Vibay

Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2012

Tranh chấp biển Đông sẽ dẫn đến chiến tranh ?

11/8/2012 - Tác giả Dave Summer - Trong nhiều trường hợp nổ súng, nhiều người đã tử trận trong khi các quốc gia cố gắng để thiết lập chủ quyền, hầu hết các hòn đảo đều biệt lập, hoặc không có người ở.

Trong bài viết OGPSS - introduction to China đăng trên Chinese energy supplies and usage, tôi đã đề cập rằng một trong những mối quan tâm bắt đầu là những lời dối trá hiển nhiên trong các tranh chấp về quyền sở hữu của một số mỏ dầu ngoài khơi. Tranh chấp về quyền sở hữu vẫn được tiếp tục, và tuần này cũng không có ngoại lệ, với việc Trung Quốc lập thành phố mới, Tam Sa, trên đảo Phú Lâm để tăng cường khẳng định chủ quyền của họ trong khu vực. Đảo Phú Lâm nằm trong chuỗi Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ở Biển Đông.


Quyền sở hữu lãnh thổ, và tiềm năng khai thác dầu khí, là một vấn đề tranh chấp giữa một số nước, mặc dù Trung Quốc đã quản lý Phú Lâm sau khi đánh chiếm hòn đảo năm 1974 với Việt Nam Cộng Hòa.

Chính phủ Trung Quốc tuyên bố thành lập Tam Sa vào tháng trước, nói rằng vai trò của nó là để quản lý các quần đảo tranh chấp, Hoàng Sa, Trường Sa và hầu hết Biển Đông, vùng biển được cho là có trữ lượng dầu khí lớn. Hai quần đảo này được tuyên bố chủ quyền toàn bộ hoặc một phần bởi Brunei, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam.

Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) gần đây đã tìm kiếm lợi ích ngoài nước thông qua việc mở thầu thăm dò 9 lô dầu khí trong thềm lục địa Việt Nam.

Một khu vực xa hơn về phía nam, gần quần đảo Trường Sa, tranh chấp bao gồm Philippines - nước đã nhận được hồ sơ dự thầu cho một số lô, Philippines cũng tuyên bố khu vực này nằm trong vùng lãnh hải 200 hải lý của họ. Các lợi ích mà Trung Quốc đạt được bằng cách tuyên bố chủ quyền ở Quần đảo Trường Sa có thể được nhìn thấy bằng cách nhìn vào những thay đổi mà Trung Quốc đang tiến hành trên các đảo mà họ đã chiếm, trong tương phản về vấn đề này với các nước lân cận khác.


Chi tiết hơn, các khu vực tranh chấp có thể được chia thành nhiều địa điểm cụ thể, những tên gọi trở nên quen thuộc hơn nếu những tranh chấp này vẫn tiếp tục dai dẳng. Họ hoàn toàn có thể tiếp tục tranh chấp trong khi khu vực được cho là chứa đến 213 tỷ thùng dầu, nhiều hơn so với lượng dự trữ dầu khí của Ả rập Saudi.

Trận đấu đang mang lại những cầu thủ bổ sung, Trung Quốc đã cáo buộc Hoa Kỳ can thiệp sau khi Ngoại trưởng Clinton đã cố gắng để xoa dịu những căng thẳng.

Tranh chấp leo thang trong khu vực không phải là mới, và trong cuốn sách "Chiến tranh tài nguyên" Michael Klare liệt kê một số cuộc xung đột đã xảy ra trong nhiều năm đến năm 2001 - thời đểm cuốn sách được viết. Trong nhiều trường hợp nổ súng, nhiều người đã tử trận trong khi các quốc gia đã cố gắng để thiết lập chủ quyền, hầu hết các hòn đảo đều biệt lập, hoặc không có người ở.

Năm 1974, Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa từ Việt Nam, kết quả một tàu hải quân Việt Nam bị đánh chìm, một số binh lính đã tử trận.

Năm 1988, Trung Quốc và Việt Nam đã đọ súng tại đảo Colin (xem video), Việt Nam mất ba tàu và 64 binh sĩ tử trận.

Năm 1992, Việt Nam cáo buộc Trung Quốc đổ quân đ1nh chiếm đảo D'Eldad Reef (đá En Đát). Ngoài ra, Trung Quốc đã bắt giữ 20 tàu vận chuyển hàng hóa trong các vụ tranh chấp gần đây. Cả hai bên đã cho máy bay tuần tra như là một cách tuyên bố lãnh thổ và Quốc hội Việt Nam (năm 2012) đã thông qua một đạo luật thiết lập chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Điều này đã làm tăng căng thẳng với Trung Quốc.

Những xung đột không chỉ giữa Trung Quốc và Việt Nam, năm 1995, chính phủ Phillipine phát hiện ra rằng Trung Quốc đã xây dựng một căn cứ quân sự tại đảo đá ngầm Vành khăn, cách khoảng 150 km từ đảo Palawan, và như Michael Klare ghi chú, đảo này nằm trong vùng đặc quyền 200 hải lý của Philippines. Hoa Kỳ và Philippines đã có Hiệp ước tương hỗ (từ năm 1951) và tàu chiến Trung Quốc đã từng ngăn chặn tàu Philippines tuần tra bảo vệ chủ quyền, tạo ra những căng thẳng mới trong khu vực. Theo một đánh giá của Army War College, đã ghi nhận sự tăng cường quân sự tại đây đang diễn ra:

Bên cạnh kế hoạch hiện đại hóa Quân đội (bao gồm hải quân) của Trung Quốc, Brunei, Malaysia, lndonesia đã mua máy bay từ Vương quốc Anh. Malaysia mua tàu khu trục tên lửa điều khiển từ Vương quốc Anh và lndonesia mua 16 tàu hộ tống từ Đức. Ngay cả Philippines, nước đang gặp khó khăn tài chính, cũng có máy bay Ý và cũng đang xem xét thêm 14 tỷ USD cho hiện đại hóa quốc phòng. Khả năng của một cuộc chạy đua vũ trang khu vực là thực tế.

Tình hình tại Đá Vành Khăn tiếp tục phức tạp. Như Strategy World nhấn mạnh:

Với hơn ba thập kỷ, Trung Quốc đã sử dụng một chiến lược gặm dần kể từ lần đầu tiên tàu Trung Quốc thả phao (cho mục đích chuyển hướng, hỗ trợ ngư dân của họ), tiếp theo là nơi trú ẩn tạm thời (một lần nữa, đối với các ngư dân Trung Quốc) trên các đảo nhỏ hoặc rạn san hô trên mặt nước nhưng không có người ở. Nếu không ai trong số các bên tranh chấp khác loại bỏ các phao hoặc nơi tạm trú, Trung Quốc xây dựng một cấu trúc thường xuyên hơn để hỗ trợ ngư dân nước họ. Nơi trú ẩn này dẽ được nhân viên quân sự, những nhân viên này, tất nhiên, có radio, radar, và một vài vũ khí. Nếu không có 1 cuộc tấn công nhỏ nào vào các cơ sở này, Trung Quốc sẽ mở rộng và cảnh báo rằng các cơ sở là lãnh thổ của Trung Quốc và bất kỳ nỗ lực để loại bỏ nó sẽ được xem như là một hành động chiến tranh.

Việt Nam đã cố gắng để chống lại các căn cứ của Trung Quốc trong năm 1974 và 1988 nhưng đều bị đánh bại cả hai lần.


Kể từ sự cố đánh chiếm ban đầu, các cơ sở nhỏ ở Đá Vành Khăn đã được mở rộng thành một căn cứ quân sự. Trung Quốc tạo sự hiện diện này để biện minh cho các hoạt động thăm dò dầu ngoài khơi Đảo Palawan. Trung Quốc cũng đã chuẩn bị sẵn sàng để bắt đầu khai thác dầu khí quanh Palawan, khiến Philippines đưa Hải quân đến vùng tranh chấp.

Về phía bắc biển Đông, các giàn khoan CNOOC 981 của Trung Quốc đã bắt đầu (vào đầu tháng Năm) để khoan dầu xung quanh quần đảo Hoàng Sa. Đây là vùng nước sâu đầu tiên mà công ty CNOOC đã tiến hành khoan, 15 giếng trước đó được khoan bởi các đối tác của CNOOC. Tàu thăm dò dầu Ocean Oil 708 hiện cũng làm việc trong khu vực tranh chấp.

Những căng thẳng đã tăng tốc nhanh chóng kể từ khi Michael Klare dự đoán trong sách "Chiến tranh tài nguyên" hơn một thập kỷ trước đây, chỉ dẫn cho thấy rằng Trung Quốc đang thực hiện kế hoạch chiếm biển Đông để bảo đảm nhu cầu năng lượng trong tương lai. Với việc hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc, vấn đề trở nên nghiêm trọng và gây nhiều mối quan tâm về trong kế hoạch tương lai của họ, kể từ khi vấn đề lãnh thổ có thể dẫn đến xung đột nhiều hơn mà chúng ta đã thấy cho đến nay trong khu vực.

Tác giả Dave Summers

---------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét