Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quốc Hội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quốc Hội. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2011

Hoàng Gió Đại ca

(Dân Làm Báo-18/11/11) - Đại ca Chém Gió đã từ bỏ chốn giang hồ, một mình một ngựa theo gương Thánh Gióng bay về miền trời ơi đất hỡi nào đó để vui thú điền viên. Ngôi vị cao thủ đệ nhất võ lâm chém gió của đại ca tưởng không người thay thế. Cho đến ngày hôm nay. Trước sự chứng kiến của toàn thể cuần hùng cuốc hội, trước sự bàng hoàng kinh ngạc của quần chúng võ lâm, tân cao thủ chém gió hiên ngang xuất hiện. Bằng một bài kiếm có một không hai, chàng đã chính thức trở thành Tân Đại ca Chém Gió. Tân Đại ca có tên là Hoàng Hữu Phước. Từ giờ trở đi giang hồ phong là Hoàng Gió Đại ca.

Nếu ai theo dõi Tân đại ca kỹ càng thì mộng cao thủ võ lâm của đại ca không chỉ loanh quanh mơ màng lẩn quẩn ở trong cái ao làng Vê En Nờ. Trước đó, đại ca đã từng chém gió trong giấc mộng tàn cầu:

"Để thực hiện kế Liên Hoành, việc đầu tiên phải làm – nhưng khó trở thành hiện thực – là Saddam Hussein phải cử tôi làm Đặc Sứ Toàn Quyền Extraordinary and Plenipotentiary của Iraq để tôi có uy thế gặp Tổng Thống Mohammad Khatami và Chủ Tịch Kim Jong Il, dùng khả năng hùng biện để bảo đảm đạt được sự đồng thuận của các vị này..." (1).

Xem thêm : PHÁT BIỂU TẠI QUỐC HỘI VỀ LUẬT BIỂU TÌNH & LUẬT LẬP HỘI (Hoàng Hữu Phước).

Hai ông Ả rập đã thôi rồi lượm ơi, chỉ còn lại giáo chủ Kim sắp Jong nên ước mơ Đặc Sứ Toàn Quyền của đại ca xem như lượm ơi thôi rồi.

Trong ước mơ vươn ra bể lớn, Hoàng Gió Đại ca cũng đã từng chém... ngu rực rỡ khi luận về Gà đá phi trước khi bác Gà chui ống cống:

"Gaddafi, chất xúc tác kỳ bí của Thượng Đế để thúc đẩy sự lộ diện hèn yếu suy tàn của những đầu óc thiếu thông minh của Mỹ, Anh, và Pháp, dẫn đến Đệ Tam Thế Chiến, một thế chiến kỳ quái không phải giữa hai bên rõ nét như Khối Trục đối với phần còn lại của thế giới, mà là một Thế Chiến mới giống như võ đài đô vật đánh hội đồng kiểu Mỹ với nhiều chục võ sĩ thượng đài cùng lúc đánh nhau tán loạn từng cặp, khi chiến tranh xảy ra khắp nơi một cách riêng biệt. Thế giới tối đen không vì tro núi lửa của Ngày Tận Thế hay do bùng bức xạ từ vụ va đập thiên thạch, mà vì khói từ hàng tỷ họng súng tiểu liên và những đám cháy của lốp xe..." (2)

Quay về ao nhà xã hụi chủ nghĩa quê ta, Gió đại ca chém tưng bừng về chữ Quốc:

"Vậy là mỗi khi có lễ hội trọng đại cấp quốc gia, đón tiếp nguyên thủ nước ngoài, ta sẽ vừa thấy hào hùng khi mặc quốc phục, bày quốc hoa, hát quốc ca, trỗi quốc thiều, đãi quốc tửu và mời quốc nhục; vừa thấy thương hại cho đại siêu cường quốc Hoa Kỳ không có quốc phục, chẳng có quốc tửu, và chưa biết đến hương vị thơm ngon của quốc nhục..."

Rồi đại ca tự sướng nguyên văn: "Chí lý vậy lắm thay". Nhưng khoan trách đại ca nếu ai đó hiểu lầm quốc nhục là nỗi nhục quốc gia mà đại ca đem hương vị thơm ngon đi khoe khắp thế giới (dù rằng... cũng đã, đang, và tiếp tục sẽ có bởi những đại cao thủ võ lâm cùng bang hội với đại ca). Nhục của đại ca ở đây là "Trong tiếng Hán Việt, nhục là thịt. Ắt dân nhậu Việt Nam sẽ dùng internet để bình chọn Thịt Chó tức Cẩu Nhục làm Quốc Nhục." (3)

...

Trình làng với chư huynh đệ vài đường kiếm chém gió của Hoàng Hữu Phước đại ca để quần hùng biết rõ đại ca đã từng xuôi ngược chốn giang hồ múa may rực rỡ ra sao. Bài kiếm chém gió trước cuần hùng cuốc hội về Luật hội đừng hè và Luật biểu đừng tình chưa hẳn là bài kiếm rực rỡ nhất. Nó chỉ mang ý nghĩa đặc biệt là đại ca đã múa một đường gươm trước sự chứng kiến của tàn thể đỉnh cao trí tuệ loài người. Quần hùng nào chưa xem thì cũng nên xem. Cần xem thì đúng hơn vì đại ca đã nhân danh quần hùng múa thay cho "Đa số công dân sẽ không ủng hộ Luật biểu tình vì bản chất dễ bị tổn thương và dễ bị lợi dụng gây ra biến loạn.". Đường kiếm gia truyền ấy của Gió Đại ca nó nằm ở đây.

*

Những bài chém gió bonus của Hoàng Gió Đại ca - giành riêng cho các cao thủ võ lâm giữ làm bí kíp trong sứ mạng duy trì và phát huy sự nghiệp chém gió:

Phải nói ngay là tôi không biết Cu Huy Ha Vu là ai, chưa từng gặp y, và y chưa từng gặp tôi. Nếu như những gì tôi tìm hiểu là chính xác, thì có lẽ tôi biết tên tiếng Việt có bỏ dấu của y cũng như dây mơ rễ má của y với mấy nhà thơ tên Huy Cận và Xuân Diệu, những người mà năm học lớp 11 ở Sài Gòn (1973) tôi đã xếp thơ ca của họ vào danh sách những tác phẩm vô vị, nhạt nhẽo, quê mùa, mà tôi nói với tất cả công tâm một người yêu thơ ca – vì thậm chí tôi cho rằng vài bài thơ của chiến sĩ liệt sĩ Việt Cộng Trần Quang Long, người đã gục ngã “bên hố bom ngập nước, vồng khoai lang hiền lành, vừa nở hoa tím nhạt, vươn lên nền trời xanh”, còn “thơ” hơn toàn bộ các tác phẩm của Tố Hữu mà tôi chẳng thú vị gì khi đọc. Nhưng nếu các thông tin ấy là đúng thì tôi sẽ tiếp tục gọi y là Cu Huy Ha Vu chẳng qua vì tôi đã viết về y lần đầu bằng tiếng Anh nên tên của y không có dấu, và vì tôi phải cẩn trọng với một tên điên dại có thể kiện tôi là người nói động đến y và dám khinh miệt mấy nhà thơ ắt có hình trên bàn thờ tổ tiên nhà y.

Theo đường truyền ấy, tôi nghe đoạn phát biểu của một tay Cu Huy Ha Vu nào đó có đặc điểm: tiếng nói ồm ồm thuộc giống đực, âm vực lè nhè chán phè không phải thuộc người có tài hùng biện, giọng người miền Bắc nhưng không rõ tỉnh nào, nội dung ăn nói quàng xiêng ba hoa chích chòe về việc y đâm đơn kiện Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng vì đã cấp phép khai thác bauxite.

Trong trường hợp này, cái gã tên Cu Huy Ha Vu là một kẻ không ra chi cả bởi vì tôi chưa hề nghe đến thanh danh của y trong bất kỳ những cống hiến hàn lâm hay thực tế nào vào việc “cứu quốc” hay làm đất nước này tốt đẹp hơn. Tôi gọi y là một tên không ra chi, đơn giản chỉ vì y chẳng biết y đang đứng ở đâu trên cõi đời này. Hắn sống tại nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, cái đất nước nơi lúa mọc từ đất ướt thẫm máu của hàng triệu người dân, những người mà thân thể, thịt, xương, và ngay cả ký ức về họ cũng được hy sinh cho đất nước được thống nhất hòa bình, giấc mơ mà không bất kỳ ai (tôi lập lại: không bất kỳ ai) trước đó (gồm cả Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, và tất cả những vị khác, cũng như những lãnh đạo vất đi cùng cái quân đội Việt Nam Cộng Hòa vất đi, những kẻ đã để lại cho toàn nhân loại một chương đầy nhục nhã do không nơi nào trên trái đất này lại có một quân đội tháo chạy mình trần, vất bỏ quân phục, đạn dược, vũ khí như trong sự kiện 30/4/1975) có thể hoàn thành, trừ những người Cộng Sản Việt Nam. Cu Huy Ha Vu và những thứ tương cận vui hưởng cuộc sống xa hoa và học tập đủ đầy trong khi chưa trưởng thành chín chắn, nên bọn nhóc ấy cho rằng mọi thứ chúng học được từ phương Tây là những gì nước Việt Nam này phải răm rắp tuân theo, phải kính trọng, phải quỳ lạy dập đầu thờ phượng nguyên xi nguyên dạng nguyên hình. Chúng bộ có giá trị lắm sao, khi sự suy thoái kinh tế gần đây (cũng như tất cả các cuộc khủng hoảng kinh tế trong quá khứ) đều là sản phẩm độc quyền của thế giới phương Tây đầy kiêu hãnh? (4)

*

Lúc ấy, đối với tôi Lê Công Định chỉ là một chú nhóc vô danh tiểu tốt, không thể có tương lai tốt đẹp vì hoàn toàn kém tư cách – chẳng qua vì tôi chưa bao giờ nộp đơn xin việc cho ai ở bất kỳ công ty nào, và các công ty bảo hiểm nhân thọ nước ngoài ắt có biết tôi nên nếu muốn họ cứ liên lạc với tôi, cứ gì phải qua sự tiến cử của Lê Công Định. Kiểu “thấy sang nên bắt quàng làm họ” của Lê Công Định làm tôi rất xem thường cậu bé ăn nói tào lao ấy, song tôi cười độ lượng, chẳng cải chính.

Qua phát biểu khai tội của Lê Công Định trên tivi, tôi còn biết thêm một điều bí mật của hắn: thiếu ánh sáng trí tuệ – không hiểu trường nào ở Việt Nam và ở Mỹ đã đào tạo ra một tên thiếu ánh sáng trí tuệ đến như vậy. Hắn nói đã gặp những quan chức Mỹ và nghe các vị này nói về những mong muốn đối với luật pháp và thẩm phán Việt Nam, cứ như đứa trẻ ngô nghê lắng nghe bậc cao minh chỉ giáo vậy, trong khi nhiều vị giám đốc người Mỹ và Việt Kiều Mỹ thường nói với tôi rằng luật sư bên Mỹ có khối người làm ô danh ngành luật khiến bị gọi là dirty job tức “nghề bẩn”.

Ở Việt Nam, Đảng Cộng Sản là một đảng lớn và có lý tưởng. Phải chăng vì đồng tiền không giúp những kẻ mới phất nouveaux riches như Lê Công Định mua được một ghế đảng viên cao cấp như ở Mỹ nên đã khiến những người như Định mơ màng đến viễn cảnh xây dựng một thể chế y như Mỹ, để Định sẽ được bỏ tiền túi ra tranh cử làm Tổng Thống Việt Nam? Một kẻ thú nhận là đã gặp gỡ các quan chức Hoa Kỳ nhưng lại không thể viết bằng tiếng Anh các nội dung chính sách, quy định, quy chế hoạt động, bài bản tổ chức cho chính văn phòng luật của mình thì không rõ kẻ ấy khi nói tiếng Anh chất lượng ra sao, hay chỉ cần nói một từ duy nhất là anticommunism tức Chống Cộng là xem như chủ Mỹ và tớ Việt đã hiểu nhau sâu sắc. (5)

*

Đảng Cộng Sản Việt Nam không có vấn đề nghiêm trọng về tham nhũng theo CPI 2010. Chống tham nhũng luôn là quốc sách của tất cả các quốc gia, nên việc Đảng Cộng Sản Việt Nam có các chủ trương và nghị quyết chống tham nhũng là chuyện bình thường, lành mạnh... Và cũng không phải vì các chỉ số tham nhũng của Việt Nam thấp hơn so với mức độ trầm trọng và trầm kha về tham nhũng ở Mỹ và các cường quốc tư bản mà Việt Nam có thể an nhàn thư thái ung dung đủng đa đủng đỉnh chưa vội tăng tốc triệt tiêu tham nhũng ở tất cả các lĩnh vực mà CPI 2010 đã nêu vì đó là nguyện vọng của toàn dân và cũng là tài thao lược trong quản trị chống tham nhũng hiệu quả của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Chính Phủ Việt Nam. (6)

*

Việt Nam là một nước độc lập có chủ quyền. Đất nước Việt Nam là của công dân Việt Nam. Bọn chống cộng ở hải ngoại không là công dân Việt Nam nên mọi công kích dự án bauxite đều là hành vi vô văn hóa, trái với văn minh của nhân loại tiên tiến khi tự tiện phê phán khi không là người dân có đóng thuế cho Việt Nam.

Bauxite là tài nguyên của Việt Nam, và việc khai thác khoáng sản là việc nội bộ của Việt Nam, mà người Việt Nam tự giải quyết với nhau, không cần nghe sự kêu gào của những kẻ bại trận. (7)

*

Và bài chém gió này các cao thủ tập tành lỡ bị tẩu hỏa nhập ma thì ráng mà chịu:

Đặc điểm của đàn ông Việt chúng tôi là mỗi khi gần người khác phái là bệnh Tề Tuyên đã nổi lên đùng đùng, và đây là lý do chúng tôi hôn người yêu ở trong phòng kín đáo vì một ngàn phần trăm là ngay khi hôn phải thực hiện luôn chuyện nhất dạ thập lục giao. Chúng tôi xem những người Tây Phương hôn nhau ngoài đường là những người bất lực, vì hôn nồng nàn như thế vẫn không dẫn đến cái gì cả. Xin ông đừng nói ai nghe nhé, vì tôi cũng là đàn ông Việt Nam. Nhưng tôi thông cảm cho người Tây Phương, không dám nói họ bất lực đâu. Chẳng qua là dị biệt văn hóa ấy mà.” (8)


Nhiệt liệt chào mừng, chúc mừng Hoàng Đại gia đã giành được ngôi vị Tân Đại ca chém gió.!!!



Dân Làm Báo
http://danlambaovn.blogspot.com

Chú thích:

(1) http://www.emotino.com/bai-viet/18823/toi-va-tong-thong-saddam-hussein
(2) http://www.emotino.com/bai-viet/19060/hoang-huu-phuoc-luan-ve-the-postgaddafi-era
(3) http://www.emotino.com/bai-viet/18974/quoc-nhuc
(4) http://www.emotino.com/bai-viet/18920/toi-va-cu-huy-ha-vu
(5) http://www.emotino.com/bai-viet/18839/toi-va-le-cong-dinh
(6) http://www.emotino.com/bai-viet/18916/tham-nhung-tai-viet-nam
(7) http://www.emotino.com/bai-viet/18860/van-de-boxit-o-viet-nam-tiep-theo
(8) http://www.emotino.com/bai-viet/18999/hon-hit
0

Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2011

Nghe Đại biểu Quốc hội nói về kinh tế

(Nguoi-Viet, 16/09/2011) Nếu người dân Việt Nam ai cũng thông minh, hiểu biết như các đại biểu Quốc Hội của họ thì chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ chẳng phải lo lắng gì về kinh tế cả.

Đại biểu Đổ Văn Đương.

Mạng Vneconomy mới dẫn ra mấy lời tuyên bố của một ông đại biểu Sài Gòn tên là Ðỗ Văn Ðương. Theo Vneconomy, ông Ðương phát biểu như thế này: “Tôi không nghĩ lạm phát ở nước ta cao nhất khu vực... Theo tôi phải xem lại chỗ này. Tôi đi các nước thấy giá tiêu dùng đắt đỏ, một đĩa rau muống xào ở Thượng Hải tới 200 nghìn (đồng Việt Nam), nhưng ở Việt Nam chỉ mấy chục (nghìn)... Cần xem lại đánh giá chỉ tiêu lạm phát này xem có đúng không, theo tôi (lạm phát ở Việt Nam) không phải là cao nhất.”

Ðó là ông Ðỗ Văn Ðương chưa sang du lịch bên Nga đấy nhé. Ở Saint Petersburg, trong Quán Việt-Cafe chúng tôi được Trần Nguyên Thắng mời tới ăn cho đỡ nhớ cơm, một đĩa rau muống xào nếu tính ra tiền Việt Nam giá tới 300 ngàn đồng lận! Gắp một cọng rau muống lên, cho vào miệng, cứ tưởng như mình đang nhai cả mớ tiền, xót cả ruột! Ðối với dân ăn rau muống, ở Việt Nam sung sướng như trên thiên đường rồi! Muốn biết lạm phát ở Việt Nam thấp đến thế nào, mời ông Ðương thử qua Ðan Mạch chơi. Trước cửa quán Le Le Nhà Hàng bản thực đơn ghi một tô phở giá 135 đồng tiền bản xứ, tính ra thành 27 đô la Mỹ. Hơn 350 nghìn đồng Việt Nam một bát phở Trời Ðất ạ! Hay là qua Little Saigon, một ly “cà phê trong suốt” tính đến (nghe nói) 5 đồng đô la, chắc đắt gấp trăm lần ly cà phê ở Sài Gòn chứ chẳng ít!

Ông Ðỗ Văn Ðương đã đậu bằng Tiến Sĩ Luật. Không biết ở trường chúng nó dậy ông những cái gì ngoài tư tưởng Mác-Lê Nin mà ông lú lẫn, dốt nát về kinh tế đến thế! Nhưng đại đa số người Việt Nam may mắn không có bằng tiến sĩ cho nên vẫn chưa đến nỗi lú lẫn. Họ chỉ cần tính giá mớ rau muống ngày hôm nay so với tuần trước là đủ biết thằng lạm phát nó cắn vào túi tiền của họ như thế nào.

Sáng 14 tháng 9 tại Hà Nội, Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (ADB) họp, báo cáo họ dự đoán lạm phát của Việt Nam trong năm 2011 ở mức 18.7%. Mức lạm phát như vậy là có giảm xuống so với năm ngoái, nhưng vẫn cao nhất trong khu vực Á Châu. Ngân hàng ADB cũng hạ thấp dự đoán tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2011. Năm tháng trước đây họ tính kinh tế Việt Nam sẽ lên thêm 6.1% đến 6.7%, nay nghĩ lại thấy chắc chỉ tăng được 5.8% mà thôi.

Bình thường, khi tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế xuống thấp hơn thì sẽ giảm áp lực lạm phát, ít khi thấy kinh tế vừa đình trệ lại vừa lạm phát. Nhưng kinh tế Việt Nam là một trường hợp đặc biệt. Muốn bớt lạm phát, tất cả mọi người phải giảm chi tiêu. Số tiền lưu hành trong nước phải giảm xuống. Trong khi nhà nước bớt nhiều việc chi tiêu phí phạm để kinh tế không phồng lên một cách giả tạo nữa, thì những người dân bình thường thì vẫn phải ăn, phải uống, phải dùng xăng chạy xe ngoài đường, và buổi tối vẫn phải bật đèn điện. Giá điện, giá xăng đều được chính ông Dũng cho tăng lên; riêng giá thực phẩm thì tự động tăng không giảm, vật giá vẫn kéo nhau lên, mà không đổ tội cho một thế lực thù nghịch nào cả. Giá sinh hoạt chung vẫn tăng, riêng trong đám dân nghèo mà phần lớn tiền kiếm được đều chi vào việc ăn uống, tỷ lệ lạm phát thật còn cao hơn 20%. Nhưng phần chi tiêu của đảng và nhà nước, nếu nó cứ tăng thì người dân không chịu trách nhiệm!

Ðầu tháng 3 năm 2011, ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký nghị quyết số 11 ra lệnh guồng máy tài chánh đẩy tỷ số lạm phát xuống cho chỉ còn một con số, dưới 10%, khoảng 7%, 8% thôi. Ông Dũng dùng tất cả các khí cụ ông nắm trong tay để đẩy: Ngân Hàng Nhà Nước, các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp nhà nuớc, vân vân. Tất cả cùng nhau đẩy. Nhưng, như chúng ta thấy, sau 6 tháng tác dụng của cái nghị quyết 11 cũng giống như người ta cố đẩy một sợi dây thừng vậy. Nó nhích đi được một chút, rồi thun lại, ỳ ra, không nhúc nhích, không còn công hiệu nào nữa.

Tình trạng bi đát đến nỗi một nhà phân tích kinh tế trong nước vừa mới nhận định: “Kinh tế Việt Nam thật sự đang ngắc ngoải trong tình trạng đình lạm,” (stagflation, tức là sản xuất đình trệ trong khi lạm phát vẫn cao, hai hiện tượng thường không xẩy ra cùng một lúc). Nhà kinh tế này còn tiên đoán: “Chính Phủ Việt Nam đang rất tuyệt vọng, từng bước thăm dò phản ứng để có thể kết hối (tịch thu USD) và kết kim (tịch thu vàng) bất cứ lúc nào.” Ðể dẫn chứng cho mối lo tịch thu vàng, bài nhận định trên nêu ra bản tin (Vnexpress, 23/8/2011) nói Thống Ðốc Ngân Hàng Trung Ương Nguyễn Văn Bình đã “gợi ý” rằng: “Ngân Hàng Nhà Nước sẽ giữ vàng giùm cho dân.” Một câu nói đó có thể khiến cho vàng cũng mọc cánh bay thật nhanh ra ngoại quốc, tất nhiên chỉ những người có tài chắp cánh cho vàng mới chạy của thoát!

Nghị quyết 11 đã được khen là “một bước ngoặt lớn về chính sách” vì ông Nguyễn Tấn Dũng đã bỏ chính sách cũ là cứ tung tiền ra cho các doanh nghiệp nhà nuớc chi tiêu thoải mái. Bây giờ, các ngân hàng kềm chế lại, số tiền cho vay không được tăng tới 20% so với năm ngoái; ngân sách nhà nước phải tăng thu khoảng 7%-8% vân vân. Và bản nghị quyết cũng không quên căn dặn: “Ðẩy mạnh thông tin-tuyên truyền;” cho guồng máy kinh tế nó lắng nghe rồi chạy theo tiếng hô các khẩu hiệu.

Nhưng guồng máy kinh tế nó điếc. Phương pháp điều hành kinh tế bằng khẩu hiệu thời ông Mao Trạch Ðông không còn hiệu quả nào trên kinh tế cả.

Muốn bớt lạm phát thì phải giảm bớt chi tiêu, hàng hóa sẽ bớt tăng giá hung hãn. Có hai khâu chính trong việc sử dụng tiền ở nước ta, là nhà nước và dân. Ông nhà nước ra lệnh cho các ông nhà nước khác bớt chi tiêu, nhưng chưa chắc họ đã làm được. Còn những anh chị dân đen thì phần lớn những món chi tiêu của họ là “tối thiểu,” không chi không sống được. Nhu cầu của một gia đình dân, những ăn uống, quần áo, xăng dầu, không tăng hay giảm theo nghị quyết của nhà nước. Còn về phần các bộ phận của nhà nước, thì có khi họ muốn mà cũng không giảm chi tiêu được.

Thí dụ, ngân sách chính phủ vẫn thâm thủng 120 ngàn tỷ đồng Việt Nam, tức là tiền chi ra nhiều hơn tiền thu vào, nhưng không bỏ được. Nhà nước lại chi ra 15 ngàn tỷ đồng để cứu mấy ngân hàng nhỏ bị đe dọa phá sản, không chi cũng không được. Lại còn cứu các thị trường chứng khoán nữa. Lo cho các đại gia mua chứng khoán bị đang lỗ, nhà nước đã bỏ ra 70 ngàn tỷ đồng để nâng giá các cổ phần. Ngoài ra, còn những món tiền mà Ngân Hàng Nhà Nước đem chi hoặc cho phép các ngân hàng thương mại đưa vào thị trường, ngoài tất cả dự liệu của Nghị Quyết 11, phải nói là phản lại bản nghị quyết này!

Theo lệ cũ, các ngân hàng thương mại chỉ được đem 80% tiền ký thác của thân chủ mà cho vay. Nhưng theo thông tư số 22 của Ngân Hàng Nhà Nước mới đổi, từ ngày 1 tháng 9, 2011, các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác sẽ được đem tất cả tiền người ta gửi ra cho vay. Như vậy thì không khác gì cho số tiền lưu thông tăng vọt lên nhiều lần, không còn thấy cái giới hạn 20% của ông Nguyễn Tấn Dũng đâu nữa! Theo công ty Bảo Việt thì với thông tư 22 này, từ đây tới cuối năm, số tiền được phép tung ra cho vay sẽ lên tới 460 ngàn tỷ đồng! Cái thông tư 22 coi như đã hủy bỏ mọi tác dụng của nghị quyết 11! Cho nên, ngân hàng Standard Chartered tiên đoán trong bốn tháng cuối năm nay lượng tiền tệ lưu hoạt (M2) ở Việt Nam sẽ tăng tới 196 ngàn tỷ, so với năm ngoái chỉ có 172 ngàn tỷ. Càng có nhiều tiền trong kinh tế thì lạm phát càng cao. Người dân biết vậy, cho nên ai có tiền cũng lo đi mua vàng, mua đô la!

Rồi lại thêm chính sách lãi suất nữa. Ông thống đốc Ngân Hàng Trung Ương ra chỉ thị số 2, bắt các ngân hàng thương mại không được trả lãi suất trên 14% cho các người gửi tiền. Giữa tháng 9, các ngân hàng báo cáo người ta ào ào rút tiền ra khỏi ngân hàng. Trong một tuần, có ngân hàng bị rút 1,000 tỷ đồng. Chưa tới cảnh “tiền bỏ chạy” (bank run) nhưng cũng mấp mé. Nhưng họ rút hàng tỷ đồng rồi đem đi đâu? Không ai báo cáo, nhưng ai cũng hiểu: Người ta đi mua vàng và đô la. Các đại gia bán vàng và đô la rồi họ đem tiền cất đi đâu, sao không thấy chúng trở lại với các ngân hàng? Cái này thì chỉ các đại gia mới biết!

Nhưng khi Ngân Hàng Trung Ương bắt các ngân hàng thương mại “giảm lãi suất” xuống dưới 14% thì đó là một bước hoàn toàn đi ngược lại với mục tiêu chống lạm phát của nghị quyết 11. Vì xưa nay, khi muốn chống lạm phát thì ở đâu người ta cũng tăng lãi suất cho người ta bớt vay được tiền mà chi tiêu, không ai giảm lãi suất bao giờ! Chắc chỉ có đại biểu Quốc Hội Ðỗ Văn Ðương mới có thể nghĩ ra cách chống lạm phát bằng cách giảm lãi suất, sau khi đi Thượng Hải nếm rau muống Tàu!

Cái chỉ thị đặt mức lãi suất tối đa (trần lãi suất) đã vô hiệu, vì nhiều ngân hàng vẫn lén trả lãi suất cao hơn 14% để có tiền kiếm ra tiền khác, nhất là các ngân hàng ở xa thì không sợ ai cả. Các quan đầu tình cũng không sợ lệnh từ trung ương. Họ phải phê duyệt càng nhiều dự án trong địa phương mình càng tốt. Càng nhiều dự án thì càng thêm cơ hội chấm mút, trước khi phải đổi đi nơi khác. Quan đầu tỉnh bảo ngân hàng trong tỉnh cho vay thì ai dám cãi chỉ tiêu lạm phát là mấy phần trăm cũng chẳng ai cần biết tới!

Nhìn thấy những nghị quyết và thông tư với khẩu hiệu và hành động trái ngược nhau, cuối cùng không biết ai đang cầm tay lái cho con tầu kinh tế Việt Nam. Có thể gọi là một nền kinh tế không người lái. Trong khi đó thì những nguồn ngoại tệ đang giảm, số đầu tư trực tiếp của nước ngoài cho tới số tiền người Việt ở ngoài gửi về đều bớt đi. Cán cân thương mại trong tám tháng đầu năm 2011 đã bị thủng 10 tỷ đô la, so với khoảng 8 tỷ trong cùng thời gian năm ngoái.

Ông Tomoyuki Kimura của Ngân Hàng Phát Triển Á Châu, mới nói trong phiên họp ở Hà Nội, rằng muốn “giải quyết những nguyên nhân gốc rễ của tình trạng lạm phát cao thì phải có những nỗ lực lớn hơn trong việc cải cách cơ cấu nền kinh tế”. Nhưng nếu không thay đổi chính trị thì ai thay đổi cơ cấu kinh tế bây giờ? Những đại biểu Quốc Hội như Tiến Sĩ Ðỗ Văn Ðương có sẵn sàng đứng ra lèo lái con tầu kinh tế nước nhà hay không?
0