Vibay

Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2012

Hợp tác Ấn - Việt xung quanh tranh chấp biển Đông

TTXVN (Bắc Kinh 12/9/2012)- Trang “Tin tức Trung Quốc” mới đây đăng bài viết của Hồ Chí Dũng, chuyên gia nghiên cứu các vấn đề an ninh, ngoại giao, chiến lược khu vực Nam Á và Đông Nam Á, trong đó cho rằng bất chấp Trung Quốc nhiều lần yêu cầu Ấn Độ không nên nhúng tay vào vùng biển này trước khi vấn đề Nam Hải (Biển Đông) được giải quyết, nhưng gần đây Công ty dầu khí quốc gia Ấn Độ vẫn kiên quyết ký hiệp định khai thác dầu khí tại Nam Hải với Chính phủ Việt Nam, cuốn vào cuộc chiến tranh giành dầu khí Nam Hải đã kéo dài hai tháng qua giữa Trung Quốc và Việt Nam, với ý đồ là cùng nhằm kiềm chế Trung Quốc. Công ty dầu khí quốc gia Ấn Độ tuyên bố tiếp tục hợp tác thăm dò dầu khí tại Nam Hải với Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, làm cho tranh chấp tài nguyên dầu khí Nam Hải giữa Trung Quốc và Việt Nam bước vào giai đoạn mới, khiến cho xung đột ngày càng công khai hóa.


Sáng 5/9, tại Hải Phòng, Quân chủng Hải quân đã tổ chức hội nghị quán triệt, giao nhiệm vụ cho học viên tàu ngầm đi học tập tại Ấn Độ.

Trung Quốc kiên quyết bảo vệ tài nguyên dầu khí Nam Hải, tăng cường khai thác dầu khí tại Nam Hải, ngăn chặn các nước khác khai thác phi pháp đã trở thành biện pháp quan trọng của Trung Quốc nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia. Trong khi đó, Công ty dầu khí quốc gia Ấn Độ bất chấp nguy cơ có thể làm xấu đi quan hệ với Trung Quốc, cố ý tiếp tục hợp tác với Việt Nam, trên thực tế là một hành vi chiến tranh lạnh nhằm tranh giành nguồn năng lượng tại Nam Hải với Trung Quốc.

Năm ngoái, Trung Quốc đã cảnh báo Công ty dầu khí quốc gia Ấn Độ, nêu rõ hoạt động hợp tác thăm dò dầu khí giữa Ấn Độ và Việt Nam tại lô 128 đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Trung Quốc, là hàng vi khai thác phi pháp. Nhưng dường như Ấn Độ không sợ nguy cơ làm xấu đi quan hệ với Trung Quốc, tiếp tục triển khai “trò chơi lớn” về khai thác dầu khí với Trung Quốc. Đằng sau động thái này có thể là sự ủng hộ của các nước lớn phương Tây như Mỹ hoặc được giật dây bởi bối cảnh chiến lược của Ấn Độ là tiến quân vào Nam Hải.

Mỹ kích động các nước liên quan cuốn vào xung đột biển đảo và tài nguyên dầu khí, rắp tâm gây phiền phức, nhằm phong tỏa và bóp nghẹt yết hầu về nguồn tài nguyên dầu khí của Trung Quốc, cắt đứt mọi nguồn cung ứng dầu khí cho Trung Quốc, thu hẹp không gian cơ động chiến lược về nguồn năng lượng Trung Quốc.

Nhằm phối hợp hành động với Mỹ, Ngoại trưởng Ấn Độ Krishna ngày 6/4/2012 công khai tuyên bố: “Ấn Độ cho rằng Nam Hải là tài sản của toàn thế giới, tuyến hàng hải của nó nhất định không chịu bất cứ sự quấy nhiễu của quốc gia nào”. Đây là sự đáp trả đối với việc Trung Quốc cảnh báo Ấn Độ không nên can thiệp vào vấn đề Nam Hải.

Đối với tình hình Nam Hải hiện nay, Trung Quốc sớm muộn cũng sẽ bị thúc ép buộc phải có những phản ứng tất yếu, giải quyết triệt để vấn đề Nam Hải. Nhưng một số nước như Việt Nam sẽ không chắp tay nhượng trả các đảo đã chiếm cho Trung Quốc, chiến tranh Nam Hải giữa hai nước Trung – Việt là không thể tránh khỏi. Để bảo vệ lợi ích đã có tại Nam Hải, đề phòng Trung Quốc sử dụng vũ lực thu hồi các đảo tại Nam Sa (Trường Sa), Việt Nam không thể không lôi kéo các nước lớn ngoài khu vực, ý đồ mượn sức mạnh của nước khác để đối kháng với một Trung Quốc ngày càng lớn mạnh.

Việt Nam ra sức lôi kéo các nước ngoài khu vực như Mỹ, Nga, Ấn Độ tham gia các công việc Nam Hải, đồng thời lấy Vịnh Cam Ranh làm mồi nhử, thúc giục hải quân hai nước Nga, Mỹ nhanh chóng xây dựng căn cứ, nhằm uy hiếp Trung Quốc. Việt Nam đang lôi kéo ngày càng nhiều nước can thiệp vào Nam Hải, hy vọng quốc tế hóa vấn đề tranh chấp Nam Hải, khuấy đục tình hình để trục lợi bất chính. Trong khi đó, Mỹ cũng mong đợi Ấn Độ trở thành lực lượng kiềm chế Trung Quốc. Mỹ hy vọng có thể cậy nhờ vào quan hệ hai nước Mỹ – Ấn để ổn định châu Á, đồng thời đề phòng sức ảnh hưởng không ngừng lớn mạnh của Trung Quốc.

Hai nước Ấn – Việt không chỉ hỗ trợ nhau về chính trị, mà cả trên lĩnh vực quân sự, đặc biệt là giúp đỡ lẫn nhau nâng cấp trang bị hải quân. Việt Nam gần đây đã gia hạn hợp đồng hợp tác thăm dò dầu khí Nam Hải với Ấn Độ, động thái này cho thấy Ấn Độ sẽ can dự vào tranh chấp Nam Hải. Từ đầu thế kỉ 21 đến nay, Việt Nam đã tăng cường quan hệ hợp tác quân sự với Ấn Độ, thậm chí Việt Nam đề xuất kiến nghị cho phép Ấn Độ được quyền cập bến vĩnh viễn tại cảng Nha Trang, nằm ở phía Nam vịnh Tam Á của Trung Quốc, đồng thời hy vọng Ấn Độ giúp đỡ mình xây dựng tàu tuần tra và tàu tấn công cao tốc, nhằm nâng cao thực lực hải quân Việt Nam.

Tháng 11/2011, Công ty dầu khí lớn nhất của Ấn Độ nhận lời mời của Việt Nam, mong muốn khai thác hai giếng dầu tại Nam Hải. Đây là hành động tiếp sau Mỹ, Ấn Độ cũng muốn khuấy đục Nam Hải nhằm trục lợi. Hiện nay, Ấn Độ đang ra sức thúc đẩy nhiều chiến lược chống Trung Quốc ngay tại sân sau của Trung Quốc. Ấn Độ muốn xây dựng một tuyến đường cao tốc nối liền Ấn Độ với các nước ASEAN. Ấn Độ tích cực can dự vào tranh chấp Nam Hải, tích cực mở rộng thế lực sang khu vực Nam Hải, triển khai quan hệ hợp tác chính trị, quân sự mật thiết với Việt Nam, tích cực tiến sâu vào khu vực Đông Nam Á, ý muốn thực hiện mục tiêu chiến lược “nước lớn thế giới” của Ấn Độ.

Các dự án hợp tác song phương Ấn – Việt hoàn toàn là sản phẩm của hợp tác chiến lược quân sự, kinh tế do chính trị chủ đạo. Ấn Độ cung cấp một lượng lớn vũ khí cho Việt Nam, Ấn Độ còn đồng ý xuất khẩu tên lửa chống hạm siêu thanh Brahmos cho Việt Nam, ở một chừng mực nhất định có thể nâng cao sức mạnh hải quân của Việt Nam.

Trong khi đó, Việt Nam dự tính mở cửa căn cứ quân sự của mình cho Ấn Độ. Việt Nam đang cùng với Ấn Độ xây dựng “kế hoạch hợp tác Ấn – Việt” theo hình thức đồng minh bán quân sự nhằm vào Trung Quốc, kế hoạch này đồng ý cho Ấn Độ “mượn” Việt Nam để xây dựng căn cứ hải quân phía Đông, dùng để cập bến cho tàu sân bay của Ấn Độ. Việt Nam nhờ cậy vào sức mạnh hải quân của Ấn Độ để chống lại các cường quốc xung quanh.

Ấn Độ phát triển quan hệ quân sự với Việt Nam, là thể hiện cụ thể về chiến lược “hướng Đông”, của Ấn Độ. Hai nước phát triển quan hệ hợp tác quân sự có mục tiêu chung – đó là Trung Quốc. Nhu cầu chiến lược “bắt tay kiềm chế Trung Quốc” là cơ sở quan trọng nhất của hợp tác hai nước.

Ấn Độ tích cực tranh giành quyền lợi Nam Hải, bất chấp cảnh báo nghiêm khắc của Trung Quốc, đã bộc lộ động cơ chiến lược: Một là, tích cực phối hợp với Mỹ kiềm chế Trung Quốc, lấy Nam Hải làm mục tiêu quấy rối, lấy việc kìm hãm đối với nhu cầu năng lượng của Trung Quốc để kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Hai là, ý đồ là cho tranh chấp Nam Hải phức tạp hóa, chính trị hóa và quốc tế hóa để trục lợi. Ba là, chủ động can dự, kiềm chế bố cục chiến lược của Trung Quốc tại Nam Á và khu vực Ấn Độ Dương.

Chính phủ Trung Quốc kiên quyết phản đối nước lớn bên ngoài can dự vào vấn đề Nam Hải, kiên quyết phản đối mở rộng hóa và phức tạp hóa vấn đề Nam Hải. Ấn Độ thẳng tiến vào Nam Hải, ý đồ khuấy đục Nam Hải, cuối cùng sẽ tự vác đá đập vào chân mình./.

Theo Basamnews

4 nhận xét:

  1. mẹ mấy thằng khựa chó má, nó làm được nhưng ko cho người khác làm, nó sợ nhật nên đưa ra lhq, còn vn đưa ra lhq gq thì nó lờ đi.

    Trả lờiXóa
  2. Bài viết này chẳng đúng chút nào cả, làm gì có chuyện "Nam hải" nào ở đây ? Việt Nam hợp tác với Ấn Độ là thăm dò và khai thác dầu khí ở Vịnh Bắc bộ, khu vực Hoàng Sa và Trường Sa là chủ quyền của Việt Nam được Luật pháp Quốc tế công nhận. Trung Quốc cậy đông, ỷ mạnh làm càn thôi, Trung Quốc là quân bành trướng xâm lược, chèn ép các nước nhỏ, xâm lấn lãnh thổ, chủ quyền của người để làm của mình. Hết thời của Đặng Tiểu Bình bây giờ đến Tập Cận Bình cũng chỉ là những thằng lãnh đạo Trung Quốc với tư tưởng Đại Hán bành trướng mà thôi. Việt Nam hợp tác quân sự với ai là quyền của Việt Nam, Việt Nam lẽ ra không cần mua sắm vũ khí, tàu chiến làm gì, Việt Nam muốn dùng tiền đó để xây dựng đất nước để đời sống nhân dân được phồn vinh, hạnh phúc hơn. Nhưng vì Việt Nam đang sống kề cận với một Trung quốc quá gian manh và xảo quyệt, một Trung Quốc quá hiếu chiến ...nên Việt Nam cần củng cố quốc phòng, hợp tác quân sự với các nước để phòng thủ và tự vệ trước hành động bành trướng bá quyền của Trung Quốc thôi. Trung Quốc đừng nên cậy mạnh, ỷ đông mà chèn ép, muốn thôn tính , đồng hóa Việt Nam. Việt Nam có thể quan hệ với Ấn Độ, Nga và có thể cả Mỹ nữa, nhưng Việt Nam không bao giờ thích quan hệ với Trung Quốc, Vì sao như vậy? điều đó Trung Quốc nên xem lại bản tính quá xấu xa, đê tiện của mình , một láng giềng không tốt thường hay ăn trộm của mình bạn có thích làm bạn với kẻ đó không ??? Dân tộc Việt Nam vốn dĩ là một dân tộc rất hiền hòa và hiếu khách, thích nhiều bạn bè , Việt Nam luôn là bạn với mọi quốc gia trên thế giới này...nếu quốc gia đó tôn trọng chủ quyền Việt Nam, nhưng Việt Nam cũng cương quyết không khoan nhượng với những nước muốn xâm lược, bành trướng, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Trung Quốc dù mạnh, dù đông...nhưng đừng ỷ thế làm càn. Trung Quốc không dễ bắt nạt dân tộc Việt Nam đâu.

    Trả lờiXóa
  3. Từ mấy nghìn năm trước, cha ông của dân tộc Việt Nam đã từng tuyên bố:" Sông núi nước Nam, vua Nam ở..." và " Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm Vương đất Bắc" Trung Quốc bành trướng nghĩ gì về tư tưởng ấy của giống nòi Việt Nam ? Việt Nam chỉ sinh sống trên đất nước của mình, không xâm phạm và không thích gì trên đất nước Trung Quốc( kể cả làm vua). Nhưng nếu Trung Quốc cậy mạnh, ỷ đông chèn ép, xâm lược Việt Nam thì :" Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời ". Các quốc gia , các cường quốc trên thế giới hãy hiểu người Việt Nam, hãy ủng hộ đất nước Việt Nam về tiềm lực quân sự để Việt Nam tự vệ trước sự " trỗi dậy" không bình thường của Trung Quốc. Nếu Trung Quốc không thống trị Việt Nam hàng nghìn năm thì những hũ tục lạc hậu của người Việt không còn tồn tại đến hôm nay, nếu Trung Quốc không không có 1000 năm đô hộ ở Việt Nam, vơ vét của cải, truyền bá tư tưởng phong kiến phương Bắc vào Việt nam...thì Việt Nam đã là nước không thua kém nước khác trong khu vực. Trung Quốc rất xảo quyệt và gian manh, Trung quốc là nước " Vừa ăn cướp vừa la làng" Trung Quốc" nói một đường nhưng làm một nẻo" ĐỪNG NGHE VÀ ĐỪNG TIN TRUNG QUỐC NÓI.

    Trả lờiXóa
  4. TRƯỚC SỰ NGÔNG CUỒNG, NGẠO MẠN VÀ HIẾU CHIẾN CỦA TRUNG QUỐC HIỆN NAY chẳng khác chi Đức Quốc xã của chiến tranh thế giới thứ II. Trung Quốc đang gieo rắc điều đó, đang gây hấn để đòi chia cho Trung Quốc 80% biển Đông hiện nay. Chỉ có bom nguyên tử, chỉ có liên hiệp quân sự mới đập tan mưu đồ bành trướng của Trung Quốc. Trung Quốc đang khuyến khích chủ nghĩa dân tộc cực đoan để đưa dân mình đi xâm lấn lãnh hải thuộc chủ quyền của nước khác, Đặng Tiểu Bình và Tập Cận Bình là Hitle của thế kỷ 21.Hãy đập tan chủ nghĩa Bành trướng Bắc Kinh ngay từ hôm nay. Trung Quốc là hiểm họa cho toàn thế giới!

    Trả lờiXóa