Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Du lịch Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Du lịch Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2019

Về thung lũng vàng Bắc Sơn với tay chạm tới mây trời

Giữa mây trời, non nước, thiên nhiên và con người Bắc Sơn (Lạng Sơn) như hoà vào làm một trong bức tranh cuộc sống bình lặng, chân phương nhưng quyến rũ, mê hoặc lạ kỳ.

Thung lũng vàng giữa chốn mây trời

Thung lũng vàng giữa chốn mây trời

Sáng sớm, thung lũng vàng Bắc Sơn hiện lên mờ ảo trong màn mây trắng bồng bềnh. Để có thể chiêm ngưỡng tuyệt cảnh này, du khách phải dành nhiều thời gian và công sức. Lúc mặt trời ló rạng sau những dãy núi, thung lũng trong mây hiện lên như bức tranh thủy mặc. Đỉnh Nà Lay cao khoảng 400 m so với mực nước biển được xem là nơi có tầm nhìn toàn cảnh thung lũng đẹp nhất. Du khách muốn săn ảnh bình minh và mây luồn phải xuất phát lúc 3h30 tại chân núi, bước qua 1.200 bậc đá cùng khoảng một tiếng mới tới nơi. Tuy vất vả, những gì mà bạn nhận được thực sự xứng đáng với công sức bỏ ra. Biển mây trắng xoá, mênh mông, bao quanh những đỉnh núi cao hùng vĩ, che khuất bản làng yên bình dưới thung lũng. Bắc Sơn hiện lên trước mắt ta vừa thực, vừa ảo giữa mây trời.


Thung lũng nhuộm sắc vàng ươm của lúa

Từ tháng 7-11 hàng năm, Bắc Sơn trở thành cái tên quen thuộc đối với những người đam mê du lịch. Khung cảnh yên bình của làng quê mùa thu hoạch hấp dẫn lạ kỳ. Một khi bạn đã ghé qua thì sẽ say mê, lưu luyến. Mùa vụ ở đây không bắt đầu cùng lúc. Mỗi hộ gia đình tuỳ ý gieo trồng vào thời điểm khác nhau. Vì vậy, ngày thu hoạch lúa cũng không giống nhau. Bên cạnh vạt lúa chín vàng ươm, những thửa ruộng vừa mới trổ đòng hay đang gặt dở. Du khách sẽ được chiêm ngưỡng toàn bộ thung lũng rộng lớn với sắc vàng óng của lúa chín xen kẽ với màu xanh mát của mạ non. Không thua gì những mảnh đất được mệnh danh là thiên đường lúa như Mù Cang Chải (Yên Bái), Hoàng Su Phì (Hà Giang)... Bắc Sơn mang vẻ đẹp giản dị mà quyến rũ. Sau những cơn mưa, toàn bộ cánh đồng trong thung lũng phủ đầy nước tuyệt đẹp. Những bản làng của người Nùng, Dao và Tày nằm dưới sát chân góp phần khiến bức tranh thiên nhiên thêm thơ mộng, sống động.


Nguồn: Zing News
0

Mù Cang Chải - một trong những điểm đến đẹp nhất thế giới

VOV.VN - Cùng với Vịnh Hạ Long, Mù Cang Chải cũng từng vinh dự có mặt trong danh sách 50 điểm đến đẹp nhất thế giới theo bình chọn của trang du lịch CnTraveller


Mù Cang Chải là một huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái, nằm dưới chân dãy núi Hoàng Liên Sơn. Từ Hà Nội đến Mù Cang Chải khoảng 280km, đi qua đèo Khau Phạ- một trong những con đèo hiểm trở và đẹp nhất Tây Bắc.

Mù Cang Chải hiện lên trong mắt du khách với những cánh đồng ruộng bậc thang đẹp đến mê hồn vào mùa nước đổ hay mùa lúa chín.

Nổi tiếng nhất ở Mù Cang Chải là ruộng bậc thang trên địa bàn ba xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha và Zế Xu Phình.

Cho đến nay, đồng bào nơi đây vẫn còn gìn giữ và bảo tồn các tập tục, các nghi thức, tín ngưỡng trong việc khai khẩn và canh tác ruộng bậc thang.

Mù Cang Chải cuốn hút bao người bởi vẻ đẹp hoang sơ miền sơn cước.

Mù Cang Chải có 2 vụ lúa trong năm là vụ xuân (tháng 4-5) và vụ chính (tháng 9-10).

Trong vụ xuân, người dân tập trung trồng lúa ở ruộng thấp do trên đồi cao không đủ nước tưới.

Vụ lúa vào tháng 9-10 là vụ chính, sản lượng không thua kém những cánh đồng dưới xuôi.

Đến Mù Cang Chải, bạn sẽ có dịp tìm hiểu những nét văn hóa độc đáo của người Mông.

Vẻ đáng yêu của các em bé vùng cao.

Người dân nơi đây mộc mạc, lạc quan, sẽ tiếp thêm niềm cảm hứng cho bạn trong những hành trình đến những miền đất mới.


Nguồn: VOV
0

Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2019

Trận hải chiến giữa cảnh sát biển Việt Nam với hải quân Thái Lan năm 1993

Việc tàu chiến nước ngoài bắn chết và bắt bớ ngư dân đánh không chỉ là câu chuyện thời sự hôm nay. Những hiểm nguy trên biển vẫn ngày đêm rình rập ngư dân Việt và lực lượng chấp pháp không chỉ mới đây mà đã bao năm qua.


22 năm trước, con tàu gỗ của Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) tỉnh Minh Hải (nay là Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau – BCHBĐBP), đang neo đậu tại bãi cạn Cà Mau làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền vùng biển Tây Nam của Tổ quốc thì bị tàu chiến đấu của Hải quân Hoàng gia Thái Lan bất ngờ tấn công, bắn cháy, chìm tàu.

15 cán bộ chiến sĩ (CBCS) trên tàu bị bắt sống, đưa về Thái Lan giam giữ, tra khảo trong suốt 6 tháng trời. Sự việc xảy ra cách đây 22 năm vào ngày ngày 4/3/1993, trên vùng biển Cà Mau. Tôi tìm gặp lại những người lính trên tàu thời điểm ấy để nghe họ kể lại những giờ phút chống trả, quyết sinh…

Manh động vào tận bờ bắn chìm tàu ta

Ông Lâm Thanh Hóa, nguyên Thiếu tá – Hải đội trưởng Hải đội 2, BCHBĐBP Cà Mau, đang nghỉ hưu tại xã Thanh Tùng (Đầm Dơi). Chiếc ghe nhỏ chạy lạch tạch gần tiếng đồng hồ vòng vèo qua cả chục kênh rạch, mới tìm được nhà cựu chiến binh Lâm Thanh Hóa. Người đàn ông đen trũi, dáng cao gầy chạy ra bảo: “Tôi là Hóa Biên phòng!”.

Ông Hóa sinh năm 1954 ở xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi, Cà Mau. Năm 1972 nhập ngũ vào lực lượng bến của Đoàn tàu không số tiếp nhận vũ khí ven biển Cà Mau. Sau ngày thống nhất, sang giúp nước bạn Campuchia và năm 1982 mới về nước, chính thức khoác áo CANDVT.

Ông Hóa hồi tưởng: “Ngày 4/3/1993, tôi là Thiếu tá, Hải đội trưởng Hải đội 2, CANDVT Cà Mau chỉ huy tàu trinh sát, phối hợp với biên đội tàu của Hải đoàn 28, Bộ Tư lệnh CANDVT làm nhiệm vụ bảo vệ anh ninh trật tự, xua đuổi tàu nước ngoài xâm phạm lãnh hải!”.

Diễn biến sự kiện 4/3/1993 dần hình thành qua hồi ức của người Hải đội trưởng: khoảng 8 giờ sáng, tàu đang neo tại khu vực bãi cạn Cà Mau trong nhiệm vụ là tàu trinh sát, phát hiện các tàu nước ngoài xâm phạm vùng biển, thông tin cho lực lượng tàu tuần tiễu của Hải đoàn BP 28 đang chờ tại khu vực đợi thời cơ xuất phát vây bắt. Lúc này, CBCS trên tàu vừa ăn sáng, đang chuẩn bị mồi câu cá thì xuất hiện 1 tàu chiến đấu tiến lại gần.

“Mới đầu cứ nghĩ đó là tàu Hải quân của ta bởi cách đấy mấy chục phút, tôi vừa kết thúc phiên liên lạc với Sở Chỉ huy và được thông báo là có tàu Hải quân ta hoạt động gần đó!”, ông Hóa hồn nhiên vậy rồi lắc đầu: “Nhìn qua ống nhòm, thấy lá cờ đỏ đỏ cứ nghĩ đấy là quân mình và mừng hết biết. Có mấy khi được tàu Hải quân lại gần nói chuyện?”.

Thế nhưng, cái sự mừng của Thiếu tá Hải đội trưởng Lâm Thanh Hóa và 14 cán bộ chiến sĩ CANDVT Minh Hải đã ngay lập tức biến mất, khi con tàu màu xám tiến lại gần, cờ “có tý đỏ đỏ” chỉ là viền đỏ trên dưới của cờ Thái Lan. Đồng loạt các loại súng pháo trên tàu quay nòng, nã đạn như mưa sang tàu ta…

Súng bộ binh chọi với pháo hạm

Ngay khi loạt đạn đầu tiên của tàu chiến Thái Lan bắn tung nắp khoang mũi, ông Hóa đã xác định: “Nó bắn thế này, mình hy sinh là chắc chắn” và ra lệnh cho bộ đội: “Quyết tử. Không được chạy. Nếu chết cũng chết trên vùng biển mình!”.

Thiếu tá QNCN Nguyễn Trung Tính hiện đang là Thuyền trưởng tàu tuần tra của Hải đội 2, BĐBP tỉnh Cà Mau khi đó mới mang cấp hàm Trung sĩ Quân y trên tàu trinh sát vẫn giữ nguyên ký ức về buổi sáng 4/3 lịch sử ấy.

Theo ông Tính, khi đó tàu chiến đấu Thái Lan tiến sát gần nổ súng, anh em nhất loạt ôm súng vào vị trí theo khẩu lệnh chiến đấu của Hải đội trưởng. Tuy nhiên, do chỉ được trang bị súng tiểu liên AK, hỏa lực mạnh chỉ dừng lại ở khẩu 12,7 ly ở mũi tàu, 2 khẩu ĐKZ và B40 trong khi tàu đối phương phát huy tối đa hỏa lực pháo hạm 40 ly, nên đạn bắn trả không với tới.

Theo lệnh chỉ huy, tàu ta cố gắng tiếp cận tàu Thái nhưng càng vào gần họ lại càng lùi ra và tăng tốc độ chạy vòng quanh, bắn như đổ đạn.

“Anh Hóa lệnh cho chúng tôi chui hết xuống hầm tàu tránh đạn, còn lại anh ấy vừa chỉ huy vừa dùng B40 bắn trả và thuyền trưởng Hoàng lái tàu!” – Thiếu tá Tính kể vậy và lặng người: “Hồi ấy trên tàu chỉ có 2 sĩ quan là anh Hóa, anh Hoàng (thuyền trưởng Nguyễn Thanh Hoàng, mới mất năm 2012 khi đang là Hải đội trưởng Hải đội 2, BCHBĐBP Cà Mau), anh Hinh (Trung tá Phạm Xuân Hinh, hiện là Chính trị viên Đồn BP Hòn Khoai, Cà Mau) lúc ấy là Trung sĩ nhưng được giao nhiệm vụ máy trưởng kiêm thuyền phó, số còn lại đều là chiến sĩ mới nhập ngũ, nên khi chỉ huy ra lệnh vậy đều xác định là sẽ trúng đạn, tất cả xung phong ở trên boong chiến đấu!”.

Nghe lại tâm sự của cấp dưới, ông Lâm Thanh Hóa cười: “Đạn mình không với tới, cứ rơi lũm bũm trên biển trong khi nó bắn rát rạt, tập trung phía trên mà chết hết à?” rồi chậm rãi: “Lúc ấy cậu Hinh là thuyền phó, tôi bắt cậu ấy xuống hầm tàu, nếu tôi và cậu Hoàng hy sinh thì còn người lái tàu!”.

Hơn 1 tiếng đồng hồ quần thảo trên biển, Thiếu tá Hóa vác B40 bắn cả chục quả đạn nhưng tàu chiến Thái dường như đoán được ý định, lùi xa tầm đạn, bắn dữ dội vào cabin lái khiến thuyền trưởng Hoàng gãy chân khụy xuống, Thiếu tá Hóa cũng bị thương vào đầu gối. Khoảng 12 giờ trưa, con tàu tơi tả vì đạn bắt đầu bốc cháy từ phía đuôi…

22 năm vẫn đầy thời sự

Thấy tàu ta bốc cháy, tàu chiến Thái Lan ngừng bắn. Thiếu tá Hóa tranh thủ tập trung bộ đội quán triệt: “Đối phương có ý định bắt sống. Chúng ta phải bảo toàn lực lượng để đấu tranh về với Tổ quốc” và cùng thống nhất danh tính “Tàu quân đội làm kinh tế”, đồng thời tiêu hủy vũ khí – tài liệu. Khoảng 12 giờ trưa tàu ta chìm, 10 CBCS còn khỏe dìu 5 người bị thương bám các vật nổi lênh đênh trên biển và được cano của Thái Lan vớt lên, người bị thương được chăm sóc y tế, xong bị dồn ra mũi tàu, trói giật cánh khủy trước những họng súng AR15…

Thiếu tá QNCN Nguyễn Trung Tính kể: “Tàu chạy được nửa ngày, thấy lính gác mỏi mệt, anh em ra hiệu nhau cứa dây trói thống nhất ám hiệu cướp súng cướp tàu, giải vây. Thế nhưng phương án này phải hủy bỏ, bởi kè ngay bên cạnh là 1 tàu chiến khác của Thái Lan, lăm lăm súng pháo dè chừng!” và rành mạch: Chạy hơn 1 ngày đêm thì về 1 căn cứ của Hải quân Hoàng gia Thái Lan, anh em bị đưa lên giam cách ly, liên tục bị lấy lời khai và bị đánh đập hàng ngày!”.

Nhớ lại thời điểm ấy, Trung tá Phạm Xuân Hinh chậm rãi: “Liên tục trong hơn 1 tháng trời, ngày nào cũng bị đưa đi vặn vẹo tra hỏi về đơn vị, nhiệm vụ, hoạt động… nhưng tuyệt đối chỉ khai: Lính mới nhập ngũ đi đánh bắt cá làm kinh tế theo sự chỉ huy của thuyền trưởng, khiến đám lính gác mất kiên nhẫn, dùng báng súng đánh vào đầu gối sưng vù!” rồi cười: “May mắn gặp nhau trong lúc đi cung, anh em ai cũng hô: Cứ thế nhé! (giữ nguyên lời khai thống nhất ban đầu)”.

Riêng với cựu chiến binh Lâm Thanh Hóa, chỉ nhẩn nha: “Tôi nói tên Hòa, là Trung úy thuyền trưởng chỉ huy tàu và cấp dưới đều là chiến sĩ mới. Anh em cũng khai vậy, nên đối phương tra hỏi liên tục, ngày có khi mấy lần!”… Sau hơn tháng trời bị giam cầm trong căn cứ quân sự, toàn bộ 15 CBCS CANDVT Minh Hải được chuyển sang trại giam dân sự, ở lẫn với tù nhân hình sự và liên tục bị đưa ra Tòa án với cái gọi là “tội danh cướp biển”.

11 lần ra Tòa là 11 lần anh em cương quyết: “Chính các ông mới là cướp biển xâm phạm vùng biển Việt Nam và tấn công tàu đánh cá chúng tôi!”. Rút cục, sau 6 tháng trời giam cầm, tra hỏi và ép nhận tội nhưng không thành, bên cạnh đó là sự can thiệp tích cực của cấp trên, đầu tháng 9/1993, phía Thái Lan phải trao trả toàn bộ 15 CBCS CANDVT Minh Hải cho Đại sứ quán Việt Nam tại Bangkok và các anh trở về Tổ quốc bằng đường hàng không…

Đến vùng biển Tây Nam, tôi gặp lại những chiến binh của 22 năm trước đang bám biển Đầm Dơi, Sông Đốc, Hòn Khoai… kỳ vọng: “Bây giờ ta có đủ Hải quân, Cảnh sát Biển, Kiểm ngư, Biên phòng mạnh lớn, không thiếu thốn – bất lực như chúng tôi hồi ấy” và rủ rỉ: “Sau 22 năm, chúng ta đã có đối sách – phương pháp đấu tranh với tàu nước ngoài xâm phạm lãnh hải. Nhưng dù thế nào thì cũng đừng để ngư dân mình bị bắt bớ tù đầy, vây bắt đẩy đuổi như mấy chục năm trước. Biển nhà mình mà để nước ngoài xâm phạm, là có lỗi với những người đã ngã xuống. Hồi chúng tôi, ai cũng xác định: Được Chính phủ, Quân đội giao cho nhiệm vụ bảo vệ vùng biển, nên có chết, cũng phải chết oanh liệt cho vùng biển mình!”…

Năm 1994, Việt Nam cho lắp đặt tại bãi cạn Cà Mau – nơi xảy ra cuộc đụng độ với hải quân Thái Lan năm 1993 – một nhà giàn DK1, ký hiệu DK1/10. Nhà giàn là nơi đồn trú của binh sĩ thuộc biên chế Tiểu đoàn DK1, lúc đầu thuộc Lữ đoàn 171 Hải quân Nhân dân Việt Nam, về sau trực thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân. Về mặt hành chính, bãi Cà Mau thuộc phạm vi quản hạt của tỉnh Cà Mau.
.
Theo THANH NIÊN ONLINE
0

Thứ Hai, 15 tháng 7, 2019

Vẻ đẹp lãng mạng của dòng Hương Giang

Nếu muốn tận hưởng một mùa hè yên ả, thơ mộng, bạn có thể tạm rời thành phố nhộn nhịp để hòa vào khung cảnh đẹp tựa tranh của dòng sông Hương xứ Huế.

Khi nhắc đến xứ Huế mộng mơ, nhiều người sẽ nhớ ngay đến con sông Hương. Vẻ đẹp của nơi đây đã được nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường miêu tả sống động trong tập ký "Ai đã đặt tên cho dòng sông?".


Dòng sông Hương chảy uốn quanh qua Kinh Thành, Hoàng Thành, Tử Cấm Thành và Đại Nội, tô điểm thêm cho nét đẹp tự nhiên của xứ Huế. Sông Hương có tổng chiều dài 80 km, riêng đoạn từ Bằng Lãng đến cửa Thuận An dài 30 km.

Mỗi dịp hè về, những nhành hoa phượng bung nở tạo nên khung cảnh trữ tình. Đây cũng là lý do khiến dòng sông đi vào bao áng thơ ca bất hủ vượt thời gian. Về với kinh thành xưa, du khách có thể ngồi trên thuyền xuôi dòng sông Hương để cảm nhận hết vẻ đẹp hiền hòa nơi đây.

Nhiều người cho rằng Huế đẹp nhất khi vào hạ. Không chỉ có phượng đỏ, sắc vàng của hoàng yến cũng góp phần tạo nên bức tranh thơ mộng cho mảnh đất miền Trung thân thương. Vào mùa này, những thiếu nữ mặc áo dài trắng thường kéo nhau ra bờ sông để lưu lại những khoảnh khắc đẹp.


Từ lâu, cầu Trường Tiền (còn được gọi là cầu Tràng Tiền) dài hơn 400 m, gồm 6 nhịp dầm thép hình vành lược, bắc ngang qua dòng sông Hương đã trở thành biển tượng của cố đô Huế. Vào ban đêm, hàng trăm bóng đèn led được thắp sáng càng khiến cây cầu 102 năm tuổi thêm lung linh.

Con sông nổi tiếng trong những áng thơ văn cũng chảy qua ngôi chùa Thiên Mụ, một trong những thắng cảnh đẹp được nhắc đến nhiều nhất tại Huế. Theo người dân địa phương, ngôi chùa này khá linh thiêng, thu hút đông đảo du khách mỗi ngày.

Khi chảy qua chân núi hay những cánh rừng rậm, dòng sông như đang "tức giận". Tuy nhiên, Hương Giang lại hiền hòa như một thiếu nữ khi hòa nhập vào thành phố Huế, chảy qua các làng mạc như Kim Long, Nguyệt Biều, Vỹ Dạ, Đông Ba, Gia Hội, chợ Dinh, Nam Phổ, Bao Vinh.

Nhiều nhà văn cho rằng Huế đẹp hơn khi được tô điểm bởi dòng Hương Giang. Trong chuyến hành trình về miền đất kinh kỳ xa xưa, du khách đừng bỏ lỡ trải nghiệm du thuyền trên sông và chụp ảnh bên những nhành hoa vào mùa này.

Theo Zing.vn
0

Vẻ đẹp thành phố Đà Nẵng nhìn từ trên cao


Du khách quốc tế luôn ấn tượng với thiên nhiên tuyệt đẹp cùng nhiều địa danh nổi tiếng ở Đà Nẵng. Hình ảnh thành phố biển trở nên trọn vẹn hơn qua ống kính flycam.
0

Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2018

Lạc vào thung lũng Hang Kia, đẹp yên bình như cổ tích

Thung lũng Hang Kia, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình nằm thọt thỏm giữa bốn bề núi đá, quanh năm mây mù bao phủ. Nơi này từng được ví là thung lũng tử thần, nhưng nay Hang Kia đã thay đổi, nơi này trở thành địa điểm du lịch lý tưởng.

Đi theo quốc lộ 6, chạm đất cao nguyên Mộc Châu, có lối rẽ trái đi hơn chục cây số đường đèo dốc, quanh co, uốn lượn qua các biển mây là tới đất Hang Kia. Thung lũng của bà con người Mông vào những ngày này đẹp đến mê hồn. Nơi này bốn mùa hoa rừng nở bạt ngàn, khí hậu ôn hòa khiến bao người lữ khách lạc lối, không muốn rời.


Thung lũng Hang Kia đẹp như miền cổ tích.

Hầu hết các công dân sinh sống ở xã Hang Kia là bà con người dân tộc Mông. Những công dân hiếu khách nhất đất Tây Bắc này luôn mở rộng cửa đón khách. Những ngôi nhà gỗ của bà con nằm thấp thoáng dưới tán vườn đào, vườn mận, yên bình đến nao lòng. Đến đây bạn có thể ghé thăm bất cứ gia đình nào. Gia chủ sẵn lòng mời bạn ở lại dùng bữa cơm với gia đình. Nơi này từng được biết đến là vùng đất của "tử thần" vì tệ nạn buôn bán ma túy. Mấy năm gần đây, nạn buôn bán đã giảm hẳn, bà con người Mông đã biết làm du lịch để đón khách.


Xã Hang Kia nằm cạnh cao nguyên Mộc Châu có khí hậu ôn hòa, quanh năm mát mẻ.

Sùng Y Múa là cô gái người Mông ở bản Hang Kia, xã Hang Kia đã mạnh dạn mở homestay tại bản. Ngôi nhà sàn của Múa giờ là nơi đến của nhiều du khách. Y Múa kể, về với miền sơn cước nhỏ bé này, bạn sẽ cảm nhận được nghề thổ công vốn có từ bao đời này của đồng bào dân tộc Mông nơi đây. Nghề dệt lanh, vẽ sáp ong, thêu thùa được chị em phụ nữ dân tộc Mông học từ rất sớm, bé gái 4-5 tuổi đã biết thêu, 6-7 tuổi biết nối lanh, dệt lanh, vẽ sáp ong. Hòa mình với cuộc sống dân tộc của bà con người Mông cũng là một trải nghiệm thú vị.


Ngồi nhà homestay của cô chủ Sùng Y Múa.


Cô chủ xinh đẹp Sùng Y Múa.


Các cô gái Mông duyên dáng và rất giỏi văn nghệ.


Tham gia làm nghề thủ công cùng với bà con người Mông cũng là một trải nghiệm thú vị.


Cuộc sống nơi đây yên bình.


Cung đường núi quanh co ở thung lũng Hang Kia.


Đến với Hang Kia, du khách được hòa mình với cuộc sống vui êm đềm cùng núi rừng của bà con người Mông.

Địa hình khu Bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò có độ cao trung bình từ 800-900m so với mặt nước biển. Điểm cao nhất trong khu bảo tồn đạt 1.223m, đây cũng là núi cao nhất trong khu bảo tồn. Diện tích rừng của khu bảo tồn chủ yếu năm trên các vùng núi có độ dốc lớn. Khu bảo tồn có 2 dải núi lớn là: Xà Lĩnh và Lương Xa, đã tạo ra nhiều thung lũng lớn, bằng rộng hàng trăm ha là nơi dân cư tập trung đông đúc để phát triển sản xuất nông nghiệp.

Sản phẩm đầu tay của du khách khi tham gia làm nghề thêu với bà con.

Dân Việt
0