Vibay

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2019

Kế toán vật tư

Kế toán vật tư. Vật tư hàng hóa tồn kho là tài sản được quản lý chặt chẽ trong doanh nghiệp. Với những doanh nghiệp thương mại và sản xuất, sẽ tùy vào khả năng quản lý, cũng như nhân sự và lĩnh vực kinh doanh của mình để có quy trình xuất kho cho mình. Những quy trình này phải đảm bảo yêu cầu quản lý, nhưng không gây cản trở, vẫn đảm bảo thuận tiện trong công tác kinh doanh.

++ Nội dung kiến thức bao gồm:

+ Nguyên tắc hạch toán

+ Mô hình hoạt động nhập, xuất kho

+ Sơ đồ hạch toán kế toán vật tư

+ Kỹ năng thực hành trên phần mềm kế toán

1. Nguyên tắc hạch toán

• Kế toán nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trên tài khoản 152, 153 phải được thực hiện theo nguyên tắc giá gốc quy định trong Chuẩn mực kế toán số 02 “Hàng tồn kho”.

• Việc tính giá trị của vật tư xuất kho được thực hiện theo một trong bốn phương pháp quy định trong Chuẩn mực kế toán 02 “Hàng tồn kho”:

+ Phương pháp giá đích danh.

+ Phương pháp bình quân gia quyền.

+ Phương pháp nhập trước, xuất trước.

+ Phương pháp nhập sau, xuất trước.

• Kế toán chi tiết vật tư phải thực hiện theo từng kho, từng loại, từng nhóm.

2. Mô hình hóa hoạt động nhập, xuất kho

++ Nhập kho:


++ Xuất kho:


3. Sơ đồ hạch toán kế toán vật tư

+Theo phương pháp kiểm kê định kỳ


+ Theo phương pháp kế khai thường xuyên:


4. Thực hành trên phần mềm kế toán

Quy trình xử lý trên phần mềm để ra báo cáo



Thiết lập các danh mục sử dụng trong quản lý vật tư

Để hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến quản lý vật tư trong một phần mềm kế toán, người sử dụng cần phải khai báo một số thông tin, danh mục ban đầu như:

+ + Danh mục Kho vật tư

+ Danh mục kho vật tư dùng để theo dõi các kho vật tư và thành phẩm.

+ Khi thiết lập một kho mới, người sử dụng cần phải nhập đầy đủ các thông tin về: mã kho, tên kho và tài khoản kho.


++ Danh mục Vật tư, hàng hóa

+ Danh mục vật tư dùng để theo dõi mọi phát sinh và theo dõi tồn kho của từng vật tư, hàng hóa nhập kho.

+ Khi khai báo một vật tư, hàng hóa người sử dụng cần nhập các thông tin về: mã vật tư, tên vật tư, nhóm, đơn vị tính, kho ngầm định, tài khoản kho,…


++ Các chứng từ đầu vào liên quan

+ Các chứng từ dùng cho việc hạch toán vật tư bao gồm:

– Phiếu nhập kho.

– Phiếu xuất kho.

+ Một số mẫu chứng từ điển hình:



+ Giấy đề nghị xuất vật tư hàng hóa:


5.Quản lý vật tư, hàng hóa bao gồm các thông tin:

Phần thông tin chung gồm có:

Tên và thông tin về đối tượng:

Có thể là thông tin về khách hàng, nhà cung cấp, hoặc nhân viên,… có phát sinh các giao dịch liên quan đến hoạt động nhập, xuất kho.

Diễn giải:

Mô tả nội dung của nghiệp vụ phát sinh.

Ngày chứng từ:

Là ngày phát sinh hoạt động nhập, xuất kho.

Số chứng từ:

Trong các phần mềm thường được tự động đánh số tăng dần, tuy nhiên người sử dụng vẫn có thể sửa lại số chứng từ nếu muốn.

Phần thông tin chi tiết:

Bao gồm các thông tin về mã vật tư, tên vật tư, kho, tài khoản kho, tài khoản đối ứng, số lượng, đơn giá, thành tiền,…

Mã vật tư:

Dùng để nhận diện duy nhất một vật tư, hàng hóa.

Tên vật tư:

Là tên đầy đủ của vật tư, hàng hóa.

Kho:

Là mã của kho liên quan đến nghiệp vụ của chứng từ được chọn từ danh mục kho đã khai báo.

Đó có thể là kho xuất, kho nhập, có thể là kho công ty hoặc kho đại lý,…

TK kho:

Chương trình sẽ lấy căn cứ vào các thông tin khai báo ban đầu của vật tư, hàng hóa (có thể là TK 152, 153, 156).

Tài khoản đối ứng:

Là tài khoản đối ứng khi hạch toán nghiệp vụ nhập, xuất kho (có thể là TK 111, 112, 131, 331, 632,…).

Số lượng:

Là số lượng mặt hàng được ghi trên chứng từ nhập, xuất kho.

Đơn giá: Là số tiền cho một vật tư, hàng hóa.

Thành tiền = Số lượng x Đơn giá

....

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét