Trần Tấn Bản, 08/10/11.
Nhân vụ Domimique Straus Kahn – cựu giám đốc IMF “tẩn” cô hầu phòng tại một khách sạn ở New York và vụ người ta “ném đá” vào em Ngọc Trinh (chắc là không còn trinh đâu!!!! He he), tự dưng ngứa ngón trỏ muốn bàn về giá trị con người và dư luận xã hội.
Dominique Straus Kahn người Do thái, quốc tịch Pháp, tuổi ngoài sau mươi-vẫn- chạy-tốt, giám đốc IMF, được cho là có công trong việc cứu thế giới qua cơn khủng hoảng kinh tế gần đây. Ông là ứng cử viên số một cho chức Tổng thống Pháp nhiệm tới. Trong giây phút hứng-không-chịu-được, ông “tẩn” cô hầu phòng một phát. Tra tay vào còng. Sự nghiệp chấm hết.
Em Ngọc –không-còn-Trinh có thân thể nuột nà, các vòng đều chuẩn. Nhờ thế em đạt chức hoa hậu một cuộc thi sắc đẹp do các đại gia Việt kiều tổ chức (kiểu thi hoa hậu như ngày xưa Hắc công tử Trần trinh Huy tổ chức ở Bạc liêu).
Em Ngọc-không-còn-Trinh có thân hình đẹp, em tự hào về điều đó, em biết khai thác thế mạnh của mình để kiếm tiền (bằng cách chụp hình quảng cáo đồ lót chẳng hạn). Ngoài ra, em không thể có những thứ khác. “Ném đá” vào em vì những điều em không có (mà người khác mong đợi em phải có) là không công bằng. Một cô bé quê Bến tre, con một người xe ôm, học hết lớp 7 thì không thể bắt em phải có những hiểu biết của những người được học hành tử tế cho dù có gán cho em bất kỳ danh hiệu cao đẹp nào.
Ông Dominique Straus Kahn là nhà kinh tế có tài, ông đóng góp cho thế giới nhờ cái đầu biết điều hành kinh tế của mình khi là Giám đốc IMF. Chuyện sinh lý mạnh hay “tẩn” cô hầu phònglà chuyện đời tư ông ấy, và ở khía cạnh này ông không phải là gương mẫu. Tuy nhiên, ông là Giám đốc IMF chứ không phải Giáo hoàng. Người ta cần một giám đốc IMF có cái đầu biết nghĩ ra những giải pháp kinh tế khôn ngoan chứ không phải là một người đạo mạo hay liệt dương. “Ném đá” vào chuyện đời tư của ông là không công bằng.
Trịnh Công Sơn là một nhạc sỹ có tài, đã sang tác rất nhiều bài hát để đời. Nhưng về đời tư, Trịnh Công Sơn là người yêu đương lăng nhăng và …lười tắm, như thế là không tốt. May là người ta nhớ đến ông như một nhạc sỹ thiên tài chứ không phải là một người ở dơ. Ở trường hợp này, dư luận xã hội rất công bằng.
Giá trị một con người nên được nhìn nhận từ những gì họ đóng góp cho xã hội ở vai trò của họ, thay vì xoáy vào toàn bộ đời tư, hay khuyết tật của họ bởi vì Nhân bất thập toàn.
Viết thêm:
Mới đây người ta “truy” ráo riết cái bằng ĐH của em Lý-hơi-Kỳ, lôi cả Bộ Văn hóa vào việc này. Nói một cách công bằng, em Lý-hơi –Kỳ có nhan sắc được, nghe nói em nói được ba ngoại ngữ Anh, Đức, Hoa. Như thế là quá giỏi. Em biết giao tiếp, bằng chứng là gần đây em kề vai bá cổ Jackie Chan và mệnh phụ cỡ to nói tiếng tàu. Về sự nghiệp diễn viên, em đóng vài bộ phim, diễn xuất vào loại thường thường. Em “nổ” hơi to hơn mức cần thiết. Đại sứ du lịch của một quốc gia nên là gương mặt của công chúng, đẹp (hiểu theo nghĩa rộng), khéo giao tiếp, biết ngoại ngữ. Em Lý-hơi-Kỳ không phải là lựa chọn xuất sắc nhưng là tàm tạm. Vấn đề là không nên kỳ vọng việc chọn Đại sứ du lịch sẽ vực dậy nền du lịch nước nhà. Cứ xem nó như bổ nhiệm bình thường, như bổ nhiệm ông Giám đốc sở giáo dục của tỉnh chẳng hạn. Cái cần làm cho ngành du lịch là vận động người dân giữ các danh lam thắng cảnh sạch sẽ, không chem., chặt khách du lịch… thay vì tốn côn sức cải nhau em Lý-hơi-Kỳ hay em Lý gì khác làm Đại sứ.
Theo Blog Trần Tấn Bản
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét