Vibay

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012

Lãnh đạo mới Trung Quốc ảnh hưởng thế nào đến Việt Nam?

17/11/2012- (RFA) Bài phỏng vấn thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh từ năm 1974 đến năm 1987 và ông Dương Danh Dy, nguyên tổng lãnh sự của Việt Nam tại Quảng Châu.

Tài liệu tham khảo. Vui lòng cân nhắc khi xem !

Gia Minh, biên tập viên RFA
2012-11-17

Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 kết thúc hồi trung tuần tháng 11 vừa qua. Một thế hệ lãnh đạo mới được đưa lên. Giới lãnh đạo mới này của Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng thế nào đến Việt Nam?


Ông Tập Cận Bình, người vừa lên nắm chức Tổng Bí thư của Đảng Cộng Sản Trung Quốc thay cho ông Hồ Cẩm Đào, tại Bắc Kinh - Trung Quốc hôm 15-11-2012..

Nghe:

Lãnh đạo mới

Một điểm mới của phía đảng cộng sản Trung Quốc được thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh từ năm 1974 đến năm 1987, nhận định như sau:

“Tôi thấy cái mới của Trung Quốc là bây giờ họ bỏ chủ nghĩa Mác-Lê Nin đi rồi, tư tưởng Mao Trạch Đông cũng bị bỏ đi rồi. Nhưng ông tổng bí thư của chúng tôi vẫn nói đến điều đó thì không biết ông này sẽ có suy nghĩ như thế nào. Tôi chưa biết.

Trung Quốc thì bỏ câu đó rồi mà đáng lẽ phải bỏ từ lâu. Nghĩa là từ khi Đặng Tiểu Bình nói là ‘mèo trắng, hay mèo đen miễn là bắt được chuột là mèo tốt’; tức Đặng Tiểu Bình đã đi con đường tư bản chủ nghĩa rồi. Thực tế xã hội Trung Quốc là tư bản chủ nghĩa rồi, còn nói xã hội chủ nghĩa chỉ là nói thế thôi.”


Một quan chức khác của Việt Nam từng làm tổng lãnh sự của Việt Nam tại Quảng Châu, ông Dương Danh Dy, cũng đưa ra một số đánh giá về thân thế vị tân chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thuộc một trong những nhân vật của thế hệ lãnh đạo mới ở Trung Quốc:

“Tôi có thể kết luận đó là những tầng lớp tinh anh của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông Tập Cận Bình khá người bình thường vì ông được trải nghiệm qua gian khổ vì từ năm 64 (nếu tôi nhớ không nhầm), mới 12 tuổi, gia đình ông đã chịu ách tai nạn cho ông bố vì Mao Trạch Đông trù úm. Sau đó suốt 10 năm cách mạng văn hóa, ông ta phải xuống nông thôn đi lao động và làm mọi thứ.

Đây là trường hợp mà tôi cho là hiếm vì là người trưởng thành từ cơ sở trở lên, chứ không đi tắt và vừa có kiến thức về khoa học tự nhiên từ Đại học Thanh Hoa, vừa có kiến thức về xã hội.”


Chủ trương cũ


Tổng bí thư Tập Cận Bình (trái) và Bộ Chính trị Đảng CS Trung Quốc trong một buổi họp mặt với báo chí hôm 15/11/2012 tại Bắc Kinh. Photo courtesy of EyePress News.

Ngay sau khi thành phần lãnh đạo mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc ra mắt, truyền thông trên thế giới đều có nhận định thành phần bảo thủ vẫn chiếm đa số.

Mạng VnExpress của Việt Nam cũng trích dẫn nhận định của giới quan sát cho rằng ‘thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc có khả năng ủng hộ các biện pháp cải tổ kinh tế thận trọng và khó thực thi những thay đổi có tính chất cơ bản’.

Đối với nội tình Hoa Lục, các nhà lãnh đạo mới cũng có những cam kết sẽ tiến hành thay đổi.

Tuy nhiên theo nhận định của thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh thì chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam sẽ không có gì khác trước và thái độ của các nhà lãnh đạo đảng cộng sản Việt nam cũng như bao lâu nay:

“Tôi nói rồi bất kỳ người nào lên lãnh đạo Trung Quốc họ cũng đều lấn át chúng tôi cả. Họ đều thực hành chủ nghĩa bành trướng, bá quyền đối với chúng tôi thôi. Còn phía lãnh đạo của chúng tôi, tôi còn theo dõi, thế mà từ trước đến nay họ không hề cãi gì với Trung Quốc cả.”

Ông Dương Danh Dy cũng có chung nhận định như điều ông Nguyễn Trọng Vĩnh nêu ra:

“Trong quan hệ thì Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước, Ban lãnh đạo Việt Nam cũng muốn làm bạn với ban lãnh đạo mới của Trung Quốc; nhưng nói thẳng ra Trung Quốc họ có để cho mình yên đâu; nhất là vấn đề Biển Đông, trong chuyện phát triển lực lượng hùng mạnh.

Tôi muốn nhấn mạnh một điểm là trong Báo cáo chính trị của họ có nói sẵn sàng đánh thắng các cuộc chiến tranh cục bộ. Vậy chiến tranh cục bộ với ai? Với các nước láng giềng thôi, chứ chả nhẽ sang đánh ở Châu Phi,Trung Đông, với Nga, với Ấn Độ. Theo tôi chỉ có những nước ở biển Hoa Đông, Biển Đông: Nhật Bản, Philippines, Việt Nam có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc.”


Chọn lựa cho Việt Nam?

Việt Nam hiện cũng đang do Đảng cộng sản lãnh đạo. Sau hội nghị trung ương sáu với nhiều đồn đoán về một số thay đổi cơ bản trong nhân sự; nhưng đến nay thì tất cả dường như vẫn không có gì khác trước. Nhân vật trong bộ chính trị không được nêu danh là đồng chí X vẫn không phải chịu trách nhiệm gì đối với mọi sai phạm về điều hành kinh tế đất nước. Việt Nam vẫn kiên định với chủ nghĩa xã hội.

Trước một thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc nhưng với hành xử cũ như bấy lâu nay, hai ông Nguyễn Trọng Vĩnh và Dương Danh Dy đều chỉ ra một con đường duy nhất cho Việt Nam hiện nay là kiên quyết không để bị lệ thuộc.

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh ngắn gọn nói:

“Theo tôi thứ nhất phải phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, tự cường; thứ hai là thực hiện dân chủ; thứ ba là phải gắn bó với dân. Thế thôi.”

Ông Dương Danh Dy cũng nhận định:

“Tất nhiên phải xây dựng, phát triển lực lượng kinh tế, toàn dân đoàn kết một lòng. Điều này Trần Hưng Đạo nói rồi. Theo tôi thì Ban lãnh đạo Việt Nam cứ theo điều đó, nới sức dân, trên dưới một lòng, anh em đoàn kết.

Nay không giống năm 79. Nay Việt Nam làm bạn với tất cả các nước trên thế giới; Trung Quốc không thể làm gì bất thường vì sợ sự trừng phạt của dư luận, của công luận thế giới và sự chống lại của nhân dân Việt Nam. Người Việt Nam có thể có những bất đồng này khác với nhà cầm quyền nhưng khi có ngoại xâm khiêu chiến thì bao giờ dân Việt Nam cũng nhất trí, đồng lòng chống ngoại xâm.

Việt Nam đã có những chuẩn bị cần thiết: đã có tên lửa, tàu ngầm, máy bay, lực lượng quân sự. Việt Nam vừa đóng tàu tuần tra trên biển 2000 tấn. Dù không nhiều bằng Trung Quốc nhưng cũng đủ để bảo vệ vùng chủ quyền trên biển của mình.”


Trong quan hệ với Việt Nam ở thế kỷ 21 này, lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc đưa ra phương châm 16 chữ vàng, và tinh thần 4 tốt. Tuy nhiên trong thực tế giới quan sát cho rằng phía Việt Nam thực thi đầy đủ; trong khi đó phía Trung Quốc hiện đang làm ngược lại những phương châm và tinh thần đó, cụ thể qua những hành động họ tiến hành tại khu vực Biển Đông.

Nguồn: RFA

Trung Quốc từ bỏ Chủ nghĩa Mác - Lê Nin?

Ông Dương Danh Duy trả lời phỏng vấn BBC nói đã đọc báo cáo chính trị bằng tiếng Tàu trên mạng chính thức của TQ, cho biết:

”Đối với chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông: Khi tổng kết công tác 5 năm và 10 năm qua báo cáo chính trị đã viết: “… tổng kết quá trình 10 năm phấn đấu, thấy điều quan trọng nhất là chúng ta đã kiên trì lấy chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưỏng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình, tư tưởng quan trọng “ba đại diện” làm chỉ đạo…”

Thế nhưng khi nói về nhiệm vụ “đi con đường chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc” báo cáo này viết: “Hệ thống lý luận xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc bao gồm hệ thống lý luận khoa học là lý luận Đặng Tiểu Bình, tư tưởng quan trọng “ba đại diện”, quan niệm phát triển khoa học.”

Có nghĩa là ở đây đã không hề nhắc tới chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông.”


Xem thêm: Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy: Nên thành lập “Hội nghiên cứu, tuyên truyền Biển Đông” (Infonet)

3 nhận xét:

  1. Nó sẽ tiếp tục bóp mũi những tên chóp bu csvn cúi đầu vì quyền lợi của đảng làm nô lệ cả một dân tộc.

    Trả lờiXóa
  2. XIN CAC ANH DUNG PHAT BIEU LUNG TUNG NHU THE LAM MAT TINH HUU NGHI VN VA TRUNG QUOC KHONG HOP VOI CHINH SACH 4 TOT VA 16 CHU VANG GIUA DANG TA VA DANG CS TQ,HAY DE CHO NHA NUOC VA DANG TA LO,TINH HUU NGHI VN VA TQ DOI DOI BEN VUNG MUON NAM ,DUNG DE CA THE LUC PHAN DONG NUOC NGOAI KHICH DONG LAM ANH HUONG TINH DAN TOC QUOC TE VO SAN GIUA VN VA TQ MA CHUNG TA BOI DUONG BAY LAU NAY,HAY BIET ON VA NHO RANG TQ DA GIUP DO CHUNG TA RAT NHIEU ,HAY TO LONG BIET ON TQ ,NGUOI ANH EM VI DAI CHUNG TA

    Trả lờiXóa
  3. sang tan trong dungxxx22 tháng 7, 2013

    trung quoc vi dai muon nam song mai doi doi trong su nghiep vi dai cua dang,nha nuoc va nhan dan viet nam,Mao chu tich muon nam,du me cai lu phan dong nuoc ngoai noi xau trung quoc cua chung ta

    Trả lờiXóa