Vibay

Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2012

Chiến tranh vị thế ở biển Đông

Nếu Bắc Kinh nghĩ rằng việc triển khai đơn vị đồn trú mới sẽ loại bỏ vai trò của các nước khác, nó đã tính nhầm.

Tác giả MICHAEL AUSLIN/ The Wall Street Journal

31/7/2012

Đơn phương tạo ra một chính quyền thành phố và triển khai một đơn vị quân sự đồn trú trên một hòn đảo tranh chấp ở Biển Đông, Bắc Kinh làm tăng căng thẳng và khiến cho việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương ít có khả năng đàm phán.

Quyết định nhấn mạnh các biện pháp quân sự trong cuộc tranh cãi ngoại giao đang diễn ra gây lo lắng cho những người lập luận rằng sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc trong những thập kỷ gần đây là không đe dọa và là hành động tự nhiên của một cường quốc đang lên.

Độ tin cậy của "Trục Mỹ ở châu Á" của chính quyền Obama nhắm đến Trung Quốc cũng đang được thử nghiệm, và Washington phải quyết định làm thế nào để đáp ứng với sự quyết đoán ngày càng tăng của Bắc Kinh. Để mặc các nước láng giềng yếu hơn đối phó với Trung Quốc, ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á giảm xuống và có thể xảy ra xung đột.

Bắc Kinh đặt quần đảo Hoàng Sa, Quần đảo Trường Sa và Quần đảo Trung Sa dưới sự kiểm soát của một thành phố mới được gọi là "Tam Sa", bầu một thị trưởng thành phố và 45 đại biểu hộ đồng nhân dân. Trong khi có khoảng 1.100 công dân Trung Quốc sống trên những hòn đảo, cũng được tuyên bố chủ quyền bởi Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.

Trung Quốc đã từ chối để giải quyết tranh chấp trong một khung cảnh đa phương, chẳng hạn như thông qua Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Sau khi các Bộ trưởng ASEAN không đưa ra được một thông cáo chung về vấn đề Biển Đông, một thất bại lần đầu tiên trong gần nửa thế kỷ. Đây là kết quả của nhu cầu của Bắc Kinh thông qua lập trường giải quyết tranh chấp bằng đàm phán song phương của Campuchia.

Hầu hết các nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông đều có tiền đồn quân sự nhỏ trên nhiều hòn đảo của họ, nhưng hành động của Bắc Kinh là một thách thức lớn nhất để tìm kiếm một giải pháp ngoại giao. Đảo Phú Lâm, nơi của các đơn vị đồn trú mới, thuộc chủ quyền của Việt Nam, và căng thẳng giữa Bắc Kinh và Hà Nội đã đạt đến đỉnh điểm mới trong những tháng gần đây khi Bắc Kinh mời thầu thăm dò dầu khí trong thềm lục địa Việt Nam.


Mặc dù Việt Nam và Philippines chiếm nhiều đảo trong quần đảo Trường Sa, nhưng Trung Quốc làm dậy sống khi công khai tuyên bố một lực lượng quân sự chuyển tiếp sẽ được triển khai cố định trong vùng biển tranh chấp nóng bỏng nhất.

Nếu Bắc Kinh nghĩ rằng việc triển khai đơn vị đồn trú mới sẽ loại bỏ vai trò của các nước khác, nó đã tính nhầm, ít nhất cho tới thời điểm này. Tổng thống Philippines Benigno Aquino cho biết ông sẽ mua máy bay trực thăng tấn công và tàu chiến mới để bảo vệ chủ quyền của mình. Việt Nam đã tìm kiếm đối tác mới, bao gồm Hoa Kỳ. Điều nguy hiểm là những nỗ lực để duy trì một tư thế phòng thủ đáng tin cậy sẽ dẫn đến một nguy cơ cao của các cuộc xung đột vũ trang.

Hà Nội và Manila nhìn vào quyền lực của Trung Quốc ở dài hạn, họ nhận ra rằng mình không phù hợp với sức mạnh của Bắc Kinh. Trong trường hợp công chúng cảm thấy mệt mõi với căng thẳng liên tục, họ có thể yêu cầu thu hồi các lực lượng quân sự ra khỏi các vùng biển tranh chấp xa xôi. Điều này sẽ giúp Trung Quốc tự do hơn trong các tuyên bố khác, thậm chí tuyên bố trong các vùng biển có lịch sử tự do hàng hải quốc tế.

Việc Bắc Kinh liên tục gia tăng các hành động nhằm khẳng định chủ quyền trong vùng biển tranh chấp là một vấn đề đối với Mỹ, nước có nhiều khoe khoang khoác lác trong cái gọi là "tái cân bằng" ở châu Á. Cho đế nay, Bộ ngoại giao (Mỹ) không thay đổi "chính sách hùng biện" của mình khi đối mặt với các hành động của Trung Quốc. Trong khi Trung Quốc tăng quân ở Biển Đông, sẽ làm xói mòn uy tín của Mỹ ở châu Á.

Như là một bước đầu tiên, Washington nên đe dọa cắt đứt cuộc đối thoại quân sự cho đến khi Bắc Kinh có câu trả lời thích hợp về các "đơn vị quân sự đồn trú". Nếu Trung Quốc làm tăng kích thước của các đơn vị này và tiếp tục hăm dọa các nước láng giềng, Mỹ nên xem xét việc trì hoãn đối thoại an ninh và kinh tế hàng năm trong tương lai. Washington cũng nên đưa ra một kế hoạch cụ thể để cung cấp thông tin tình báo và tăng cường viện trợ quân sự cho các quốc gia bị đe dọa bởi sự hiện diện quân sự của Trung Quốc.

Tốt nhất, tiến hành những động thái có thể buộc Bắc Kinh nhận ra rằng đàm phán là cách duy nhất để giải quyết tranh chấp. Ở mức tối thiểu, họ nên cho thấy nước Mỹ nhận ra rằng Trung Quốc đang cố gắng để đơn phương định hình tương lai của tuyến đường thủy quan trọng nhất thế giới này.

Ông Auslin là một học giả tại Viện Doanh nghiệp Mỹ.

1 nhận xét:

  1. Nếu một ngày không xa Trung quốc đánh Việt Nam , không hiểu người dân có được quyền đứng lên đánh lại hay công an lại ngăn cản , và bảo là có chính phủ lo ?

    Trả lờiXóa