Vibay

Thứ Ba, 11 tháng 9, 2012

Đảo nhỏ nhưng là vấn đề lớn

11/9/2012- Một cơn bão đã ngấm ngầm hình thành trong nhiều thập kỷ qua tại Biển Đông nhưng không phải là vấn đề thời tiết. Thay vào đó, nó thực chất là một trận cuồng phong xung quanh vấn đề tranh chấp chủ quyền một chuỗi các hòn đảo tại Biển Đông.

Trung Quốc luôn lên tiếng đòi chủ quyền đối với tất cả những hòn đảo đó.

Trong chuyến thăm châu Á tuần này, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã can thiệp vào cuộc tranh cãi mới nhất giữa Trung Quốc và Philippine về những quần đảo gồm nhiều bãi đá và san hô mà phía Philippine gọi là Bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham. Trong tháng trước cũng vậy, Trung Quốc đã chăng dây xung quanh hòn đảo có hình móng ngựa này để ngăn chặn ngư dân của Philippine lên đảo. Hòn đảo chỉ nằm cách Philippine 120 dặm về phía Đông.

Tuần này, Nhật Bản tuyên bố đã có một thỏa thuận với người chủ của hòn đảo để mua lại 5 hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku và Trung Quốc đã lên tiếng gọi động thái trên là "bất hợp pháp và không có giá trị".


Robert Kaplan, nhà phân tích chính trị cấp cao của Stratfor và là tác giả của cuốn sách đang gây chú ý gần đây mang tên "Revenge of Geography" tạm dịch là "Kẻ thù về chỉ giới", cho biết tranh chấp của Trung Quốc chủ yếu có nguồn gốc từ vấn đề kinh tế và uy tín quốc gia. Nhà phân tích cho biết "Đây là vấn đề về niềm tin mang tính lịch sử, nó cũng giống như sự thúc đẩy nước Mỹ gây ảnh hưởng trong khu vực lòng chảo Caribê suốt thế kỷ 19 và 20.

Tranh chấp, kiện cáo và Đường lưỡi bò

Trung Quốc đã xem xét kỹ lưỡng những hòn đảo trên và muốn mở rộng sự kiểm soát của mình sang vùng biển gần đó, bắt nguồn từ quyền lợi mang tính lịch sử, nước này đang theo đuổi vai trò thống trị mới tại Đông Á. Đường biển chiến lược với trữ lượng dầu khổng lồ và nguồn khí gas tự nhiên là tiềm năng để giúp ngành công nghiệp năng lượng đang cạn kiệt của Trung Quốc.

Phát biểu tại Indonesia trước khi đến Bắc Kinh, Ngoại trưởng Clinton nhắc lại lập trường của Mỹ: "những hòn đảo đang tranh chấp sẽ đẩy Trung Quốc vào sự xung đột với tất cả các nước láng giềng có chung đường biển, Trung Quốc nên giải quyết vấn đề này với thái độ hợp tác, không gây áp lực, không hăm dọa, đe dọa và không sử dụng vũ lực".

Tuy nhiên, gây áp lực, hăm dọa, đe dọa và sử dụng vũ lực đều là một phần của những tranh chấp đó. Tranh chấp hay kiện cáo đều có thể rất phức tạp... Tất cả những tranh chấp ở Biển Đông đều liên quan đến khu vực được biết đến là đường lưỡi bò. Xa hơn nữa về phía Bắc, Bắc Kinh và Tokyo cũng đang tranh cãi gay gắt về quần đảo Senkaku mà phía Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.


Tại quần đảo Hoàng Sa (của Việt Nam), Trung Quốc đã thành lập quân đội đồn trú. Tháng trước, một tàu gồm nhiều nhà hoạt động từ Hong Kong đã đến quần đảo Senkaku với ý định chiếm đóng quần đảo này, tuy nhiên lực lượng bảo vệ biển của Nhật Bản đã phá tan kế hoạch này.

Trong một động thái khiêu khích tương tự, một nhóm nghị sỹ từ Đài Bắc đã đến quần đảo Trường Sa (của Việt Nam) trong tuần này để tham dự diễn tập bắn đạn thật của đội phòng vệ bờ biển Đài Loan.

Sắp xếp lại những bất ổn trong khu vực

Giáo sư John Ciorciari chuyên gia các vấn đề quốc tế của trường Đại học chính sách công Michigan đã nói: "Tôi nghĩ rằng điều làm tình hình tại khu vực Biển Đông trở nên khó ổn định đó là lợi ích chiến lược và kinh tế của Trung Quốc tại Biển Đông quá lớn. Thật vậy, Trung Quốc ước tính trữ lượng dầu thô tại Biển Đông là 213 triệu thùng, tương đương 80% nguồn dầu dự trữ tại Arập Xêút. Nguồn khí đốt tự nhiên trong khu vực này lớn gấp 5 lần nguồn tài nguyên này ở Mỹ.

Tuy nhiên, những lợi ích chiến lược và vai trò chủ nghĩa dân tộc thuần túy đóng vai trò quan trọng ngang nhau trong các vấn đề tranh chấp. Trung Quốc tự cho mình quyền thống trị trong khu vực, cũng như là cách mà Mỹ đã từng giành vai trò thống trị tại khu vực Tây bán cầu, điều Washington thực hiện theo học thuyết Monroe, lần đầu được Tổng thống James Monroe thông qua năm 1823.

Christopher Johnson, trưởng nhóm nghiên cứu Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế nói rằng: "đứng trên quan điểm của Bắc Kinh, đây là một phần ảnh hưởng tự nhiên của Trung Quốc và đã kéo dài hàng nghìn năm. Giờ đây Trung Quốc muốn sắp xếp lại trật tự và sự cân bằng trong khu vực. Trong đó lợi ích của Trung Quốc được đặt lên trên hết, thất bại dường như không được tính đến. Vì Trung Quốc và các nước láng giềng mong rằng Bắc Kinh sẽ có quan hệ thân thiện hơn với các nước láng giềng trong tương lai, Trung Quốc đang rất sẵn sàng giải quyết vấn đề này khi mà các bên đều giải quyết được các điều khoản một cách hợp lý".

Kaplan, nhà phân tích của Stratfor đồng ý: "Những hòn đảo kể trên đã trở thành tâm điểm của truyền thống vì tất cả các nước có liên quan đều lên kế hoạch triển khai sức mạnh hải quân lần đầu tiên vượt ra ngoài lãnh thổ của mình trên vùng biển".

Trong những năm 1950, 1960 và đầu những năm 1970, Việt Nam, Philippine, Malaysia và Trung Quốc đều gặp vấn đề trong nước, bao gồm các cuộc chiến tranh hoặc lực lượng chống đối hoặc cuộc cách mạng văn hóa tại Trung Quốc. Điều này chỉ diễn ra trong vòng một thập kỷ tuy nhiên việc củng cố sức mạnh quốc gia là rất cần thiết và các nước nều có kế hoạch phô trương sức mạnh.

Tuy nhiên, Bắc Kinh nghi ngờ vai trò trợ giúp quân sự của Washington đối với các nước trong khu vực có tranh chấp Biển Đông. Mỹ có mối quan hệ quân sự mật thiết với Nhật Bản, Philippine và Đài Loan. Cường quốc số một thế giới này cũng đã cải thiện quan hệ với Malaysia và Việt Nam.

Trung Quốc cũng nghi ngờ thái độ trung lập của Washington. Tuần trước, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Bắc Kinh lắng nghe ý kiến của tất cả các bên. Hồng Lỗi cho biết: "Tôi hy vọng Mỹ sẽ giữ lời hứa và thực hiện nhiều hơn để ổn định tình hình trong khu vực và không thể hiện quan diểm đối lập".

Bên cạnh việc giữ thái độ thận trọng đối với tham vọng của Trung Quốc, Mỹ đã thành công trong việc duy trì sự thông thương tại đường biển quốc tế trên Biển Đông, điều mà Trung Quốc đã kiên trì theo đuổi và cam kết thực hiện.

Không ai mong muốn tranh chấp tại những hòn đảo trên bùng nổ thành một cuộc xung đột vũ trang. Thay vào đó, vấn đề này nên được gác sang một bên. Các chuyên gia cũng cho rằng cần phải có thời gian để Trung Quốc cài đặt lại mối quan hệ với các nước láng giềng với hy vọng sẽ tạo ra ít nhất một cơ hội để cùng chia sẻ nguồn tài nguyên trong khu vực thông qua sự đồng thuận của các bên hơn là để Trung Quốc kiểm soát đối với toàn bộ khu vực Biển Đông.

Với các bên liên quan, ngoài vấn đề chủ quyền quốc gia và vấn đề tài nguyên biển, những nước này cũng quan tâm đến quyền lợi về ngư nghiệp.

Theo các chuyên gia nói trên, các bên liên quan nên hành động với một thái độ thiện chí, tốt nhất là gác lại bất đồng và tìm kiếm một thỏa thuận cùng chia sẻ nguồn tài nguyên biển.

Mai Linh/ Tuần Việt Nam dịch từ npr.org

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét