Vibay

Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2012

GS Tương Lai : "Việt Nam phải có một Nhà nước pháp quyền thật sự"

22/10/2012- Hội nghị Trung ương 6 đã kết thúc từ cách đây một tuần, nhưng sự kiện này tiếp tục được bàn tán sôi nổi trong dư luận. Báo chí chính thức thì dĩ nhiên đã đăng rất nhiều ý kiến hoan nghênh “sự thành thật” hay “thái độ quyết liệt” của Bộ Chính trị. Nhưng các báo lề trái thì phản ánh sự thất vọng của nhiều người về kết quả của hội nghị này, nhất là khi thấy là cuối cùng cũng chẳng có ai bị kỷ luật, kể cả “một đồng chí ủy viên Bộ Chính trị” mà ai cũng thừa biết đó là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.


Việc ông Dũng không bị kỷ luật mặc dù bị xem là tham nhũng, quản lý kinh tế kém cỏi và lạm quyền cho thấy là đấu đá trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng chưa chấm dứt. Chỉ cần đọc báo chí chính thức cũng đủ thấy là phe Nguyễn Phú Trọng-Trương Tấn Sang còn rất cay cú.

Theo VietnamNet, khi tiếp xúc cử tri ở Sài Gòn ngày 18/10/2012, ông Trương Tấn Sang đã tuyên bố “Nhân dân đã giao nhiệm vụ thì phải hoàn thành, còn thấy mình không hoàn thành thì rút lui”. Về quyết định không kỷ luật thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mà ông Sang gọi là “đồng chí X”, chủ tịch nước của Việt Nam thanh minh: "Chỉ có cân nhắc tình hình hiện nay, cân nhắc lợi hại thì quyết nghị là không thi hành kỷ luật. Như vậy không có nghĩa là Bộ Chính trị không có lỗi, không phải là cá nhân đồng chí ‘X’ không có lỗi”. Tìm cách trấn an những người sợ bị trù dập khi tố cáo tham nhũng, ông Sang còn hùng hồn tuyên bố: “ Người ta có thể trù úm một người, một nhóm người nhưng không thể trù úm cả dân tộc này”.

Về phần tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng, cũng theo VietnamNet, khi tiếp xúc với cử tri Hà Nội ngày 16/10, tức là ngay sau khi hội nghị trung ương kết thúc, ông Trọng đã nói rằng hội nghị này “cơ bản đạt yêu cầu nhưng chưa phải là xong”. Theo ông, việc phê bình, kiểm điểm sẽ làm lâu dài, thường xuyên, "làm như rửa mặt hàng ngày".

Riêng ông Nguyễn Tấn Dũng, đại biểu Hải Phòng thì không thấy báo chí đưa tin ông tiếp xúc cử tri trong đơn vị bầu cử của ông, trong khi Quốc hội chuẩn bị khai mạc kỳ họp hôm nay (22/10/2012). Hôm qua, mới thấy tờ Nhân Dân đăng tin là ông Dũng đã “tiếp xúc cử tri theo chuyên đề tại Ðại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh trên địa bàn quận Thủ Ðức, TP Hồ Chí Minh và xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương”, nhưng không thấy ông bình luận gì cụ thể về kết quả hội nghị trung ương 6.

Hôm nay, trước Quốc hội, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã “nghiêm túc nhận trách nhiệm chính trị lớn” của người đứng đầu Chính phủ và xin “thành thật nhận lỗi” về tất cả những yếu kém, khuyết điểm của Chính phủ, nhất là những yếu kém, khuyết điểm trong kiểm tra, giám sát hoạt động của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, như Vinashin và Vinalines. Nhưng ông Dũng vẫn rất hận những trang blog mà gần đây đã liên tục đả kích cá nhân ông, nhất là trong thời gian trước và trong khi diễn ra hội nghị trung ương. Thủ tướng Việt Nam tuyên bố là “công tác quản lý thông tin, nhất là thông tin mạng, blog cá nhân chưa tốt, còn bị các thế lực thù địch lợi dụng, bịa đặt, xuyên tạc, gây tác hại xấu “. Điều này cho thấy là sau khi suýt nữa bị mất chức thủ tướng, nay ông Dũng sẽ tiếp tục chiến dịch trấn áp các trang blog nào tiếp tục chỉ trích ông.

Như vậy, rõ ràng là cuộc đấu đá vẫn chưa chấm dứt, nhưng cho dù hội nghị trung ương lần tới có kỷ luật được một ủy viên nào đi nữa, thì cũng sẽ chẳng có gì thay đổi trong một cơ chế mà Đảng Cộng sản vẫn đứng bên trên pháp luật và khi nào mà Việt Nam chưa thay đổi đường lối, định hướng, khi nào Việt Nam chưa có Nhà nước pháp quyền thật sự, thì vẫn chưa giải quyết được tận gốc rễ những vấn đề tham nhũng, lạm quyền, quản lý kinh tế yếu kém. Đó là nhận định chung của Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học trong phần trả lời phỏng vấn với RFI Việt ngữ sau đây :



Giáo Sư Tương Lai tên thật là Nguyễn Phước Tương, sinh năm 1936 tại Thừa Thiên - Huế

Năm 1986, ông là Phó Viện trưởng, Viện Xã hội học Việt Nam

Từ năm 1988 - 1999, ông là Viện trưởng, Viện Xã hội học Việt Nam

Từ năm 1989 - 2000, ông vừa cũng kiêm nhiệm Tổng biên tập Tạp chí Xã hội học

Từ năm 1993 - 2006, ông là thành viên nhóm tư vấn các thủ tướng Việt Nam là Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải.

Trong nhiều năm qua, ông thường xuyên viết các bài báo, phát biểu về các chủ đề văn hóa xã hội của Việt Nam, với hàng trăm bài viết về phát triển, hội nhập, giáo dục, văn hóa...được đánh giá là sắc sảo và thẳng thắn trên các báo, tạp chí.

Năm 2007, ông cùng với một số vị trí thức tên tuổi khác của Việt Nam như Hoàng Tụy, Nguyễn Quang A,...sáng lập nên Viện nghiên cứu Phát triển - IDS, một viện nghiên cứu tư nhân đầu tiên ở Việt Nam với vai trò nghiên cứu chính sách và phản biện.

Sau khi viện nghiên cứu IDS bị giải thể vào tháng 9 năm 2009, ông tiếp tục đóng góp các bài viết phản biện trên tư cách cá nhân về chính trị, xã hội[3], giáo dục[4]

Theo Wikipedia



1 nhận xét:

  1. thành mượt25 tháng 10, 2012

    Đọc bài nói về ông Dũng thì phát chán, Cây ngay không sợ chết đứng, thử hỏi ông đã làm đc những gì từ khi ông lên làm thủ tướng, nếu ông ko có tội thì có trang báo nào dám nói ông? chỉ có những kẻ có tội thì thường hay che đậy những tội nỗi của mình, càng che đậy thì càng chứng tỏ mình có tội

    Trả lờiXóa