Tuy nhiên, Biển Đông không thuộc của riêng ai.
(vibay-10/11/11) Một phần của chiến lược dài hạn của Ấn Độ là gia tăng sự hiện diện của họ trong vùng biển khu vực, trong đó có Biển Đông, nhưng thực tế rằng quyết định đẩy nhanh kế hoạch hạ thủy tàu sân bay, triển khai tàu khu trục tên lửa dẫn đường và tàu ngầm được xem như một nỗ lực để chống lại xâm lược ngày càng tăng của Trung Quốc.
Đó là thông điệp ấn tượng gửi đến Bắc Kinh trong lúc Trung Quốc phản đối Ấn Độ thăm dò dầu ở Biển Đông mà Trung Quốc - không có quyền sở hữu độc quyền - cảnh báo Việt Nam thỏa thuận với Ấn Độ cho việc này và gọi Ấn Độ và VN là các "thế lực thù địch".
Về phần mình, Ấn Độ đã nói rằng Biển Đông không có ai sở hữu và tham gia vào một thỏa thuận thăm dò dầu khí với Việt Nam là một quyết định có chủ quyền.
Nhưng họ không chắc rằng New Delhi sẽ xoa dịu Bắc Kinh bởi vì họ không muốn nước khác chia sẻ các nguồn tài nguyên đang chờ đợi để khai thác. Theo ước tính, Biển Đông có thể mang lại 7 tỷ thùng dầu. Nghĩa là tương đương ít nhất 80% dự trữ của Ả Rập Saudi. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi Trung Quốc tuyệt vọng để ngăn cản những nước khác, trong đó có Ấn Độ, Việt Nam, Đài Loan, Philippines, Brunei và Malaysia, chú ý đến vùng biển Đông.
Nhưng tranh chấp không chỉ có dầu ở đây, khu vực nằm giữa tuyến đường thương mại chiến lược quốc tế quan trọng. Điều này giải thích sự miễn cưỡng của Trung Quốc cho phép những nước khác vào biển Đông. Đối với lý do cho thương mại toàn cầu, Mỹ, có lợi ích trực tiếp trong vùng biển Đông, đang tích cực tham gia làm trung hòa Trung Quốc bằng cách mở rộng hỗ trợ công khai và bí mật các quốc gia trong khu vực.
Trong khi tất cả chấp nhận rằng không có yêu cầu chủ quyền của TQ được công nhận bởi bất kỳ cơ quan quốc tế lớn, Trung Quốc là quốc gia đặc biệt không tôn trọng pháp luật quốc tế. Họ đã lựa chọn để thử và bắt nạt nước khác. Với những căng thẳng leo thang, Trung Quốc đã tăng số lượng tàu trong Hạm đội Nam Hải và xây dựng một căn cứ hải quân mới ở Sanya trên đảo Hải Nam.
Những động thái này đã trực tiếp đóng góp để Việt Nam quyết định mua sáu tàu ngầm lớp Kilo của Nga để chống lại việc xâm nhập ngày càng tăng của hải quân của Trung Quốc ở vùng biển Việt Nam. Việt Nam đã gợi ý tăng cường khả năng hải quân của mình và có báo cáo rằng họ đang thực hiện ý định trở thành nước có lực lượng hải quân đáng sợ với hy vọng rằng Bắc Kinh sẽ từ bỏ chính sách hiếu chiến của mình.
Mặc dù tranh chấp sôi nổi không dẫn đến khả năng kích hoạt một cuộc chạy đua vũ trang ngay lập tức trong khu vực, nhưng nó đã gây ra các phong trào dân tộc yêu nước ở Việt Nam, nhiều hơn như vậy ở Trung Quốc.
Ngày 03 Tháng 10, tờ Global Times, một tờ báo nhà nước Trung Quốc, đã in một bài xã luận kêu gọi chiến tranh với Việt Nam và Phi Luật Tân để thiết lập yêu cầu chủ quyền của Bắc Kinh ở biển Đông. Điều này có thể không dẫn đến những phản ứng gay gắt, nhưng với các tín hiệu phát ra từ Bắc Kinh được cho là đã xúi giục Ấn Độ và các nước khác để bắt đầu các cuộc đàm phán với các nước ASEAN mà từ đó, Trung Quốc đã bị loại trừ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét