông Nam Á, chi phí quốc phòng chính thức của Việt Nam vẫn thấp hơn so với Singapore, Thái Lan, Indonesia và Malaysia.
Việt-Anh ký hợp tác quốc phòng ngày 25/11/2011
Lãnh đạo bộ quốc phòng Việt Nam và Anh quốc vừa ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng song phương tại London.
Báo Quân đội Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Bộ Quốc phòng Việt Nam, cho hay biên bản này được ký hôm 24/11 giữa Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, và Lord Astor of Hever, Thứ trưởng Quốc phòng Anh quốc.
Báo Việt Nam nói trong chuyến thăm, ông trung tướng và đại diện nước chủ nhà đã thảo luận "nhiều biện pháp nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng song phương, trên cơ sở quan hệ đối tác chiến lược mới được thiết lập giữa hai nước".
Hôm 26/10, Đối thoại chiến lược Việt Anh lần thứ nhất đã được tổ chức tại London để hai bên chia sẻ quan điểm về quốc phòng "trước các xung đột hiện tại và những mối đe dọa mới nổi lên".
Lord Astor được dẫn lời 'đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong khu vực'. Phía Anh cũng được nói 'thể hiện sự quan tâm sâu sắc tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương'.
Nội dung Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng không được công bố chi tiết, nhưng được mô tả là nhằm mục tiêu thiết lập khuôn khổ thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương.
Một nhóm công tác hỗn hợp sẽ được thành lập để thúc đẩy thực hiện bản ghi nhớ trên với ba nội dung là nghiên cứu chiến lược quốc phòng, hợp tác quốc phòng và hợp tác công nghiệp quốc phòng.
Trước đó, Học viện Nghiên cứu chiến lược Việt Nam và Viện Các quân chủng thống nhất Hoàng gia Anh đã ký kết một thỏa thuận nhằm tăng cường trao đổi trong lĩnh vực nghiên cứu an ninh - quốc phòng.
Các công ty sản xuất vũ khí Anh quốc đang tích cực tìm kiếm cơ hội làm ăn tại Việt Nam, với các lĩnh vực hải quân và không quân được cho là nhiều tiềm năng, cũng như chia sẻ thông tin tình báo quốc phòng.
Việt Nam chế tạo được 'áo giáp' chống đạn cho xe tăng
Tin của VTC News hôm 19 tháng 11, 2011 cho hay: “Quân đội Việt Nam đã chế tạo thành công 'áo giáp' cho xe tăng, chống được nhiều loại đạn.”
Báo này trích lại một bản tin của “Truyền hình Quân Ðội NDVN” cho biết: “Viện T. của quân đội Việt Nam đã nghiên cứu phát triển, chế tạo 'áo giáp' ngăn các loại đạn lõm chống tăng thông thường.”
Vẫn theo bản tin, “Trước đó năm 2007, viện này đã hoàn thành thiết kế giáp thế hệ một và đang phát triển hoàn thiện giáp thế hệ hai có khả năng chống tên lửa có điều khiển AT-3.”
“Việc thiết kế chế tạo giáp phản ứng nổ đều dùng nguyên liệu sẵn có trong nước, tiết kiệm đáng kể kinh phí. Trong khi, tính năng kỹ thuật giáp do Việt Nam chế tạo được đánh giá tương đương các loại giáp trên thế giới trong chiến đấu.” Bản tin viết.
Vẫn theo VTC News, “Viện trưởng hiện nay của Viện T. là Ðại Tá-PGS-TS Ngô Văn Giao, nguyên là giảng viên của Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự - nơi đào tạo các kỹ sư vũ khí hàng đầu Việt Nam.” (KN)
Quân chủng Hải quân nhận tàu Trần Đại Nghĩa
Chiều 24/11, Cty TNHH Một thành viên Sông Thu thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng tổ chức bàn giao tàu Khảo sát đo đạc biển HSV-6613 mang tên cố Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa cho Đoàn Đo đạc, biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển của Quân chủng Hải quân.
Mỹ hứa cung cấp cho Philippines chiếc tàu tuần tra Coast Guard thứ hai
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton đảm bảo với Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin trong cuộc hội đàm tại Manila hôm thứ Tư ( 16/11/2011) rằng Washington sẽ cung cấp cho đồng minh lâu năm của mình một tàu Coast Guard thứ hai trong năm tới.
Chiếc tàu đầu tiên được Mỹ cung cấp, đã được đổi tên thành BRP Gregorio del Pilar, sẽ được triển khai để bảo vệ vùng biển Philippines trong khu vực Biển Đông vào đầu tháng 11/2011, quân đội Mỹ cho biết.
Hải quân Hoa Kỳ sẽ đóng ở Singapore
Hoa Kỳ và Singapore đang trong các giai đoạn đàm phán cuối cùng của một thỏa thuận cho tàu Littoral của Hải quân Hoa Kỳ đóng tại căn cứ Hải quân Changi. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert M. Gates công bố vào tháng Sáu về một thỏa thuận sắp tới để triển khai các tàu ở Singapore, và một phát ngôn viên của Lầu Năm Góc cho biết trong tuần này rằng các quan chức vẫn còn vui mừng về cơ hội này."
Ấn Độ và Israel đang có kế hoạch tiến hành thử nghiệm hệ thống Barak 8
Barak 8 sử dụng cho chiến thuật Surface-to-Air Missile (MR-SAM), hệ thống đánh chặn phi đạn từ tàu chiến, vào đầu năm tới. IAI và DRDO hợp tác phát triển tên lửa đối không tầm trung và xa (MR-SAM/LR-SAM), còn được gọi là Barak-8, đang chuẩn bị cho sự kiện quan trọng tiếp theo trong chương trình thử nghiệm với toàn bộ hệ thống hổ trợ, vào đầu năm 2012.
Các tên lửa MRSAM được lên kế hoạch trang bị cho các lớp tàu khu trục tên lửa dẫn đường Kolkata ba (Dự án 15A) đang được xây dựng tại xưởng đóng tàu Mazagon ở Ấn Độ. Các tàu sẽ được chuyển giao cho Hải quân Ấn Độ vào năm 2012 và hệ thống Barak-8 dự kiến sẽ đi vào hoạt động một năm sau đó vào năm 2013. Thêm 4 tàu khu trục lớp Kolkata (Project15B) sẽ được trang bị một phiên bản tên lửa (ER-SAM) mở rộng có khả năng đánh chặn các mục tiêu ở phạm vi 100 km. Các tàu khu trục này cũng sẽ mang theo tên lửa hành trình siêu chính xác BrahMos II Nirbhany siêu âm tấn công tầm xa trong phạm vị khoảng 1.000 km.
Ngày 09/11/2011, trang tin quốc phòng Defense-update cho hay loại máy bay Gulfstream G550 CAEW của Israel đã được trang bị cho Quân đội Singapore
Máy bay Gulfstream G550 CAEW sử dụng cho các nhiệm vụ đặc biệt. Theo Nissim Hadas, Tổng giám đốc Công ty IAI của Tập đoàn Elta Systems, các máy bay CAEW mới có hệ thống tiếp cận đặc biệt dựa trên công nghệ Elta độc đáo và bí quyết kỹ thuật của nhà phát triển.
Hải quân Trung Quốc huấn luyện bắn đạn thật ngày 02/11.
Biên đội tàu hộ vệ số 10 của Hải quân Trung Quốc ngày 2/11 đã rời cảng Trạm Giang, Quảng Đông và ngày 5/11 đã đến khu vực quần đảo Trường Sa tiến hành huấn luyện bắn đạn thật. Bộ đội đặc nhiệm của biên đội này đã huấn luyện bắn tiêu diệt mục tiêu di động trên biển ở khoảng cách 200m bằng súng bộ binh, súng máy hạng nhẹ và hạng nặng; sau đó kết hợp với máy bay trực thăng thực hiện ngăn chặn và bắn tiêu diệt mục tiêu trên biển
- Tin ai cũng biết: Mỹ sẽ gửi 2500 lính Hải quân lục chiến đến Darwin, Australia.
Có tin cho rằng, Mỹ sẽ điều đọng máy bay ném bom chiến lược đến đây, bản tin trên báo Giáo Dục viết: "Nhìn vào ngoại giao pháo hạm Mỹ vừa phát động đối với Trung Quốc, đưa lực lượng lính thủy đánh bộ đến Darwin có gì đó giống như một quả bom khói. Mỹ thèm muốn cảng Darwin. Nếu Mỹ triển khai máy bay ném bom B-52 có hành trình khoảng 15.000 km đến Darwin, có thể làm rối loạn tâm trạng của người Trung Quốc, đe dọa đến các căn cứ hải quân ở phía nam và phía đông Trung Quốc."
- Trung Quốc công bố tập trận ở Tây Thái Bình Dương vào cuối tháng này (11/2011)
Nhật Bản tiến hành cuộc tập trận lớn nhất từ trước đến nay
Từ trung tuần tháng 11/2011, cuộc tập trận quy mô lớn được Nhật Bản tiến hành nhiều ngày gần vùng biển Tây Nam nước này đang thu hút sự chú ý cao độ của các nước Đông Á. Theo báo giới Nhật Bản, có thể nói đây là cuộc tập trận có quy mô lớn nhất của Nhật Bản kể từ sau Chiến tranh Thế giới II.
Báo giới Nhật Bản cho biết cuộc tập trận lớn với sự điều động quân từ Bắc xuống Nam này là nhằm chuẩn bị cho việc tăng cường phòng ngự khu vực Tây Nam, “kẻ thù giả định” của cuộc tập trận chính là Trung Quốc. Trong khi đó, báo giới nước ngoài nhận định “sự điều động từ Bắc xuống Nam” của lực lượng phòng vệ Nhật Bản là nhằm “tranh giành” với Trung Quốc vỉa dầu ở biển Hoa Đông, liên thủ với Mỹ bảo vệ Đài Loan và chuẩn bị quân sự cho việc mở rộng biên giới trên biển. Về vấn đề này, báo giới Trung Quốc cơ bản thể hiện thái độ chỉ trích, cho rằng cuộc tập trận chỉ làm sâu sắc thêm ác cảm, thậm chí là thù hằn, của người Trung Quốc đối với Nhật Bản. Chuyên gia bình luận quân sự Ni Nhĩ Nghiên cho rằng cuộc tập trận lần này cùng với sự bài binh bố trận gần đây của Nhật Bản chính là nhằm thực thi “động tác quy định” mà “Đại cương kế hoạch phòng vệ” của Nhật Bản yêu cầu, đồng thời còn mang “động tác tùy ý” với ý đồ lớn hơn, vừa “làm” cho Trung Quốc thấy, vừa “diễn” cho Bắc Triều Tiên và Nga xem. Cuộc tập trận lần này của Nhật Bản có 3 yếu tố đáng chú ý.
Một là cường độ cao. Theo báo chí Nhật Bản, cuộc tập trận này có sự tham gia của 5.400 binh sĩ cùng 30 máy bay chiến đấu, 1.500 xe tăng lội nước, trong đó có cả loại xe tăng 90 tiên tiến nhất của Nhật Bản. Cuộc tập trận giả định rằng trong bối cảnh quần đảo Okinawa (bao gồm cả quần đảo Điếu Ngư) của Nhật Bản bị Trung Quốc tấn công, làm thế nào điều động binh lực từ phía Bắc xuống khu vực cực Nam của Nhật Bản để ứng cứu. Đây là cuộc tập trận có cường độ lớn nhất kể từ sau chiến tranh.
Giới quan sát phân tích việc điều động, chuyển quân cả nghìn cây số từ Bắc xuống Nam như vậy, bề ngoài là vì mục đích bảo vệ các đảo Tây Nam Okinawa, rõ ràng để gia tăng áp lực với Trung Quốc - nước đang kiên trì tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Điếu Ngư, song bên trong còn có ý “diễn” để cho các nước xung quanh như Nga và Bắc Triều Tiên xem. Bởi vì cuộc tập trận này huy động tới 1.500 xe tăng lội nước, trong khi các hành động quân sự tại quần đảo Điếu Ngư hay ở biển Hoa Đông (đang có tranh chấp với Trung Quốc), Nhật Bản cơ bản không cần dùng đến và cũng không thể triển khai lượng lớn chiến xa như vậy. Việc làm này có thể có được hiệu quả “giương Đông kích Tây” về mặt chiến lược.
Thứ hai là thanh thế lớn. Đối với cuộc tập trận này, lực lượng tự vệ Nhật Bản đã không còn phải cẩn trọng hay né tránh như trước đây. Đầu tiên, Nhật Bản huy động các xe lưỡng dụng để điều chuyển sư đoàn xe tăng duy nhất của Nhật Bản ở khu vực Bắc Hải xuống khu vực Kyushu. Trong quá trình chuyển quân, lực lượng phòng vệ còn cho xe tăng đi vào phố lớn, hành động khiến không ít người dân phải kinh ngạc, thậm chí có những người hiểu nhầm, lo sợ không rõ việc điều động này là vì chiến tranh hay chỉ là diễn tập. Giới quan sát cho rằng trong cuộc tập trận lần này, ngoài việc thể hiện “cơ bắp” với các nước xung quanh (nhất là đối với Trung Quốc), lực lượng phòng vệ Nhật Bản còn có phần “biểu diễn” cho người dân trong nước xem. Nó vừa hưởng ứng phát biểu của Thủ tướng Nhật Bản Noda rằng “quên chiến tranh tất sẽ nguy”, có ý thức tỉnh dân chúng, lại vừa có ý thu hút sự chú ý của Quốc hội, từ đó có được ngân sách lớn hơn cho quốc phòng.
Ba là mật độ cao. Giới quan sát nhận thấy rằng nhìn bề ngoài, cuộc tập trận này là đơn độc, song trên thực tế, Nhật Bản đã có cuộc tập trận chung với Mỹ từ ngày 24/10 đến đầu tháng 11, và sau khi cuộc tập trận hiện nay kết thúc, Nhật Bản sẽ lại tiếp tục cùng Hàn Quốc tiến hành tập trận chung. Như vậy, chỉ trong vòng nửa tháng, lực lượng phòng vệ Nhật Bản liên tục tiến hành ba cuộc tập trận, mật độ tập trận cao như vậy quả thật là hiếm thấy. Động thái này ngầm cho thấy trọng điểm phòng bị của Nhật Bản từ nay về sau đã chuyển từ Nga và Bắc Triều Tiên sang Trung Quốc.
Theo báo “Văn Hối” (Hồng Công) - ngày 16/11/2011
-->Đài loan tập trận chống Trung Quốc tấn công kiểu D-Day
Quân đội Đài Loan đã tiến hành một cuộc tập trận năm ngày bắt đầu ngày 17/11/2011 ở phía nam của hòn đảo, thử nghiệm khả năng chịu được một cuộc tấn công kiểu D-Day của Trung Quốc.
Ấn, Trung hoãn đàm phán biên giới vào phút chót
Hai cường quốc châu Á hôm qua quyết định hoãn cuộc gặp cấp cao về vấn đề biên giới dự kiến diễn ra tại New Delhi ngày 28/11.
Theo tờ The Hindu của Ấn Độ, hai bên vẫn chưa ấn định được thời gian cụ thể cho vòng đàm phán tiếp theo về vấn đề biên giới. Thông báo bất ngờ về việc hoãn cuộc gặp cấp cao nói trên được đưa ra gần một tuần sau khi Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh tiếp xúc với người đồng cấp Trung Quốc Ôn Gia Bảo bên lề Các Hội nghị ASEAN và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) tại Bali, Indonesia.
Triều Tiên dọa tấn công Dinh Tổng thống Hàn Quốc
Một ngày sau khi Hàn Quốc tiến hành tập trận nhân sự kiện một năm sau trận đấu pháo gần đảo Yeonpyeong ở vùng biển tranh chấp trên Hoàng Hải, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên ngày 24/11 đã cảnh báo sẽ đáp trả bất kỳ hành động khiêu khích nào bằng việc biến Dinh Tổng thống Hàn Quốc thành "biển lửa."
Theo hãng tin AFP, Bộ Tư lệnh tối cao quân đội Triều Tiên ra tuyên bố khẳng định “nếu hải phận, không phận và lãnh thổ Bắc Triều Tiên bị vi phạm, dù chỉ là một viên đạn hay một quả pháo, thì biển lửa từ Yeonpyeong sẽ lan đến tận Dinh Tổng thống Hàn Quốc."
Tuyên bố cũng cho rằng cuộc tập trận mới đây của Hàn Quốc là một hành vi khiêu khích chính trị, quân sự mới, cảnh báo Seoul không được quên bài học về vụ đấu pháo nhằm vào đảo Yeonpyeong, đồng thời khẳng định các lực lượng vũ trang Triều Tiên đang ở trong tình trạng sẵn sàng thực hiện một "trận đánh quyết định" để chống lại bất kỳ hành vi khiêu khích quân sự nào.
Trong khi đó, Ủy ban Thống nhất Hòa bình của Triều Tiên cũng tuyên bố sẽ "giáng trả đích đáng" các hành vi khiêu khích quân sự trong tương lai. Cơ quan này cảnh báo nếu Hàn Quốc tiếp tục các hành vi khiêu khích từ đảo Yeonpyeong, hòn đảo này sẽ "biến mất hoàn toàn" và thành lũy của quân đội Hàn Quốc sẽ bị biến thành đống tro tàn dưới các đòn trả đũa hủy diệt của Quân đội nhân dân Triều Tiên./.
Philippines nhờ Hàn Quốc hỗ trợ quân sự
Trong cuộc hội đàm tại Manila ngày 21-11, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III đề nghị người đồng cấp Hàn Quốc Lee Myung-bak hỗ trợ máy bay, tàu và các thiết bị khác nhằm tăng cường sức mạnh cho quân đội nước này.
Theo AFP, Tổng thống Lee không tỏ dấu hiệu nào đáp lại đề nghị trên nhưng nói rằng Hàn Quốc muốn hợp tác với Philippines giải quyết các vấn đề về biển. “Chúng tôi nhất trí tiếp tục hợp tác nhằm giải quyết hòa bình các vấn đề này theo luật và tiêu chuẩn quốc tế”, ông Lee nói.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét