Số này được chia thành hai biên đội gồm sáu tổ nhỏ từ cảng Tam Á.
Báo Tin Tức Trung Quốc nêu rõ mỗi tàu cá có trọng tải từ 140 tấn trở lên, chở được 15-16 ngư dân. Trong 30 tàu này có một tàu tiếp tế nặng khoảng 3.000 tấn cung cấp nước, nhiên liệu và các nhu yếu phẩm cho các tàu cá còn lại do thời gian đánh bắt kéo dài khoảng 20 ngày.30 tàu cá trên sẽ đánh bắt tại Đảo đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ngư dân tỉnh Hải Nam mỗi năm thường tự tổ chức các đợt đánh bắt cá kéo dài khoảng một tháng, nhưng đây là lần đầu tiên có sự tham gia tổ chức của Hiệp hội ngư dân.
Nhật báo Trung Quốc cảnh báo: Những tàu lần này khác hẳn các tàu trước đây, khi được trang bị hệ thống định hướng và thủy thủ trên tàu rất chuyên nghiệp.
Rõ ràng Trung Quốc đang tìm cớ gây hấn khi Tân Hoa xã loan báo họ đã cử các phóng viên túc trực trên tàu cá để “liên tục đưa tin về hoạt động đánh bắt cá”. Tàu tuần tra và các căn cứ của Trung Quốc cũng được đặt trong tình trạng luôn sẵn sàng ứng phó với các “tình huống bất ngờ” có thể xảy ra để “bảo vệ” việc đánh bắt cá.
Trong diễn biến khác, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Osamu Fujimaru cho biết Nhật Bản đã gửi thư phản đối thứ 2 đến chính quyền Bắc Kinh sau khi Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) lại phát hiện một tàu tuần tra Trung Quốc ở gần quần đảo Senkaku hôm 12-7.
Theo báo Japan Times, tàu Ngư chính 33001 bị phát hiện vào sáng ngày 12-7 tại đảo Kuba nằm trong lãnh hải thuộc quyền tài phán Nhật Bản. Đến giữa trưa có thêm 2 tàu khác kéo đến đây.
Khi lực lượng tuần tra Nhật Bản tra hỏi qua điện đàm về mục đích xuất hiện của tàu Ngư chính 33001 tại khu vực này thì phía tàu Trung Quốc phản hồi rằng “đang giám sát vùng biển của Trung Quốc”.
Ông Fujimaru cho biết đơn vị bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã được ra lệnh “duy trì cảnh giác cao độ và tiếp tục giám sát tình hình”.
Trước đó một ngày, Nhật Bản đã triệu hồi đại sứ Trung Quốc để phản đối việc Bắc Kinh điều ba tàu tuần tra gồm các tàu Ngư chính 35001, 204 và 202 đến gần quần đảo Senkaku ngày 11-7.
HOÀNG NGỌC - TẤN KHOA
Tuổi Trẻ
Bản tin của VTC News cho hay:
Người phụ trách tổ ngư dân đến Trường Sa là ông Lương Á Bài, 67 tuổi đã hơn 20 năm không ra biển đánh cá, ông Lương nói, trước đây ông đánh cá xa nhất là ở quần đảo Hoàng Sa. Lần này đánh cá ở khu vực xa hơn là quần đảo Trường Sa.
Ông Lương nói: "Ngư trường Nam Sa (Trường Sa) là khu vực do tổ tiên để lại, hy vọng lần này ra đó gặp thuận lợi trong việc đánh bắt và an toàn trở về".
Ông Lương nói thêm: "Thực ra, việc thành lập thành phố Tam Sa tạo niềm tin cho ngư dân chúng tôi, có tàu Ngư Chính bảo vệ, chúng tôi sẽ yên tâm đánh bắt".
Các tàu đánh cá của ngư dân tỉnh Hải Nam lần này đánh bắt ở ngư trường này có sự tham gia của các hiệp hội nghề cá, và đây là một trong những hoạt động đánh bắt lớn nhất từ trước đến nay của ngư dân tỉnh Hải Nam.
Đội tàu cá lần này đã chuẩn bị sẵn sàng, tàu ngư chính tuần tra ở vùng biển này cũng sẵn sàng ứng phó với các tình huống xấu nhất. Cơ quan thăm dò hải dương của tỉnh Hải Nam làm công tác dự báo khí tượng trên biển, sẽ kịp thời đưa ra những cảnh báo khi phát hiện sắp có gió bão.
Trao đổi với PV VTC News, Tiến sĩ Đỗ Sơn Hải, Trưởng khoa Chính trị Quốc tế, Học viên Ngoại giao cho biết: "Đây là hành động đã nằm trong chiến lược lâu dài của Trung Quốc nhằm độc chiếm Biển Đông, cố ý tạo ra tranh chấp ở vùng không có tranh chấp. Sau khi thành lập trái phép cái gọi là Thành phố Tam Sa, Trung Quốc liên tiếp có những động thái làm tăng thêm căng thẳng ở khu vực".
Trong khi đó, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ cho biết: "Hành động đưa tàu cá ra Trường Sa là sự xâm phạm chủ quyền một cách thô bạo. Tôi cho rằng, điều này cũng không có gì bất ngờ vì Trung Quốc từ lâu bộc lộ rõ ý đồ xâm chiếm Biển Đông. Điều đáng nói là họ sẽ còn thực hiện nhiều hành động khác dưới dạng gây sức ép kinh tế lên các nước ASEAN".
Ảnh ngư dân Trung Quốc chuẩn bị đi đánh bắt trái phép ở vùng biển Việt Nam:
VTC News
Thanh Niên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét