Sau đó, Tỉnh ủy Vĩnh Long đã chỉ đạo thành lập đoàn kiểm tra. Qua kiểm tra của cơ quan chức năng, ngày 28-12-2015, Tỉnh ủy Vĩnh Long đã ra Kết luận số 04.
Kết luận nêu rõ Đài PT-TH Vĩnh Long sản xuất chương trình "Trái tim nhân ái". Sau khi phát sóng, chuyển nhượng cho VietfaceTV của Trung tâm Thúy Nga Paris by Night, chương trình này đổi tên thành "Những mảnh đời" để kêu gọi ủng hộ từ thiện trong cộng đồng người Việt tại Mỹ và Canada... Nguồn thu ủng hộ của kiều bào từ chương trình "Những mảnh đời" do VietfaceTV cung cấp trong 2 năm qua khoảng 1,5 triệu USD (hơn 30 tỉ đồng). Qua đối chiếu với các hồ sơ, chứng từ liên quan thì kiều bào gửi về Đài PT-TH Vĩnh Long hơn 8,3 tỉ đồng ủng hộ. Số chênh lệch còn lại khoảng 22 tỉ đồng chưa có cơ sở làm rõ.
Về nội dung này, trong đơn kiến nghị của mình, ông Phạm Thanh Xuân nói Tỉnh ủy Vĩnh Long yêu cầu phía đài làm rõ vì sao có sự chênh lệch 22 tỉ đồng giữa số liệu của đoàn kiểm tra đưa ra và số liệu kiểm tra tại đài về nguồn ủng hộ của kiều bào. Sau khi có yêu cầu này, các bộ phận chuyên môn của đài liên hệ với người đại diện chuyển tiền của VietfaceTV và biết được Quỹ Từ thiện Vietface do VietfaceTV thành lập nhằm giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn ở Việt Nam. Trong 2 năm 2014-2015, mỗi chương trình được Vietface phát 4-6 lần trong vòng ít nhất 2 tuần. Tính đến cuối tháng 8-2015, VietfaceTV phát sóng 44 chương trình, trung bình mỗi chương trình tiếp nhận 8.000-12.000 USD.
Như vậy, với 44 chương trình, nguồn ủng hộ tiếp nhận là 352.000-528.000 USD chứ không phải 1,5 triệu USD. Vì vậy, căn cứ vào chứng từ mà phía VietfaceTV cung cấp cùng số phiếu thu mà Đài PTTH Vĩnh Long nhận là khớp nhau nên phía đài khẳng định khoản chênh lệch 22 tỉ đồng là không có cơ sở để kết luận như Kết luận số 04 của Tỉnh ủy Vĩnh Long.
Có sai phạm trong xuất khẩu phim
Cũng theo kết luận của Tỉnh ủy Vĩnh Long, việc ông Lê Quang Nguyên chuyển nhượng bản quyền phim với VietfaceTV khi chưa có giấy phép của Cục Điện ảnh, không dán nhãn kiểm soát của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch là chưa đúng, vi phạm điều 30 Luật Điện ảnh năm 2006; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh năm 2009; Văn bản số 297/PC ngày 9-9-2015 của Vụ Pháp chế thuộc Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch; Văn bản số 637/ĐA-PBP ngày 11-9-2015 của Cục Điện ảnh "về việc hướng dẫn một số nội dung liên quan đến thẩm quyền xuất khẩu phim".
Về nội dung này, trong đơn kiến nghị, Đài PT-TH Vĩnh Long thông tin trong 2 năm 2011-2012, ông Nguyên đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn thực hiện chuyển nhượng bản quyền cho đối tác nước ngoài. Cụ thể, đã ký kết 5 hợp đồng với VietfaceTV với tổng số tiền hơn 817,7 triệu đồng. Sau khi đoàn kiểm tra nhắc nhở và Tỉnh ủy Vĩnh Long ra Kết luận số 04, ông Nguyên đã nghiêm túc chấp hành và chủ động khắc phục hạn chế, khuyết điểm.
Liên quan đến nội dung tố cáo nguồn tiền ủng hộ của kiều bào chuyển cho vợ ông Nguyên chứ không qua tài khoản của các chương trình nhân đạo của đài, đơn kiến nghị của Đài PT-TH Vĩnh Long giải trình: Mỗi đợt chuyển tiền ủng hộ đều có đính kèm email danh sách các nhà hảo tâm, khi phát sóng chương trình đều cho chạy chữ công khai số tiền ủng hộ. Vì vậy, thông tin cho rằng số tiền ủng hộ này chuyển vào tài khoản của vợ ông Nguyên là không đúng. Mọi khoản ủng hộ, đóng góp đều được chuyển vào tài khoản các chương trình nhân đạo của đài.
Bác bỏ
Video tóm tắt vụ việc của báo Người Việt
Đài PT-TH Vĩnh Long khẳng định việc chênh lệch số tiền 22 tỉ đồng từ nguồn ủng hộ của kiều bào là không có cơ sở như kết luận của Tỉnh ủy Vĩnh Long.
Chiều 1-2, Đài PT-TH Vĩnh Long đã có đơn kiến nghị gửi Ban Tuyên giáo Trung ương liên quan đến việc ông Lê Quang Nguyên, Giám đốc đài, đã chuyển nhượng phim ra nước ngoài và việc chênh lệch 22 tỉ đồng mà kiều bào chuyển về ủng hộ cho những mảnh đời do đài thực hiện.
Trong đơn kiến nghị mà Đài PT-TH Vĩnh Long phát đi có nêu lý do: Thứ nhất, về việc thực hiện ký kết hợp đồng chuyển nhượng bản quyền phim truyện: Từ năm 2010, đài bắt đầu sản xuất phim Việt. Tuy nhiên, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, các bộ phim Việt của đài đứng trước nguy cơ bị xâm phạm bản quyền. Do đó, việc đối tác đặt vấn đề mua bản quyền và nhượng quyền phát sóng phim là một điều tốt, tín hiệu đáng mừng. Vì không chuyển nhượng thì đài không thu được gì, phim để càng lâu càng mất giá trị. Bên cạnh đó, việc phát sóng phim Việt tại cộng đồng người Việt ở nước ngoài góp phần tuyên truyền, quảng bá, giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc.
Về cơ sở pháp lý để ký kết các hợp đồng chuyển nhượng bản quyền phim, đài thực hiện theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Đồng thời, đài cũng tham khảo các hợp đồng tương tự của Đài Truyền hình TP HCM. Trong 2 năm 2011-2012, ông Nguyên đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn thực hiện chuyển nhượng bản quyền cho đối tác nước ngoài, cụ thể 5 hợp đồng ký kết với Công ty Vietface với tổng số tiền hơn 817,7 triệu đồng.
Việc sai sót trong thủ tục chuyển nhượng phim, bản thân ông Nguyên không cố ý vi phạm mà là do cách hiểu và vận dụng pháp luật. Theo ông Nguyên, việc chuyển nhượng phim không phải là xuất khẩu phim nên không thể căn cứ theo quy định Điều 30 Luật Điện ảnh. Nhưng theo ý kiến của đoàn kiểm tra Tỉnh uỷ Vĩnh Long thì đây là hoạt động xuất khẩu phim. Đối với những vấn đề này, ông Nguyên đã nghiêm túc chấp hành và chủ động khắc phục hạn chế, khuyết điểm theo kết luận số 04 ngày 28-12-2015 của Tỉnh uỷ Vĩnh Long.
Thứ hai, đối với nguồn ủng hộ của kiều bào cho chương trình "Trái tim nhân ái": Trong những năm qua, Đài PT-TH Vĩnh Long hình thành nhiều chương trình từ thiện xã hội được các nhà hảo tâm trong và ngoài nước chuyển tiền về ủng hộ. Đối với nguồn tiền ủng hộ từ nước ngoài, họ chuyển trực tiếp vào tài khoản của các chương trình nhân đạo của đài. Người đứng tên trên phiếu chuyển thường là cô Christina Thuý Hằng (đôi khi là Chung Luu). Mỗi đợt chuyển đều có đính kèm email danh sách các nhà hảo tâm để đài chạy chữ công khai số tiền ủng hộ một cách rõ ràng. Đài chỉ tiếp nhận tiền, email danh sách nhà hảo tâm và chuyển đến các nhân vật được giúp đỡ, hoàn toàn không có trao đổi thêm thông tin gì với người gửi. Vì vậy, không có chuyện số tiền ủng hộ từ kiều bào chuyển vào tài khoản của vợ ông Nguyên.
Về việc cho rằng người chuyển chương trình "Trái tim nhân ái" cho Đài Vietface TV đổi tên thành "Những mảnh đời" phát sóng trong cộng đồng người Việt là không đúng. Đài không cung cấp chương trình "Trái tim nhân ái" cho Đài Vietface TV mà do họ tự khai thác và đổi tên chương trình.
Về số tiền chênh lệch 22 tỉ đồng từ nguồn ủng hộ của kiều bào cho chương trình "Trái tim nhân ái": Trong quá trình làm việc với Tỉnh uỷ Vĩnh Long thì nơi đây yêu cầu giải thích vì sao có sự chênh lệch 22 tỉ đồng giữa số liệu của đoàn kiểm tra đưa ra và số liệu kiểm tra tại đài về nguồn ủng hộ của kiều bào thì các bộ phận chuyên môn của đài mới liên hệ với người đại diện chuyển tiền của Vietface và biết được quỹ từ thiện Vietface do Công ty Vietface thành lập nhằm giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn ở Việt Nam.
Trong 2 năm 2014-2015, mỗi chương trình được Vietface phát từ 4-6 lần trong vòng ít nhất 2 tuần. Tính đến cuối tháng 8-2015, Vietface phát sóng được 44 chương trình, trung bình mỗi chương trình tiếp nhận từ 8.000-12.000 USD. Như vậy, với 44 chương trình tiếp nhận từ 352.000-528.000 USD, chứ không phải 1,5 triệu USD.
Vì vậy, căn cứ vào chứng từ mà phía Vietface cung cấp cùng số phiếu thu mà Đài PT-TH Vĩnh Long nhận là trùng khớp nhau nên phía đài khẳng định việc chênh lệch số tiền 22 tỉ đồng từ nguồn ủng hộ của kiều bào là không có cơ sở để kết luận như kết luận số 04 ngày 28-12-2015 của Tỉnh ủy Vĩnh Long.
Theo Người Lao Động, Người Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét