Vibay

Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012

"TQ có thể tạo ra xung đột quân sự cùng lúc trên hai mặt trận ở Châu Á"

02/11/2012- The New York Times, Hải Khẩu, Trung Quôc - Wu Shicun, trưởng Văn phòng đối ngoại tỉnh Hải Nam, cho biết hôm thứ Bảy rằng tàu Trung Quốc sẽ được phép kiểm soát các tàu nước ngoài trong khu vực 12 hải lý xung quanh những hòn đảo mà Trung Quốc coi là lãnh thổ của mình, bao gồm hàng chục đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam và Philippines.


Tàu cá Việt Nam neo đậu ở Lý Sơn

Luật mới đến chưa đầy một tháng sau khi Trung Quốc chọn nhà lãnh đạo mới, Tập Cận Bình, chỉ trong bốn ngày sau khi Trung Quốc khởi động tàu sân bay đầu tiên với các máy bay phản lực chiến đấu đã hoạt động thành công trên boong tàu, và khoảng bốn tháng sau khi Bắc Kinh nâng cấp một tiền đồn hải quân để trở thành một đơn vị quân sự đồn trú chính thức trên Đảo Phú Lâm thuộc Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, và khi nước này vẫn còn bị mắc kẹt trong vụ tranh chấp Quần đảo Senkaku nghiêm trọng với Nhật Bản ở Biển Hoa đông.

Việc tự cho mình quyền chặn bắt và trục xuất tàu nước khác tại biển Đông, Bắc Kinh gây ra các lo ngại rằng Trung Quốc đang cài đặt các kế hoạch để thực thi tuyên bố chủ quyền của mình tại vùng biển Đông rộng lớn, bao gồm hàng chục hòn đảo thuộc chủ quyền của các nước khác.

Điều gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc thực thi các quy định mới vượt ra ngoài khu vực 12 hải lý - khu vực tự do hàng hải, một nguyên tắc mang lại lợi ích không chỉ cho Hoa Kỳ và các cường quốc phương Tây khác mà còn Trung Quốc, một nhà nhập khẩu nhiều dầu từ Trung Đông.

Trong một cuộc phỏng vấn vào ngày thứ Bảy, ông Wu cho biết các quy định mới được áp dụng cho hàng trăm hòn đảo nằm rải rác trên biển. Điều đó bao gồm các quần đảo của một số nước khác như Việt Nam và Philippines.

"Nó bao gồm tất cả trong đường chín đoạn và các vùng biển lân cận", ông Wu nói. "Đường chín đoạn" mà Trung Quốc gọi là "Nam Hải cửu đoạn tuyến" đề cập đến một bản đồ nước này vẽ vào cuối những năm 1940 bao gồm 80% Biển Đông, vùng biển được cho là giàu dầu mỏ và khí đốt tự nhiên.

Ông Wu, cũng là người đứng đầu một viện nghiên cứu về Biển Đông do chính phủ Trung Quốc tài trợ, cho biết luật mới nhằm đối phó với những gì ông gọi là tàu đánh cá bất hợp pháp của Việt Nam hoạt động trong vùng biển xung quanh Quần đảo Hàng Sa.

Trung Quốc đang sử dụng đảo Phú Lâm thuộc Quần đảo Hoàng Sa làm bàn đạp cho sự hiện diện tại Biển Đông như là một nỗ lực nhằm kiểm soát vùng biển này trước các nước láng giềng.

Những quy định mới có hiệu lực vào ngày 1/1/2012, theo đó, cảnh sát biên phòng Trung Quốc được phép lên và nắm quyền kiểm soát tàu nước ngoài ở các vùng biển đang tranh chấp.

Ông Wu thừa nhận rằng các quy định mới đã làm dấy lên báo động ở châu Á và Hoa Kỳ, bởi vì họ giải thích rằng đây là hành động thâu tóm biển Đông của Trung Quốc.

Bà Glaser, từ Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), nói rằng Trung Quốc tin tưởng nó có thể láu lỉnh hơn 10 nước của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, hay ASEAN, tổ chức này đã không thành công trong việc tìm cách để giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. "Trong các nước ASEAN, có một nước không muốn đối đầu với Trung Quốc, họ đang chia rẽ trong tuyệt vọng", bà nói.

Cho đến nay, một số nước châu Á đã tin rằng Trung Quốc không muốn có xung đột quân sự đồng thời trên hai mặt trận hàng hải ở Biển Hoa Đông với Nhật Bản và Biển Đông với các quốc gia Đông Nam Á. Với việc thông qua luật mới tại Hải Nam, Trung Quốc đã chứng minh rằng giả định trên là không chính xác, theo bà Glaser.


Theo The New York Times

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét